21/7/10
Phong Kiều Dạ Bạc (Đêm Bến Phong Kiều)
Trong Ðường Thi có bài thơ của Trương Kế (thời Thịnh Ðường), tả một đêm nằm trong thuyền, nghe tiếng chuông chùa Hàn San vọng lại.
"Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn sơn tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền".
Tản Ðà dịch:
"Trăng tà tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn san".
Do chuông không bao giờ thỉnh vào nửa đêm hay giữa khuya, như vậy thì tác giả Trương Kế đã sai, nhưng người ta thường nghĩ thi sĩ thì phải có nhận xét, ghi chép đúng, vã lại chữ bán dạ mới hay, cho nên người sau đặt ra chuyện cho hợp lý với bài thơ: "Có nhà Sư trụ trì chùa Hàn San, một đêm vào mồng 3 hay mồng 4 ngẫu hứng cảm tác thành thơ:
"Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tự ngân câu bán tự cung".
Rồi hết ý, loay hoay không tìm ra hai câu kết. Cũng đêm ấy có chú tiểu ra ngoài, nhìn thấy trăng in bóng dưới vũng nước. Lúc trở vào thấy Thầy ngồi tư lự, mạn phép hỏi thầy về cớ sự, sau khi được Thầy cho biết, chú nhớ mảnh trăng mình vừa mới gặp, nửa in dưới nước nửa cài trên không, nên xin được dâng thầy hai câu kết:
"Thùy bả ngọc hoàn phân lưỡng đoạn
Bán trầm thủy để, bán phù không".
Thầy cũng vừa ý với hai câu kết, cả hai Thầy trò hoan hỷ nên lên Chánh điện dâng hương tạ ân Phật, đồng thời thỉnh chuông, nên mới có tiếng chuông vào lúc nửa đêm, vang đến thuyền của thi sĩ Trương Kế."
Thi sĩ Cao Tiêu dịch bài thơ trên:
"Trăng non mùng bốn mùng ba
Nửa như móc bạc, nửa là cánh cung.
Ai đem bẻ nửa chiếc vòng
Nước in một nửa, trên không nửa cài" .
Nhưng mà đâu phải thi sĩ hay thi hào, thi bá là có nhận xét đúng, cũng trong thi văn Trung Hoa có giai thoại sau:
Có lần Tô Ðông Pha đọc thơ Vương An Thạch tự Giới Phủ danh nho học rộng, tài cao, giữ chức Tể tướng dưới triều Tống Thần Tông, một người đi trước và lại đang làm quan đầu triều, thấy câu:
"Minh nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm"
Tô Ðông Pha bèn chê là vô lý: trăng sáng sao lại hót được ở đầu núi, chó vàng sao nằm giữa lòng hoa cho được? Chê xong, sửa ra:
"Minh nguyệt sơn đầu chiếu,
Hoàng khuyển ngọa hoa âm".
Trăng soi đầu núi chó nằm bóng hoa thì hợp lý, và bài thơ hay quá!
Về sau Tô Ðông Pha gay gắt chống tân pháp của Vương An Thạch nên bị đày xuống miền cực Nam. Ðến đất ấy, Tô Ðông Pha mới biết có một loại chim gọi là "Minh nguyệt" và một loại sâu là "Hoàng khuyển"!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóagoi bai wa phap tang di em
Trả lờiXóa