Chùa Thập Tháp Là Một Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Thời Nguyễn, Thuộc Thôn Vạn Thuận, Xã Nhơn Thành, Huyện An Nhơn, Do Thiền Sư Nguyên Thiều Sáng Lập Vào Năm 1665. Chùa Ở Vị Trí Sát Mặt Thành Phía Bắc Kinh Đô Đồ Bàn Cũ Và Thành Hoàng Đế Sau Này, Trên Một Ngọn Đồi Cây Cối Rậm Rạp, Chu Vi Gần 1km2, Trước Mặt Là Ngọn Thiên Bút Sơn Hay Còn Gọi Là Núi Mò O. Về Mặt Phong Thủy Mà Xét Đoán, Khi Chọn Hướng Để Xây Dựng, Thiền Sư Nguyên Thiều Có Lẽ Đã Lấy Núi Này Làm Bức Bình Phong Che Chắn Cho Mặt Chính Của Chùa. Sau Lưng Được Bọc Bởi Chi Lưu Của Sông Côn Chạy Dọc Theo Sườn Đồi. Phía Bắc Là Con Sông Quai Vạc, Xưa Gọi Là Bàn Khê, Uốn Lượn Chạy Về Phía Đông, Đối Diện Với Chùa Được Thiết Kế Hồ Sen Rộng Chừng 500m2, Bờ Xây Bằng Đá Ong. Đến 1680, Chùa Chính Thức Mới Được Xây Dựng Bề Thế, Với Tên Gọi Lúc Bấy Giờ Là Di-Đà-Tự. Chất Liệu Xây Chùa Tương Truyền Dùng Gạch Của 10 Ngọn Tháp Đổ Của Người Chăm Nằm ở Phía Sau Đồi Long Bích. Hiện Nay Quanh Chùa Còn Thấy Dấu Vết Các Nền Tháp, Và Rải Rác Còn Có Một Số Mảnh Đá Trang Trí. Phía Sau Chùa Hiện Còn Có 4 Giếng Vuông Xây Bằng Đá Ong. Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Di Đà Theo Hình Chữ Khẩu, Được Chia Thành 4 Khu Vực: Chánh Điện, Phương Trượng, Tây Đường Và Đông Đường. Các Khu Này Nối Liền Với Nhau Bằng Một Khoảng Sân Bên Trong, Còn Gọi Là Sân Thiên Tỉnh (Giếng Trời) Có Tác Dụng Điều Chỉnh Ánh Sáng Cho 4 Khu Kiến Trúc Trên. Trong 4 Khu Kiến Trúc, Chánh Điện Là Khu Được Kiến Trúc Bề Thế Nhất, Gồm 5 Gian Bằng Gỗ, Bên Trong Là Bộ Khung Có 4 Hàng Cột Cái, 4 Hàng Cột Quân, 8 Cột Con Và 16 Cột Hiên. Bộ Sườn Kết Cấu Theo Kiểu Kẻ Chuyền, ở Đầu Đỡ Thượng Lương Là Trụ Lỏng (Chày Cối) Thô, Trang Trí Họa Tiết Hoa Sen, Xếp Sách… Những Đoạn Trích Cấu Tạo Kiểu Giá Chiêng, Hai Đầu Chạm Hoa Cuộn; ở Những Điểm Như Đầu Kèo, Vật Kê Đều Được Chạm Hình Rồng Cách Điệu, Nét Trơn Uốn Lượn Trang Nhã Trong Lòng Chánh Điện Được Bài Trí Các Khám Thờ; Khám Chính Chiều Cao 5m, Bên Trên Được Chạm Lưỡng Long Tranh Châu, Hai Bên Trang Trí Kiểu Long Phụng Cách Điệu Mây Là, Giữa Đề Chữ Phúc, Phía Dưới Khám Là Đề Tài Bút Sách, Tất Cả Đều Được Sơn Son Thếp Vàng. Hai Khám Thờ Trái Và Phải Của Khám Chính, Cũng Được Bố Cục Như Vậy, Mô Típ Chạm Khắc Cầu Kỳ Hơn Được Chạm Lộng Hai Lớp, Hình Rồng Cuộn Xoáy Phức Tạp, Mang Dáng Dấp Của Mỹ Thuật Thời Lê. Ngoài Ra Còn Có 3 Khám Thờ Khác Nhưng Bố Cục 3 Khám Này Khá Đơn Giản Không Có Gì Đặc Biệt. Mặt Trước Hành Lang Là Bộ Cửa Bàn Pha, Được Ghép Liền Với Nhau Tất Cả 14 Cánh, Trên Tạo Song Tiện, Dưới Lấp Kín Chữ Phúc Và Hoa Văn Kỹ Hà. Bên Trên Ngưỡng Là Dải Ô Sen Chạy Theo Rui Cửa Chạm Bài Lệ Của Tổ Sư Đạo Nguyên Có Tất Cả 24 Chữ, Các Đầu Kèo Đưa Ra Đoạn Này Trang Trí Nhẹ Nhàng Bằng Những Hoa Văn Hình Rồng, Nét Thanh Thoát Uyển Chuyển. Bên Ngoài Hai Đầu Hồi Xây Gạch, Hệ Thống Cửa Cấu Tạo Đơn Giản. Chánh Điện Lợp Ngói Âm Dương, Mái Thẳng, Các Góc Không Cong, Bờ Nóc Chạy Thẳng, Nay Được Tạo Hình Lưỡng Long Tranh Châu. Kế Tiếp Sau Chánh Điện Là Khu Phương Trượng, Được Kiến Trúc Theo Kiểu Nam Trung Quốc, Được Cải Tạo Và Nâng Cấp Vào Năm 1973, Mái Ngói Âm Dương, Bên Trong Kết Cấu Bộ Sườn Gỗ Và Dạng Khám Thờ Được Lắp Ráp, Chạm Trổ Khá Đẹp. Khu Vực Tây Đường Và Đông Đường Cũng Được Kiến Trúc Giống Như Phương Trượng. Ngoài 4 Khu Vực Trên Phía Tây Còn Có Một Nhà Chánh Thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Công, Thập Điện…. Hình Thái Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Hiện Nay Là Kết Quả Của Nhiều Lần Trùng Tu, Gần Đây Nhất Là Vào Năm 1997, Chùa Được Nâng Cao Lên So Với Mặt Bằng Cũ 0,60m Nhưng Khuôn Viên Kiến Trúc Vẫn Giữ Được Nguyên Như Cũ. Tuy Được Kết Hợp Hòa Quyện Giữa Cái Cũ Và Cái Mới, Nhìn Chung Hệ Thống Liên Kết Của Chùa Thập Tháp Vẫn Tuân Thủ Theo Nguyên Tắc Truyền Thống Của Kiến Trúc Việt Nam - Hoàn Toàn Dùng Mộng, Không Dùng Đinh Hoặc Lạt Buộc. Ngoài Giá Trị Về Kiến Trúc, ở Đây Còn Có Nhiều Tác Phẩm Điêu Khắc, Hiện Vật Có Giá Trị Về Nhiều Mặt Còn Được Lưu Giữ Cho Đến Ngày Hôm Nay. Mặc Dù Kiến Trúc Mới Được Làm Lại Gần Đây, Nhưng Những Gì Còn Lại ở Nơi Đây, Đã Đưa Thập Tháp Lên Hàng Đầu Trong Các Ngôi Chùa Có Kiến Trúc, Điêu Khắc Đẹp Nhất ở vùng Bình Định.

21/7/10

Phong Kiều Dạ Bạc (Đêm Bến Phong Kiều)


Trong Ðường Thi có bài thơ của Trương Kế (thời Thịnh Ðường), tả một đêm nằm trong thuyền, nghe tiếng chuông chùa Hàn San vọng lại.
"Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên,
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn sơn tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền".

Tản Ðà dịch:
"Trăng tà tiếng quạ kêu sương,
Lửa chài, cây bến sầu vương giấc hồ.
Thuyền ai đậu bến Cô Tô,
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn san".
Do chuông không bao giờ thỉnh vào nửa đêm hay giữa khuya, như vậy thì tác giả Trương Kế đã sai, nhưng người ta thường nghĩ thi sĩ thì phải có nhận xét, ghi chép đúng, vã lại chữ bán dạ mới hay, cho nên người sau đặt ra chuyện cho hợp lý với bài thơ: "Có nhà Sư trụ trì chùa Hàn San, một đêm vào mồng 3 hay mồng 4 ngẫu hứng cảm tác thành thơ:
"Sơ tam sơ tứ nguyệt mông lung
Bán tự ngân câu bán tự cung".
Rồi hết ý, loay hoay không tìm ra hai câu kết. Cũng đêm ấy có chú tiểu ra ngoài, nhìn thấy trăng in bóng dưới vũng nước. Lúc trở vào thấy Thầy ngồi tư lự, mạn phép hỏi thầy về cớ sự, sau khi được Thầy cho biết, chú nhớ mảnh trăng mình vừa mới gặp, nửa in dưới nước nửa cài trên không, nên xin được dâng thầy hai câu kết:
"Thùy bả ngọc hoàn phân lưỡng đoạn
Bán trầm thủy để, bán phù không".
Thầy cũng vừa ý với hai câu kết, cả hai Thầy trò hoan hỷ nên lên Chánh điện dâng hương tạ ân Phật, đồng thời thỉnh chuông, nên mới có tiếng chuông vào lúc nửa đêm, vang đến thuyền của thi sĩ Trương Kế."
Thi sĩ Cao Tiêu dịch bài thơ trên:
"Trăng non mùng bốn mùng ba
Nửa như móc bạc, nửa là cánh cung.
Ai đem bẻ nửa chiếc vòng
Nước in một nửa, trên không nửa cài" .
Nhưng mà đâu phải thi sĩ hay thi hào, thi bá là có nhận xét đúng, cũng trong thi văn Trung Hoa có giai thoại sau:
Có lần Tô Ðông Pha đọc thơ Vương An Thạch tự Giới Phủ danh nho học rộng, tài cao, giữ chức Tể tướng dưới triều Tống Thần Tông, một người đi trước và lại đang làm quan đầu triều, thấy câu:
"Minh nguyệt sơn đầu khiếu
Hoàng khuyển ngọa hoa tâm"
Tô Ðông Pha bèn chê là vô lý: trăng sáng sao lại hót được ở đầu núi, chó vàng sao nằm giữa lòng hoa cho được? Chê xong, sửa ra:
"Minh nguyệt sơn đầu chiếu,
Hoàng khuyển ngọa hoa âm".
Trăng soi đầu núi chó nằm bóng hoa thì hợp lý, và bài thơ hay quá!
Về sau Tô Ðông Pha gay gắt chống tân pháp của Vương An Thạch nên bị đày xuống miền cực Nam. Ðến đất ấy, Tô Ðông Pha mới biết có một loại chim gọi là "Minh nguyệt" và một loại sâu là "Hoàng khuyển"!

20/7/10

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẠI THỪA VỀ VẤN ĐỀ ĂN THỊT



Trong kinh điển tiếng Sanckrit có nói về việc ăn thịt. Ở đây xin trích từ kinh "Lăng Già" mà nguyên một chương nói về những điều tai hại của việc ăn thịt.
"Vì lòng từ bi, vì sự tinh khiết, các Bồ tát không được ăn thịt mà nó được sanh ra từ máu mủ ..v..v.. Vì nỗi lo ngại những nguyên nhân cấu thành sự kinh hoàng của chúng sinh, vị Bồ Tát, người đã tự rèn luyện để có được từ tâm không được ăn thịt".
"Thật là điều không đúng sự thật khi cho rằng thịt là thực phẩm thích đáng và dùng được khi con vật không bị giết bởi chính người ăn, khi người ăn không ra lệnh cho người khác giết, và khi người khác không đặc biệt giết để cho mình ăn ".
" Trong tương lai có thể có những người bị sự cám dỗ bởi mùi vị của thịt, sẽ kết hợp lại với nhau để tạo ra nhiều cách ngụy biện cho việc ăn thịt. Nhưng dù thịt được ăn dưới bất cứ hình thức nào, bất cứ kiểu cách nào, bất cứ ở đâu, đều bị tuyệt đối cấm chỉ đối với bất cứ ai.
Kinh Lăng Nghiêm nói, "Người tu hành chánh định, cốt để giải thoát khỏi khổ đau của cuộc đời. Nhưng trong khi tìm kiếm sự giải thoát nỗi khổ đau của chính mình, tại sao chúng ta lại làm khổ đau cho kẻ khác. Trừ khi chúng ta kiểm soát được tâm, biết ghê tởm ngay cả đến ý tưởng về sự hung ác, tàn bạo, và giết chóc; chúng ta sẽ chẳng bao giờ có thể giải thoát khỏi cảnh trần lao khổ ải"...
"Sau khi ta diệt độ, có nhiều loại quỷ thần sôi nổi trên khắp thế gian lừa gạt chúng sinh, và dạy rằng ăn thịt cũng có thể đạt đạo giác ngộ. Có thể nào một vị Sư hy vọng trở nên vị Bồ Tát cứu độ chúng sinh lại có thể sinh sống bằng thịt của chúng sinh"?
Kinh "Đại Bát Niết Bàn" phiên bản tiếng Sanckrit nói rằng: "Ăn thịt làm tiêu tan hạt giống từ bi".
Ngay cả trước thời Đức Phật tại Ấn Độ, nhiều tôn giáo đã chỉ trích việc ăn thịt không có lợi cho việc phát triển tâm linh. Nếu các vị trưởng lão của trường phái Đại Thừa hài lòng với lối diễn dịch của trường phái Nguyên Thủy về việc ăn thịt, thì họ đã giữ sự im lặng. Thực tế là họ đã phát biểu để chống lại sự ăn thịt một cách kịch liệt, thấy được nỗi bối rối sâu xa của các vị trưởng lão biên tập những lời dạy của đức Phật trong bản tiếng Sanckrit.
Tự điển Bách Khoa Phật Giáo nói rằng, ở Trung Hoa và Nhật Bản, việc ăn thịt được coi như là xấu ác, bị loại trừ và tất cả các loại thịt đều bị cấm dùng ở các chùa và các tu viện. Việc ăn thịt là điều bị cấm kî tại Nhật mãi cho đến giữa thế kỷ thứ 19.

Sự Hình Thành Của Vũ Trụ


Ðức Phật với trí tuệ toàn giác đã thấy và biết sự thật của vũ trụ và đã giải thích sự hình thành của trái đất và xã hội loài người, có thể tóm tắt như sau:
- Vào thời kỳ hoại diệt của thế giới này, các chúng sinh được sanh về Quang Âm Thiên. Ở đó, chúng sinh sống, do tâm tạo, nuôi sống bằng tự hỷ, chói sáng, du hành giữa hư không, rực rỡ...
- Vào thời kỳ hình thành thế giới này, các chúng sinh ở Quang Âm Thiên sau khi qua đời thì sanh vào thế giới này. Ỏ đây, các chúng sinh ấy sống, do tâm tạo, nuôi sống bằng hỷ lạc, thân chói sáng, du hành giữa hư không, rực rỡ...
- Vào thời kỳ thế giới này hình thành, chỉ có nước, tất cả đen ngòm..., chưa có sự biện biệt đêm và ngày, chúng sinh được xem là chúng sinh, chưa có sự phân biệt nam, nữ...
- Rồi đất xuất hiện là một lớp mỏng phủ trên mặt nước với sắc màu của bơ và vị ngọt của mật.
- Rồi một số ít chúng sinh có lòng tham lam nếm vị của đất, đắm trước vào vị của đất; lòng tham ái bắt đầu dấy khởi trong tâm các chúng sinh ấy. Lòng tham lam càng nhiều thì đất trở nên càng thô xảm; các chúng sinh ấy trở nên thô xấu hơn đi.
- Trong các chúng sinh đó, những ai có ít lòng tham thì dung sắc trở nên đẹp đẽ hơn, những người khác thì xấu đi. Những người có dung sắc đẹp thì khinh khi các người có dung sắc xấu (kém); sự việc này khiến hương vị của đất biến mất. Rồi mọc lên một thứ nấm màu sắc đẹp, hương vị lành và vị ngon.
- Rồi lòng tham ái của các chúng sinh gia tăng, đất trở nên càng xấu đi, các chúng sinh trở nên ngày càng thô xấu ra.
- Rồi tiếp đến lúa tự mọc giữa các khoảng đất trống, không có vỏ, không có cám, hạt tinh và thơm. Những phần lúc nào con người lấy dùng cho bữa ăn tối sẽ mọc trở lại và chín vào buổi sáng hôm sau, và những phần lúa nào con người dùng cho bữa ăn sáng thì sẽ mọc và chín trở lại vào buổi tối hôm ấy. Bấy giờ con người trở nên thô xấu hơn; các nữ nhân phát triển bộ phận sinh dục nữ, và nam nhân phát triển bộ phận sinh dục nam; các ham muốn khởi dậy và có thể con người bốc cháy nhục dục; giao cấu giữa nam nữ xuất hiện.
- Vào buổi đầu, những kẻ nam nữ ân ái bị nguyền rủa, bị ném vào đất và tro, và không được phép sống chung với những người (không ân ái) khác trong ngôi làng, thị trấn trong vòng hai tháng.
- Con người dần trở nên lười biếng, muốn gặt lúa càng nhiều càng tốt để giữ làm của riêng và dùng riêng cho mình..., các ruộng lúa biến mất..., đời sống dục tính của nam nữ được công khai chấp nhận. Con người bắt đầu xây dựng nhà cửa để che kín các sinh hoạt dục tính.
- Rồi xảy ra chuyện người này đánh trộm lúa của người kia: trộm cấp và nói dối xuất hiện.
- Bấy giờ con người chọn người có dung sắc đẹp đẽ nhất (nghĩa là ít lòng tham nhất) làm người "luật sư" hay "trọng tài" để phân xử các vụ trộm cắp lúa. Người "luật sư" hay "trọng tài" này được nhận phần lúa phụ cấp của các thôn dân mà không phải canh tác ruộng lúa. Ðây là sự khởi đầu của giai cấp lãnh đạo (Khattiya).
- Một số ít người tránh xa đời sống dục ái, sống trong các chòi lá ở những nơi cô tịch trong các cánh rừng và thực tập thiền định. Họ được gọi là các Bà la môn (Brahmins). Một số Bà la môn không thể hành thiền định ở những nơi xa vắng, đã trở về sống trong các làng mạc, thị trấn để trước tác các kinh sách; họ cũng được gọi là các Bà la môn.
- Các người khác làm nghề buôn thì được gọi là thương nhân (vessas). Các người đi săn bắn để sống thì được gọi là các thủ- đà- la (suddas).
Như thế, lúc trái đất này hình thành, các chúng sinh xuất hiện đầu tiên từ Quang Âm Thiên, không cần thực phẩm. Rồi vị ngọt của trái đất và lúa cám dỗ họ khiến lòng tham muốn các hiện hữu khởi lên và phát triển trong tâm họ. Sau đó các bộ phận sinh dục cùng xuất hiện với các ham muốn dục tính. Khi dục vọng con người phát triển, các nhu cầu xã hội phát triển và yêu cầu có tổ chức xã hội: xã hội con người được hình thành từ đó và các giai cấp xã hội xuất hiện: xã hội chỉ là sự đáp ứng các yêu cầu cá nhân. Ðây là vai trò đầu tiên và cuối cùng của xã hội. Ðây là lý do tại sao đức Phật chỉ quan tâm đến khổ đau của những cá nhân trong đời này, và quan tâm đến các hành động vì hạnh phúc cho họ. Ðức Phật vì thế đã dạy:
"Con người không trở nên người thuộc giai cấp hạ đẳng do sinh, họ cũng không trở thành Bà la môn do sinh. Chính do hành động mà một người trở nên người thuộc giai cấp hạ đẳng hay Bà la môn".

13/7/10

Tô Đông Pha Và Phật Ấn


Tô Ðông Pha, quan Hàn Lâm học sĩ triều Tống, nổi tiếng là người học rộng nghe nhiều, tài hoa lỗi lạc. Ỷ tư chất thông minh, ông xem mọi người dưới tầm con mắt, thường làm những bài văn với tính cách trào lộng để mai mỉa tình đời. Ðối với đạo Phật, ông lại còn tỏ ra thái độ khinh rẻ, không tin, thẳng lời bài bác.
Một độ, nhân đi phó nhậm ở Triết Giang, nghe danh sư Phật Ấn ở đỉnh Vân Cư là bậc học thông ba tạng, Tô Ðông Pha liền nảy ra ý định đến viếng cửa thiền, mục đích để trêu chọc lão Hòa Thượng này chơi.
Phật Ấn thiền sư là người có vóc dáng cao lớn, mập mạp. Trên mặt ngài luôn luôn nở nụ cười, mỗi khi tiếp chuyện với khách. Về ngôn ngữ, Sư nói rất trôi chảy tài tình, khiến cho người đối thoại phải lặng thinh khâm phục. Sư có nhiều hành động khác thường, đến như rượu thịt là giới cấm trong nhà Phật, sư cũng không từ. Nhưng với bao nhiêu cử chỉ ấy, tất cả Tăng đồ và tín đồ thời bấy giờ không ai dám bài bác, và nhận thấy ở nơi sư có một cái gì siêu phàm hay làm cho người đời tỉnh ngộ, mà kẻ dung thường không thể bắt chước. Cho nên, hành vi khác lạ của sư được nhiều người ghi chép bằng nhiều bài thi, trong ấy có những câu: "Viễn Công cô tửu yêu Ðào Lịnh, Phật Ấn thiêu trư đãi Tử chiêm" (Ngài Huệ Viễn mua rượu mời Ðào Uyên, minh sư Phật Ấn nướng thịt đãi Tô Tử Chiêm). Ðây là hành vi của bậc đại triệt, đại ngộ, tùy cơ giáo hóa (Những vị tăng sĩ nào chưa được như thế, không nên khen ngợi bằng lối bắt chước, cũng đừng vội chê bai)
Khi Tô Ðông Pha đến non Vân Cư, sư Phật Ấn còn đang ngồi thiền trong phương trượng, nghe thị giả thưa: "Có quan Hàn Lâm học sĩ đến" Sư vui vẻ chào hỏi và mời khách ngồi. Sau khi đáp lễ xong, Tô Ðông Pha liền mở lời vấn nạn:
- Bạch Hòa Thượng! Xin cho tôi hỏi một câu.
- Vâng, tôi cũng xin tùy chỗ hiểu biết để hầu chuyện cùng ngài.
- Bạch, tôi muốn mượn thân tứ đại của Hòa Thượng làm tòa ngồi, có được chăng?
Một nụ cười nở trên môi, Phật Ấn thiền sư đáp:
- Nếu bần đạo trả lời không suông, xin theo tôn ý, bằng trái lại, ngài sẽ tính thế nào?
- Tôi xin đem chiếc đai ngọc, một vật quí của vua ban cho, để đáp tạ Hòa Thượng.
- Bần đạo tứ đại vốn không, ngũ uẩn chẳng có, vậy ngài lấy chi làm tòa ngồi.
Tô Ðông Pha sửng sốt hồi lâu, không trả lời được, đành phải mở đai ngọc giao cho Phật Ấn thiền sư. Sư thâu nhận, rồi bảo thị giả vào trong đem chiếc áo bá nạp ra tặng cho quan Hàn Lâm học sĩ. Tô Ðông Pha gắng gượng tiếp lấy và làm bài kệ trình lên rằng:
Căn tối đành ngơ trước máy thần
Nặng vì thân bịnh vướng đai cân!
Muốn khuyên khất thực nhà ca kỹ?
Nên mới nhường cho áo núi Vân.
Ðoạn, hai người cùng nhau tiếp chuyện rất thân mật.
Từ khi được gặp Phật Ấn thiền sư và sau mấy phen ngài chiết phục, Tô Ðông Pha trở nên bạn thân của vị Tăng phi thường ấy. Trong thời gian đó, ông lại được quen với một vị sư khác: ngài Hoành Sơn Cốc. Khi rảnh việc Tô Ðông Pha thường mời hai bạn đến nhà thết tiệc khoản đãi, hoặc cùng đi dạo ở những nơi thắng cảnh. Nhưng, trong ba người, chỉ có sư Phật Ấn là mạnh ăn nhất. Vì thế, Tô Ðông Pha, Hoành Sơn Cốc thường bị cụt hứng và thường chịu lép trong những cuộc vui.
Một hôm, Tô Ðông Pha bảo người nhà sửa sang con thuyền và sắm sẵn gỏi ngon rượu tốt, rồi mời riêng Sơn Cốc thiền sư cùng mình mở cuộc lãng du trên dòng nước. Không dè ngài Phật Ấn hay được việc ấy, lén đến mé sông trước, và dỡ ván ngồi lẳng lặng dưới khoang thuyền. Sơn Cốc, Ðông Pha đến sau thờ ơ không hay biết chi cả, bảo trạo phu khua chèo để phát khởi cuộc du trình.
Lúc ấy nhằm ngày rằm. Hoàng hôn đã trở về từ lâu nên mặt sông thu yên tĩnh. Vào khoảng đầu hôm, chị Hằng lộ dáng đứng trên dãy non Ðông, như bàng hoàng giữa vầng Ngưu Ðẩu. Hàng cây bên bờ sông in bóng dài trên bãi cát. Một ngọn gió mát từ đâu thoảng lại, thổi phất phơ tà áo vị thiền sư trí tuệ và trang học sĩ tài hoa. Thuyền từ từ tách khỏi bến ra giữa lòng sông, thả suôi theo dòng nước. Ði không lâu, chiếc du thuyền rẽ vào một mặt hồ to rộng, bao la. Bấy giờ, những thức ăn uống được sắp bày trên thuyền, dưới gương nga tỏa sáng.
Trước khi nhập tiệc, Ðông Pha bảo Sơn Cốc: "Chúng ta mỗi người hãy làm bốn câu thi tức cảnh, hai câu sau lấy trong sách Tứ thơ và kết cuộc bằng chữ "tai". Nếu ai làm không được phải bị phạt ba chén rượu. Và, bước đầu tôi xin nhường cho Ngài. Lộ vẻ tươi cười, thiền sư đáp: "Thế thì còn chi thú vị bằng! Tôi xin lĩnh ý".
Bấy giờ con thuyền đang từ từ rẽ nước. Cánh bèo theo gợn sóng tan ra, lộ dáng mấy con cá lội thấp thoáng. Sơn Cốc trông thấy liền ngâm:
Phù bình bác khai
Du ngư xuất lai
Ðắc kỳ sở tai!
Ðắc kỳ sở tai!
(Bèo nổi tan ra, Dáng cá lội qua
Phải cảnh nó a! Phải cảnh nó a!)
Ðông Pha vỗ tay khen: "Hay! Hay lắm! Thật là tuyệt!" Rồi, vẻ mặt trầm ngâm ông nhìn khắp chung quanh để tìm câu gợi tứ. Chợt trông lên trời thấy áng mây trắng bay qua để lộ màu thỏ bạc, ông liền đọc:
Phù vân bác khai
Minh nguyệt xuất lai
Thiên hà ngôn tai?
Thiên hà ngôn tai?
(Mây nổi qua mau, Trăng tỏ lộ màu
Trời nào nói đâu, Trời nào nói đâu?)
Sơn Cốc cũng vỗ tay khen: "Mấy câu vừa rồi ý nghĩa siêu thoát lắm! Không biết ngài có nhận được vị thiền trong ấy chăng? Ðông Pha không đáp, yên lặng tủm tỉm cười. Ðoạn, hai người cùng rót rượu để tán thưởng cho nhau và sắp sửa vào tiệc. Nhưng, Phật Ấn thiền sư đã dỡ ván, từ dưới khoang thuyền chun lên, vừa đọc lớn:
Phù bản bác khai
Phật Ấn xuất lai
Nhân yên sưu tai?
Nhân yên sưu tai?
(Ván lót dỡ cao, Phất Ất ra mau
Người giấu được nào? Người giấu được nào?)
Ðọc xong, sư điềm nhiên ngồi chễm chệ trước tiệc, quơ đũa không mấy chốc, thức ăn đã hết sạch. Sơn Cốc và Ðông Pha dở khóc dở cười, nhìn nhau ngơ ngẩn.
Những việc trớ trêu tương tự như thế, thường xảy đến với Tô Ðông Pha, nhưng cũng do đấy, ông càng nghĩ càng khâm phục sư Phật Ấn.

Nhà Bác Học Newton



Vào một ngày mùa thu, Newton ngồi trên chiếc ghế trong vườn hoa đọc sách, bỗng nhiên một quả táo từ cây rơi xuống "bịch" một tiếng trúng đầu Newton. Ông xoa đầu, nhìn quả táo chín lăn xuống vũng bùn. Quả táo đã cho ông một gợi ý làm ông nghĩ miên man.
Quả táo chín rồi, tại sao lại rơi xuống đất? Tài vì gió thổi chăng? Không phải, khoảng không rộng mênh mông, tại sao lại phải rơi xuống mà không bay lên trời? Như vậy trái đất có cái gì hút nó sao? Mọi vật trên trái đất đều có sức nặng, hòn đã ném đi rốt cuộc lại rơi xuống đất, trọng lượng của mọi vật có phải là kết quả của lực hút trái đất không?
Sau này Newton nêu ra: Mọi vật trên trái đất đều chịu sức hút của trái đất, mặt trăng cũng chịu sức hút của trái đất, đồng thời trái đất cũng chịu sức hút của mặt trăng; Trái đất chịu sức hút của mặt trời, mặt trời đồng thời cũng chịu sức hút của trái đất. Nói một cách khác là vạn vật trong vũ trụ đều có lực hấp dẫn lẫn nhau, vì có loại lực hấp dẫn này mà mặt trăng mới quay quanh trái đất, trái đất mới quay quanh mặt trời.
Chuyện quả táo rơi xuống đất chứng tỏ trái đất có lực hút quả táo, đương nhiên quả táo cũng có lực hút của quả đất, nhưng lực hút của trái đất đối với quả táo lớn nên quả táo rơi xuống đất. Nếu ta coi mặt trăng là một quả táo khổng lồ, như vậy trái đất cũng có lực hút nó, vậy tại sao nó không rơi xuống mặt đất? Vì mặt trăng là một quả táo lớn, sức hút của trái đất đối với nó không đủ để làm nó rơi xuống đất, chỉ có thể làm nó quay quanh trái đất mà thôi. Đối với mặt trời thì trái đất cũng là một quả táo khổng lồ, nó quay quanh mặt trời.
Vào buổi tối khi nhìn lên bầu trời thấy vô vàn những vì sao đang nhấp nháy, giữa chúng đều có lực hút lẫn nhau. Đây chính là định luật "Vạn vật hấp dẫn" nổi tiếng của Newton.

6 Chiếc Mũ Tư Duy


Mũ trắng: mang hình ảnh của một tờ giấy trắng, thông tin, dữ liệu. Khi chúng ta tưởng tượng đang đội chiếc mũ trắng, chúng ta chỉ cần suy nghĩ về các thông tin, dữ kiện liên quan đến vấn đề đang cần giải quyết, tập trung trên thông tin rút ra được, các dẫn liệu cứ liệu và những thứ cần thiết, làm sao để nhận được chúng.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
- Chúng ta có những thông tin gì về vấn đề này?
- Chúng ta cần có những thông tin nào liên quan đến vấn đề đang xét?
- Chúng ta thiếu mất những thông tin, dữ kiện nào?
Mũ đỏ: mang hình ảnh của lửa đang cháy trong lò, con tim, dòng máu nóng, sự ấm áp. Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ đỏ, chúng ta chỉ cần đưa ra các cảm giác, cảm xúc, trực giác, những ý kiến không có chứng minh hay giải thích, lí lẽ của mình về vấn đề đang giải quyết. Chỉ đưa ra các điều bộc phát đó, không cần giải thích.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
- Cảm giác của tôi ngay lúc này là gì?
- Trực giác của tôi mách bảo điều gì về vấn đề này?
- Tôi thích hay không thích vấn đề này?
Mũ vàng: mang hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan, các giá trị, các lợi ích, vàng 9999. Khi tưởng tượng đang đội chiếc mũ vàng, bạn sẽ đưa ra các ý kiến lạc quan, có logic, các mặt tích cực, các lợi ích của vấn đề, mức độ khả thi của dự án.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
- Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
- Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
- Liệu vấn đề này có khả năng thực hiện được không?
Mũ đen: mang hình ảnh của đêm tối, đất bùn. Người đội mũ đen sẽ liên tưởng đến các điểm yếu, các lỗi, sự bất hợp lý, sự thất bại, sự phản đối, trần trừ, thái đội bi quan. Vai trò của chiếc nón đen là giúp chỉ ra những điểm yếu trong quá trình suy nghĩ của chúng ta. Chiếc nón đen để dùng cho “sự thận trọng”, nó chỉ ra các lỗi, các điểm cần lưu ý, các mặt yếu kém, bất lợi của vấn đề hay dự án đang tranh cãi. Chiếc nón đen đóng vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo cho dự án của chúng ta tránh được các rủi ro, nó ngăn chúng ta làm điều sai, bất hợp pháp hay nguy hiểm.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
- Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
- Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
- Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?
Mũ xanh lá cây: Hãy liên tưởng đến cây cỏ xanh tươi, sự nảy mầm, sự đâm chồi, sự phát triển. Chiếc nón xanh lá cây tượng trưng cho sự sinh sôi, sáng tạo. Trong giai đoạn đội nón này, chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp, ý tưởng cho vấn đề đang thảo luận.
Một số câu hỏi có thể sử dụng:
- Có những cách thức khác để thực hiện điều này không?
- Chúng ta có thể làm gì khác trong trường hợp này?
- Các lời giải thích cho vấn đề này là gì?
Mũ xanh da trời: Hãy nhìn bầu trời xanh lồng lộng bằng con mắt bao quát. Chiếc nón xanh da trời sẽ có chức năng giống như nhạc trưởng, nó sẽ tổ chức các chiếc nón khác - tổ chức tư duy. Nón xanh da trời sẽ kiểm soát tiến trình tư duy. Đây là chiếc nón của người lãnh đạo hay trưởng nhóm thảo luận. Vai trò của người đội nón xanh da trời là:
- Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm (Chúng ta ngồi ở đây để làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì?)
- Sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo luận. Người đội nón xanh da trời cần bảo đảm nguyên tắc vàng sau: “Tại một thời điểm nhất định, mọi người phải đội mũ cùng màu”.
- Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch (Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận? Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa? Chúng ta có cần thêm thời gian và thông tin để giải quyết vấn đề này?)
VÍ DỤ:
Giải quyết vần đề sau đây trong lớp học "Học sinh nói chuyện trong lớp". Dùng phương pháp 6 mũ để cho các học sinh nhìn vào vấn đề ở các góc cạnh khác nhau. Có thể dùng 6 phấn màu khác nhau để ra hiệu (thay cho nón). Học sinh chủ động cho ý kiến và giáo viên sẽ điều khiển toàn buổi qua các bước như sau:
1. Mũ trắng: Các sự kiện
Các học sinh nói chuyện trong khi cô giáo đang nói.
Có sự ồn ào làm cho các học sinh khác bị xao lãng hoặc không nghe đươc cô giáo nói gì.
Học sinh không biết làm gì sau khi cô giáo đã hướng dẫn cách thức.
Nhiều học sinh bực mình hay không muốn học nữa.
2. Mũ đỏ: cảm tính
Cô giáo cảm giác bị xúc phạm.
Các học sinh nản chí vì không nghe được hướng dẫn (cuả cô).
Người nói chuyện trong lớp vui vẻ được tán dóc và nghe dóc.
3. Mũ đen: Các mặt tiêu cực
Lãng phí thì giờ.
Buổi học bị làm tổn thương.
Nhiều người bị xúc phạm rằng những người nghe không bất cần đến những gì được nói.
Mất trật tự trong lớp.
4. Mũ vàng: Các mặt tích cực
Mọi người được nói những gì họ nghĩ.
Có thể vui thú.
Mọi người không phải đợi tới lượt cuả mình để nói nên sẽ không bị quên cái gì mình muốn nói.
Không chỉ những học sinh giỏi mới được nói.
5. Mũ xanh lá cây: Những cách giải quyết đến từ cách nhìn vấn đề theo trên
Cô giáo sẽ nhận thức hơn về "thời lượng" mà cô nói.
Cô giáo sẽ cố gắng tác động qua lại (để ý cho phép nhiều đối tượng tham gia) với nhiều học sinh không chỉ với các học sinh "giỏi".
Học sinh sẽ phải làm viêc để không phải phát biểu linh tinh. Học sinh sẽ tự hỏi "điều muốn nói có liên hệ đến bài học hay không?" và có cần để chia sẻ ý kiến với các bạn khác hay không? Sẽ cần thêm bàn thảo làm sao học sinh vượt qua khó khăn này!
Học sinh sẽ suy nghĩ rằng có nên chen vào phá sự học cuả người khác hay không?
Sẽ giữ bản tường trình này lại làm taì liệu sau này xem xét có tiến bộ hay không?
6. Mũ xanh da trời: tổng kết những thứ đạt được
Cô giáo rút kinh nghiệm rằng cần phải giới hạn thời gian dùng để nói.
Cô giáo cần tham gia bàn luận với tất cả học sinh và cần phải ưu tiên hơn đến những học sinh ít khi tham gia phát biểu hay là các học sinh chỉ thụ động im lặng chờ được gọi trả lời.
Cô giáo cần để học sinh có thời gian suy nghĩ trước khi họ tham gia vào bàn luận. Thì giờ cho học sinh suy nghĩ trong buổi học quan trọng rất cần thiết.
Học sinh hiểu rằng "nói chuyện làm ồn trong lớp" sẽ làm cho các học sinh khác bị ảnh hưởng và bực mình.
Học sinh hiểu rằng chỉ cần cười giỡn trong một tí thì cũng đủ phá hỏng sự học cuả người khác.
Học sinh ý thức rằng nói bất kì lúc nào mình muốn là hành đông thiếu kỷ luật với chính những giá trị kiến thức cuả bản thân.
Học sinh và giáo viên cần xem lại đề tài này để kiểm xem có tiến bộ hay không.
Chúng ta thấy rằng, với kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy, mọi người sẽ cùng tập trung giải quyết vấn đề từ cùng một góc nhìn do đó sẽ không xảy ra xung đột do những quan điểm khác nhau. Ngoài ra, một vấn đề sẽ được xem xét từ nhiều khía cạnh trước khi được quyết định, điều này sẽ giúp chúng ta có các quyết định hiệu quả và đúng đắn.

12/7/10

Tháp Nhu Cầu Của Maslow



Vào năm 1954, Abraham Maslow đã đưa ra đưa ra quan điểm về nhu cầu của con người và nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau. Học thuyết của ông được dựa trên những con người khoẻ mạnh, sáng tạo, những người sử dụng tất cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong công việc. Vào thời điểm đó, phương pháp này khác biệt với các công trình nghiên cứu tâm lý con người khác được dựa trên việc quan sát con người bị chi phối bởi các phiền muộn là chủ yếu.
Có hai nhóm nhu cầu chính của con người: Nhu cầu cơ bản (basic needs) và Nhu cầu bậc cao (meta needs)
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý như thức ăn, nước uống, ngủ nghỉ và các yếu tố tâm lý như cảm xúc, cảm giác an toàn, lòng tự tôn. Những nhu cầu cơ bản này cũng được gọi là các nhu cầu thiếu hụt (deficiency needs) vì nếu con người không có đủ những nhu cầu này, họ sẽ đấu tranh để có được nó, bù đắp bằng được sự thiếu hụt.
Các nhu cầu cao hơn được gọi là nhu cầu bậc cao hay nhu cầu hiện hành (nhu cầu phát triển). Những nhu cầu này bao gồm sự công bằng, lòng tốt, vẻ đẹp, thứ bậc, sự đồng lòng nhất trí, v.v… Các nhu cầu cơ bản thông thường bao giờ cũng được ưu tiên hơn những nhu cầu phát triển này. Ví dụ, một người nếu thiếu thức ăn hay nước uống sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về sự công bằng hay vẻ đẹp.
Những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp. Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp nhu cầu (từ 1-4)phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Bốn nhu cầu bậc cao (từ 5-8)có thể được thoả mãn không theo trình tự, tuỳ từng trường hợp nhất định trong từng hoàn cảnh hay mong muốn khác nhau của con người, miễn là tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới đã được đáp ứng đầy đủ.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng..
8. Nhu cầu về tự tôn bản ngã (Self-transcendence) - một trạng thái siêu vị kỷ (xem Chú giải ở dưới) hướng đến trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái.
7. Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (Self-actualization) - biết chính xác bạn là ai, bạn đang đi đâu và bạn muốn hoàn thành những gì. Một trạng thái của sự thành đạt.
6. Nhu cầu về thẩm mỹ (Aesthetic) - sự yên bình, ham muốn hiểu biết về những gì thuộc nội tại.
5. Nhu cầu về nhận thức, hiểu biết (Cognitive) -muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt,
4. Nhu cầu được quý trọng, kính mến (Esteem) - cảm thấy được thăng tiến trong đời, cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng
3. Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (Belongingness and love) - muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.
2. Nhu cầu về an toàn (Safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo
1. Nhu cầu về Thể lý (Physiological) - - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.

11/7/10

Thập Tháp Di Đà Tự


Chùa Thập Tháp là một di tích kiến trúc nghệ thuật thời Nguyễn, thuộc thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, huyện An Nhơn, do Thiền sư Nguyên Thiều sáng lập vào năm 1665. Chùa ở vị trí sát mặt thành phía bắc kinh đô Đồ Bàn cũ và thành Hoàng Đế sau này, trên một ngọn đồi cây cối rậm rạp, chu vi gần 1km2, trước mặt là ngọn Thiên Bút sơn hay còn gọi là núi Mò O. Về mặt phong thủy mà xét đoán, khi chọn hướng để xây dựng, Thiền sư Nguyên Thiều có lẽ đã lấy núi này làm bức bình phong che chắn cho mặt chính của chùa. Sau lưng được bọc bởi chi lưu của sông Côn chạy dọc theo sườn đồi. Phía bắc là con sông Quai Vạc, xưa gọi là Bàn Khê, uốn lượn chạy về phía đông, đối diện với chùa được thiết kế hồ sen rộng chừng 500m2, bờ xây bằng đá ong.
Đến 1680, chùa chính thức mới được xây dựng bề thế, với tên gọi lúc bấy giờ là Di-Đà-Tự. Chất liệu xây chùa tương truyền dùng gạch của 10 ngọn tháp đổ của người Chăm nằm ở phía sau đồi Long Bích. Hiện nay quanh chùa còn thấy dấu vết các nền tháp, và rải rác còn có một số mảnh đá trang trí. Phía sau chùa hiện còn có 4 giếng vuông xây bằng đá ong. Kiến trúc chùa Thập Tháp Di Đà theo hình chữ khẩu, được chia thành 4 khu vực: chánh điện, phương trượng, tây đường và đông đường. Các khu này nối liền với nhau bằng một khoảng sân bên trong, còn gọi là sân Thiên Tỉnh (giếng trời) có tác dụng điều chỉnh ánh sáng cho 4 khu kiến trúc trên.
Trong 4 khu kiến trúc, Chánh điện là khu được kiến trúc bề thế nhất, gồm 5 gian bằng gỗ, bên trong là bộ khung có 4 hàng cột cái, 4 hàng cột quân, 8 cột con và 16 cột hiên. Bộ sườn kết cấu theo kiểu kẻ chuyền, ở đầu đỡ thượng lương là trụ lỏng (chày cối) thô, trang trí họa tiết hoa sen, xếp sách… Những đoạn trích cấu tạo kiểu giá chiêng, hai đầu chạm hoa cuộn; ở những điểm như đầu kèo, vật kê đều được chạm hình rồng cách điệu, nét trơn uốn lượn trang nhã
Trong lòng chánh điện được bài trí các khám thờ; khám chính chiều cao 5m, bên trên được chạm lưỡng long tranh châu, hai bên trang trí kiểu long phụng cách điệu mây là, giữa đề chữ Phúc, phía dưới khám là đề tài bút sách, tất cả đều được sơn son thếp vàng. Hai khám thờ trái và phải của khám chính, cũng được bố cục như vậy, mô típ chạm khắc cầu kỳ hơn được chạm lộng hai lớp, hình rồng cuộn xoáy phức tạp, mang dáng dấp của mỹ thuật thời Lê. Ngoài ra còn có 3 khám thờ khác nhưng bố cục 3 khám này khá đơn giản không có gì đặc biệt. Mặt trước hành lang là bộ cửa bàn pha, được ghép liền với nhau tất cả 14 cánh, trên tạo song tiện, dưới lấp kín chữ Phúc và hoa văn kỹ hà. Bên trên ngưỡng là dải ô sen chạy theo rui cửa chạm bài lệ của Tổ sư Đạo Nguyên có tất cả 24 chữ, các đầu kèo đưa ra đoạn này trang trí nhẹ nhàng bằng những hoa văn hình rồng, nét thanh thoát uyển chuyển. Bên ngoài hai đầu hồi xây gạch, hệ thống cửa cấu tạo đơn giản. Chánh điện lợp ngói âm dương, mái thẳng, các góc không cong, bờ nóc chạy thẳng, nay được tạo hình lưỡng long tranh châu. Kế tiếp sau chánh điện là khu Phương Trượng, được kiến trúc theo kiểu nam Trung Quốc, được cải tạo và nâng cấp vào năm 1973, mái ngói âm dương, bên trong kết cấu bộ sườn gỗ và dạng khám thờ được lắp ráp, chạm trổ khá đẹp. Khu vực tây đường và đông đường cũng được kiến trúc giống như phương trượng. Ngoài 4 khu vực trên phía tây còn có một nhà chánh thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Công, Thập Điện….
Hình thái kiến trúc chùa Thập Tháp hiện nay là kết quả của nhiều lần trùng tu, gần đây nhất là vào năm 1997, chùa được nâng cao lên so với mặt bằng cũ 0,60m nhưng khuôn viên kiến trúc vẫn giữ được nguyên như cũ. Tuy được kết hợp hòa quyện giữa cái cũ và cái mới, nhìn chung hệ thống liên kết của chùa Thập Tháp vẫn tuân thủ theo nguyên tắc truyền thống của kiến trúc Việt Nam - hoàn toàn dùng mộng, không dùng đinh hoặc lạt buộc.
Ngoài giá trị về kiến trúc, ở đây còn có nhiều tác phẩm điêu khắc, hiện vật có giá trị về nhiều mặt còn được lưu giữ cho đến ngày hôm nay. Mặc dù kiến trúc mới được làm lại gần đây, nhưng những gì còn lại ở nơi đây, đã đưa Thập Tháp lên hàng đầu trong các ngôi chùa có kiến trúc, điêu khắc đẹp nhất ở vùng Bình Định.

10/7/10

Sự Tĩnh Lặng Của Tâm


"Tất nhiên bạn sẽ hỏi: "bằng cách nào ta có thể làm cho tâm thức tĩnh lặng?", bạn nói : " tâm thức tôi bị náo động và làm thế nào tôi có thể giữ cho nó tĩnh lặng?". Nó có thể; nhưng khi tâm thức bị LÀM CHO tĩnh lặng, thì đấy có phải là sự tĩnh lặng hay ko? hay phải chăng tâm thức chỉ bị nhốt chặt trong một ý niệm, trong một công thức, trong một cụm từ ngữ mà thôi? Một tâm thức như vậy là một tâm thức chết.Đấy là lý do tại sao đa số người ta họ cố gắng để được gọi là tâm linh, thì chính họ là đã chết- bởi vì họ đã rèn luyện cho tâm thức họ yên lặng, họ đã nhốt kín chúng trong một công thức để cho chúng yên lặng.Hiển nhiên, một tâm thức như thế thì ko bao giờ là yên lặng; nó chỉ bị đè nén, bị khống chế mà thôi.sự thật là tôi muốn thông hiểu bạn thì tôi phải ở trạng thái yên lặng, tôi ko được có những phản ứng chống lại bạn, tôi ko được có những thành kiến, tôi phải dẹp hết mọi kết luận của tôi, những kinh nghiệm của tôi và gặp gỡ bạn, mặt đối mặt.Chỉ lúc bấy giờ, khi mà tâm thức thoát khỏi tình trạng bị quy định của tôi thì tôi mới thông hiểu.Có nhiều người họ tìm sự tĩnh lặng của tâm thức bằng cách rút lui khỏi cuộc sống năng động để đến 1 làng quê,một chủng viện, chốn núi non, hoặc rút lui vào những ý niệm,giam hãm mình trong một tín ngưỡng hoặc lẩn tránh những người nào quấy rối họ. Sự cô lập như vậy không phải là sự tĩnh lặng của tâm thức.Một tâm thức tĩnh lặng thì ko khô chết, nó rất năng động. tâm thức tĩnh lặng là tâm tức năng động nhất nhưng nếu bạn sẵn lòng thực nghiệm nó, đi sâu vào nó, bạn sẽ thấy rằng trong trạng thái tĩnh lặng ko hề có sự phóng chiếu nào của tư tưởng.Khi có sự im lặng, sự an tĩnh ấy của tâm thức, vốn ko phải là một kết quả, bấy giờ chúng ta sẽ thấy rằng trong trạng thái yên lặng ấy có sự năng động lạ thường, một hành động lạ thường mà một tâm thức náo động bởi tư tưởng ko bao giờ có thể biết được."

QUAN ĐIỂM CHỮ HIẾU TRONG ĐẠO PHẬT


Thiết nghĩ,Thân tứ đại này có được đều do hai đấng sanh thành tạo nên. Cha mẹ, người đã sinh ra chúng ta. Ơn sinh thành dưỡng dục ấy cao vời vợi, nên mới nói “Công cha như núi ngất trời, nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông”. Ơn đức cao vời như vậy, phận làm con cái phải làm như thế nào mới báo đáp cho vừa công sức của cha và mẹ? Ở đây, người viết xin giới thiệu đề tài “Quan Điểm Chữ Hiếu Trong Đạo Phật”, nhằm nêu rõ quan điểm chữ hiếu của người con Phật, bằng cách trình bày những vấn đề có liên quan đến Chữ Hiếu trong Phật giáo.
Chúng ta đã biết Đạo Phật là đạo giải thoát. Con cái báo hiếu Cha mẹ, không phải chỉ phụng dưỡng Cha mẹ bằng tất cả của cải vật chất, mà còn giúp cho Cha mẹ có được lòng tin chân chánh, giới hạnh chân chánh, trí tuệ chân chánh, hiểu biết thế nào là đạo giải thoát và sống theo nếp đạo giải thoát, là nguồn gốc của mọi thiện tâm, đem lại hạnh phúc cho tự thân và chính thân nhân của mình. Bởi vậy, Chúng ta cần phải tìm hiểu nội dung sau:
1. Đức Phật tán thán công ơn Cha mẹ là to lớn khó lòng đền đáp.
Ơn hiếu dưỡng của hai đấng sanh thành không những diễn tả qua những lời thắm thiết nghĩa tình trong dân gian như “Công Cha nghĩa Mẹ cao vời, Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta. Nên người, ta phải xót xa, Đáp đền nghĩa nặng như là trời cao”, mà còn ảnh hưởng sâu sắc trong Phật giáo. Đức Phật đã khẳng định công ơn Cha mẹ rất cụ thể trong kinh “Này các Tỳ kheo, cái này là nhiều hơn, tức là sữa Mẹ các người đã uống, trong khi các ngươi lưu chuyển luân hồi trong một thời gian dài, chứ không phải là nước trong bốn biển” . Đức Phật lại nói tiếp: "Có hai hạng người, này các Tỳ kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng Mẹ, này các Tỳ kheo, nếu một bên vai cõng Cha, làm vậy suốt 100 năm cho đến 100 tuổi. Như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ cho Mẹ và Cha. Nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dù tại đấy, Mẹ Cha có vãi đại tiện, tiểu tiện, dù như vậy, này các Tỳ kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ Mẹ và Cha..." .Rồi Đức Phật giải thích, vì sao công ơn Cha Mẹ đối với con cái to lớn đến thế. "Vì cớ sao? Ví rằng, này các Tỳ kheo, Cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này" Thành quả con cái đạt được đều nhờ sự tận tâm chăm sóc, chỉ dạy của Cha mẹ. Cho nên, mới ví “Ơn Cha lành tựa như núi Thái, đức Mẹ hiền sâu tựa biển Đông”, dù con cái báo đáp muôn đời cũng không sao cho tận nghĩa tình này.
2. Cha mẹ đã làm những gì cho Chúng ta?
Người xưa có câu: “Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên”. Dù chúng ta tu Đạo nào có học hay không học, hiếu vẫn là gốc, là trên hết, là tất cả. Là con người thì phải lo tròn đạo hiếu, phải nhớ ân nghĩa và đền trả những ân nghĩa ấy. Bởi vì, Chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc trưởng thành nên danh phận trong xã hội, nếu không có Cha mẹ nuôi dưỡng, lo lắng, chuẩn bị cho cuộc đời của chúng ta, thì làm sao có được ngày hôm nay, làm sao có thể thành tựu được những gì quý báu trong đời. Trong kinh Vu Lan Phật đã chỉ dạy cho ngài A Nan, nói về những việc mà Cha mẹ đã làm cho con cái như ;
-Một là trong thời gian mười tháng cưu mang, người mẹ phải thận trọng giữ gìn, nuôi nấng chăm sóc thai nhi hết sức chu đáo.
- Hai là đến ngày sanh nở sự nguy hiểm và khó nhọc trăm phần: sanh được thì sống, không sanh được thì chết.
- Ba là mẹ chịu cực khổ nuôi con từ tấm bé. Mỗi khi trái gió trở trời em bé nóng mình khó ở thì người thao thức bỏ ăn mất ngủ, nhưng không vì vậy mà phiền hà.
- Bốn là mẹ ăn đắng nuốt cay, để dành bùi ngọt cho con.
- Năm là săn sóc chăm chút cho con từng ly từng tí, chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn.
- Sáu là sú nước nhai cơm, bế bồng bú mớm.
- Bảy là mẹ phải chịu đựng ô uế, tắm rửa giặt giũ đồ dơ cho con.
- Tám là lớn lên, khi con đi ra,Cha mẹ phải lo lắng buồn phiền.
- Chín là Cha mẹ cam chịu nghiệp chướng khổ đau, chỉ mong cho con được sung sướng.
- Mười là Cha mẹ kham nhẫn sự thiếu thốn để con được sống thanh nhàn. Thật vậy, Âm Dương tức Trời Đất, thì người Cha tức Dương và người Mẹ tức Âm, chẳng khác nào ban ngày và ban đêm hay nói khác đi, nếu không có Thiên Địa tức Trời Đất, thì không thể tạo nên chúng sanh tức con người được, cho nên nếu không có "Cha sanh, Mẹ dưỡng" thì không thể có chúng ta. Bởi vì “Có Cha, có Mẹ thì hơn, Không Cha, không Mẹ như đờn đứt dây”
3. Bổn phận người làm con phải báo hiếu Cha mẹ
Nói đến Cha mẹ là phải nói đến sự hy sinh cho các con cả cuộc đời và cả tâm hồn lẫn thể xác. Chính vì tình thương và lòng hy sinh cao cả như thế, phận làm con cần phải hiểu rõ tình thương và sự hy sinh của Cha mẹ; hiểu để đền ơn đáp nghĩa với đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người. Về phương diện đền ơn Cha mẹ, Đức Phật có dạy: "Dù là tại gia hay xuất gia, dù là Thanh Văn hay chư Phật đều có bổn phận đền ơn cha mẹ. Vì tâm hiếu là tâm Phật". Đức Phật đã dạy trong Trường bộ kinh IV về bổn phận người Phật tử tại gia đối với Cha mẹ như sau:
. Phụng dưỡng cha mẹ (Bhavana): Tức phải hết lòng cung kính cha mẹ, không làm cho cha mẹ buồn khổ, không nói lời vô lễ mà thể hiện sự phụng dưỡng bằng tinh thần như thăm viếng cha mẹ trong những khi họ cô đơn, bệnh hoạn xế chiều; hoặc là sự cung phụng bằng vật chất như vật thực, thuốc thang, chỗ ngụ, y phục...
. Làm việc thay thế cho cha mẹ (Kicca kavana): Là chúng ta phải gánh vác tất cả những việc gì mà trước đây cha mẹ đã vì ta mà gánh chịu. Đây cũng là lẽ thưòng tình của đời sống xã hội, không riêng gì Phật giáo. Đã là người con trưởng thành thì cần phải làm thay thế cho cha mẹ, để cho cha mẹ có thời gian thụ hưởng những ngày tháng nhàn rỗi cuối cuộc đời.
. Gìn giữ gia phong tốt đẹp (Kùlavam sathapana): Là gìn giữ gia phong đạo đức tốt đẹp; lược bỏ đi những phong tục cổ hủ vô bổ cho gia tộc cũng như cho xã hội. Chẳng những thế, cần phải làm phát huy thêm những truyền thống tốt đẹp để làm vang xa tiếng tốt của gia tộc.
. Bảo quản tốt tài sản thừa tự (Dàyai jàpati pajjana): Đã là tài sản của cha mẹ thì bổn phận người con là cần phải bảo quản tốt, thậm chí còn cần phải làm cho chúng sinh sôi nảy nở. Vì tài sản đó rất đặc biệt, chúng không phải tự dưng mà có, cũng không phải do vị Trời nào ban thưởng cả, mà chúng có được là do chính máu, mồ hôi, nước mắt của cha mẹ đã tạo ra chúng, nên bổn phận làm con phải tỏ lòng trân trọng hiếu kính gìn giữ chúng.
. Tạo phước hồi hướng khi cha mẹ đã quá vãng (Đakkinànuppadana): Theo Phật giáo, khi cha mẹ còn hiện tiền thì người con phải làm sao cho cha mẹ luôn sống trong niềm an lạc hạnh phúc. Ngược lại, khi cha mẹ đã quá vãng thì người con cần phải tạo thật nhiều công đức để hồi hướng phần công đức đó đến cha mẹ. Có như vậy cha mẹ mới thật sự sống trong sự an lạc, vì nếu như họ đã quá cố không may mà tái sanh vào cõi khổ, thì sau khi tùy hỷ theo cái phước mà người con đã hồi hướng ấy mà mau thoát ra cõi khổ ấy để tái sanh cõi lành.
Ngoài bổn phận báo hiếu Cha mẹ đối với người tại gia, người xuất gia không những như thế mà còn hơn thế nữa! Bởi vì, người xuất gia là từ bỏ danh lợi thế gian, từ bỏ những tình cảm hẹp hòi vị kỷ gắn liền với danh lợi thế gian, từ bỏ tham, sân, si. Xuất gia là chấp nhận tất cả chúng sinh, tất cả mọi người trong xã hội không phân biệt thân sơ đều là người thân tất cả, đều là Cha mẹ, anh em, con cái ruột thịt của mình. Đức Phật được tôn gọi là đấng Từ phụ, vì Ngài yêu thương tất cả chúng sinh như người mẹ thương yêu người con một của mình. Người xuất gia cũng vậy, noi gương Đức Phật, xem toàn bộ xã hội như là gia đình của mình, mọi ngưòi trong xã hội đều là bà con thân thiết, đều như Cha Mẹ, anh em, con cái ruột thịt của mình.
Nhưng điều quan trọng là người xuất gia báo hiếu bằng cách xây dựng đức tin cho Cha mẹ thiếu đức tin, khuyến khích Cha mẹ bỏ ác làm lành, bố thí và tu học chánh pháp, có được trí tuệ chân chánh. Và như vậy, theo lời Phật dạy, chánh là báo hiếu Cha Mẹ một cách đầy đủ, trọn vẹn nhất.
Đức Phật dạy rằng, lòng tin là sức mạnh. Vì vậy, đem lại cho Cha mẹ lòng tin, tức là đem lại cho Cha mẹ sức mạnh. Đức Phật dạy: "Dựa trên thiện nam tử có lòng tin, các người trong gia đình được lớn lên về năm phương diện. Thế nào là năm? Lớn lên về lòng tin, lớn lên về giới, lớn lên về học hỏi, lớn lên về bố thí, lớn lên về trí tuệ. Dựa trên thiện nam tử có lòng tin, các người trong gia đình được lớn lên vì năm sự lớn lên này." (Tăng Chi II, 49).Cần chú ý là Đức Phật tán thán lòng tin không phải vì lòng tin, mà vì lòng tin dẫn tới giới hạnh, học hỏi, bố thí và trí tuệ. Con cái đem lại lòng tin cho Cha Mẹ, cũng tức là đem lại cho Cha Mẹ giới hạnh, học hỏi, bố thí và trí tuệ.
4. Các tấm gương hiếu hạnh trong kinh
Nói đến hiếu hạnh, không thể quên tấm gương sáng ngời của thái tử Tất Ðạt Ða, đã phát tâm xuất gia, chứng quả giác ngộ trở thành vị Chánh giác để giải thoát cho mình và mọi người ra khỏi khổ não thiêu đốt, gần nhất là để đền đáp công ơn sanh thành sâu dày của ông bà Cha mẹ là một minh chứng, kế tiếp đó tôn giả Mục Kiền liên khi chứng quả La hán ngài đã dùng thần thông soi xét nơi chốn của Mẹ mình đang trú ẩn để tìm cách cứu giúp Mẹ là một cách báo hiếu trọn vẹn của đạo Phật cả hai mặt thể xác và tinh thần. Ngoài hai tấm gương nêu trên thì những tấm gương hiếu hạnh trong kinh điển Phật giáo đề cập đến rất nhiều, trình bày qua nhiều câu chuyện sinh động, hấp dẫn. Như truyện thái tử Tu Đại Noa số 14 trong Lục độ tập kinh, nổi tiếng bậc nhất về hạnh bố thí của Bồ tát - mở đầu truyện, thái tử được giới thiệu là “Thờ cha giống như thờ trời”hoặc câu truyện số 43 cũng ở trong Lục độ tập kinh, kể về một vị Bồ tát tên Thiểm, lòng thương rộng khắp, xót vì người đời không trọng Tam bảo, nên quyết vào chốn núi đầm tu tập, đem theo Cha mẹ già để dễ bề phụng dưỡng. Bấy giờ Cha mẹ tuổi già, đôi mắt hết sáng, Thiểm lấy làm buồn, nói đến rơi lệ “Đêm thường ba lần dậy, thăm hỏi hàn huyên. Nết hạnh chí hiếu, tiếng thơm bay khắp. (...) Sáng dậy, hái quả, chưa từng thử trước. Đức nhân chiếu xa, cầm thú nương nhờ”. Không may, trong một lần cha mẹ khát nước, Thiểm đi ra suối, bị vua Ca Di lắp tên bắn nhầm. Trong cơn sinh tử, chàng thốt lời rằng: “Ai lấy một mũi tên mà giết ba đạo sĩ? Cha mẹ tôi tuổi già lại bị mù lòa, một buổi không có tôi, thì ắt phải chết”. Lòng không hề oán hận, chàng chỉ một mực nghĩ đến song thân. Khi hay chàng đem cha mẹ vào ở núi này, bỏ hết dơ, học lên chí đạo, vua Ca Di chỉ biết nghẹn ngào rơi lệ, đau xót than rằng: “Ta vì bất nhân, giết oan mạng vật lại giết người chí hiếu”. Lòng từ hiếu của chàng lay động cả trời thần. Trời Đế Thích bèn hóa thân xuống trần, lấy thuốc trời cứu Thiểm. Cha mẹ Thiểm và vua rất đỗi vui mừng. Vua nói: “Do đức thờ Phật, chí hiếu, nên mới được vậy”, rồi ra lệnh cho quần thần: “Từ nay về sau nhân dân cả nước đều phải thờ Phật và mười đức lành, tu theo hạnh chí hiếu của Thiểm”. Cả nước làm theo, sau đó nước giàu dân mạnh, bèn được thái bình. Hạnh chí hiếu của người con thật cao cả, khiến nhiều người phải noi gương .
Nói tóm lại Quan Điểm Hiếu Hạnh Trong Phật Giáo nhằm xác định việc báo hiếu Cha mẹ về phương diện vật chất lẫn tinh thần đi đôi với nhau, là việc làm cần thiết và quan trọng trong đạo Phật. Người con hiếu thảo trước nhất phải làm tròn bổn phận làm con, sống đời đạo đức và trí tuệ. Kế đến người con hiếu còn phải vận dụng nhiều phương cách để hướng dẫn cha mẹ trên con đường tu tập chánh pháp của đức Phật. Để làm việc đó, người con có thể đóng vai trò của một vị thiện tri thức gương mẫu và tiên phong trước cha mẹ mình. Sự hiệu quả trong tu tập chánh pháp của bản thân sẽ trở thành chất xúc tác tốt cho việc chuyển hóa Cha mẹ, giúp Cha mẹ vững tin noi theo con đường chân lý của đức Phật. Người con bấy giờ không chỉ là người bạn đạo mà còn là người hướng đạo cho Cha mẹ, để cùng Cha mẹ sống an lạc và giải thoát trong chánh pháp của đức Phật. Hiếu thảo như vậy để tạo hành trang cho những người con hôm nay và mai sau, để xây dựng tịnh độ tại nhân gian, trong đó các bậc cha mẹ là các đức Phật trong nhà.

9/7/10

Happy New Year


No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It's the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday
Now's the time for us to say

Happy New Year
Happy new year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbor is a friend

Happy New Year
Happy New Year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I
Sometimes I see
How the brave new world arrives
And I see how it thrives
In the ashes of our lives
Oh yes, man is a fool
And he thinks he'll be okay
Dragging on, feet of clay
Never knowing he's astray
Keeps on going anyway

Happy New Year
Happy New Year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbor is a friend

Happy New Year
Happy New Year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I

Seems to me now
That the dreams we had before
Are all dead, nothing more
Than confetti on the floor
It's the end of a decade
In another ten years time
Who can say what we'll find
What lies waiting down the line
In the end of eighty-nine

Happy New Year
Happy New Year
May we all have a vision now and then
Of a world where every neighbor is a friend

Happy New Year
Happy New Year
May we all have our hopes, our will to try
If we don't we might as well lay down and die
You and I

CHÚNG CON THÀNH TÂM HƯỚNG VỀ ĐẤNG GIÁC NGỘ


Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện ở Ấn Độ cách đây hơn hai mươi lăm thế kỷ. Ngài chính là kết tinh của Bi, Trí, Dũng, là tấm gương sáng để chúng sanh noi theo trên lộ trình giải thoát. Bởi vậy, ngày Phật Đản Sanh là ngày quan trọng nhất mà toàn thể người con Phật bằng lòng thành kính thiết tha hướng về Đấng Giác Ngộ.
Chúng Con Thành Tâm Hướng Về Đấng Giác Ngộ Vì Lòng Từ Bi Mà Thị Hiện Ở Cõi Sa Bà Này.
Lòng từ bi ấy thật khó diễn tả bằng lời, Chúng con chỉ thấu ngộ bằng tự thân này, bằng sự bất giác của một chúng sanh đang còn quanh quẩn trong sanh tử. Thiết nghĩ, ngay từ khi còn là một Thái tử, Ngài đã luôn lộ vẻ trầm tư và trên gương mặt lúc nào cũng thoáng nét buồn khó tả. Ngài luôn thao thức đi tìm một phương pháp hoàn mãn nhằm giúp muôn loài thoát khỏi những thống khổ của cuộc đời.Với thao thức ấy, từ một Thái tử sống trong cung vàng điện ngọc, có cả vợ đẹp con ngoan, và mặc cho sự ngăn cản quyết liệt của thân phụ, Ngài vẫn quyết tâm từ bỏ tất cả và khoác lên mình chiếc áo thô sơ, một thân một mình vượt rừng lội suối để lên đường tầm sư học đạo. Trải qua bao nỗi gian truân khó nhọc, thử nghiệm. Cuối cùng, Ngài đã dừng lại dưới cội Tất-bát-la và phát nguyện rằng nếu không chứng được đạo quả Bồ-đề thì quyết không rời khỏi cây này. Từ đó, suốt 49 ngày đêm, Ngài không ngừng nỗ lực tư duy thiền định, chiến đấu với ngoại cảnh. Nhờ quyết tâm mãnh liệt như vậy. Ngài đã đại ngộ, đã thấy được nguyên nhân khổ đau của chúng sanh và tìm ra được phương pháp hoàn mãn nhất để loại trừ nó. Ngài đã thân hành giáo hóa chúng sanh suốt 49 năm. Đến đâu Ngài cũng đem giáo lý Từ Bi Bình Đẳng ban bố cho chúng sanh. Ngài nói lên tiếng nói yêu thương, khuyến hóa chúng sanh. Phật dạy: “Chánh pháp của ta là chánh pháp tự lợi và lợi tha. Ai có khả năng tiếp nhận sự hóa độ thì ta cũng tạo yếu tố hóa độ cho họ” Nên Ngài không quên khuyến hóa thánh chúng. Hãy vì tình thương chúng sanh mà du hành hóa độ. Đem ánh sáng từ bi, trí tuệ ban bố cho chúng sanh. “Hãy ra đi, các Tỳ Kheo đem lại sự tốt đẹp cho nhiều người, đem lại hạnh phúc cho nhiều người. Hãy đem lại sự tốt đẹp lợi ích vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Mỗi người hãy đi một ngã. Này hỡi các Tỳ Kheo. Hãy hoằng dương chánh pháp toàn hảo ở đoạn đầu, toàn hảo ở giữa, toàn hảo ở đoạn cuối, toàn hảo cả hai tinh thần và văn tự. Hãy công bố đời sống thiêng liêng cao thượng vừa toàn thiện vừa trong sạch. Có những chúng sanh vướng ít nhiều cát bụi trong mắt nếu không nghe giáo pháp sẽ sa đọa. Cũng có những người am hiểu giáo pháp. Chính Như Lai cũng ra đi. Như Lai sẽ đi về hướng Uruvela ở Sananigama để hoằng dương chánh pháp. Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu. Hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác. Được như vậy các con đã hoàn tất nhiệm vụ”. Lợi lạc chúng sanh ở quốc độ kham nhẫn này không gì hơn từ bi. Khổ đau đã có mặt khi chúng sanh tái sinh ở cõi ác nên bản tính thường can cường và ít cảm thông cho nhau. Vì thế, truyền bá giáo lý từ bi là sứ mạng của người xuất gia. Để thực hiện nhiệm vụ ấy Đức Thế Tôn dạy cho các Tỳ Kheo hộ trì và tu tập ngay bản thân mình, tìm một đường sống tốt đẹp, không gây đau khổ cho thế nhân. Phật dạy: “Này các Tỳ Kheo, người nói Pháp không tranh chấp với đời, chỉ có đời tranh chấp với ta. Này các Tỳ Kheo, người nói Pháp không tranh chấp với một ai ở đời”. Hoàn cảnh sống không tranh chấp ấy, tâm hành giả sẽ được an tịnh, từ đó mới không phân biệt giáo hóa chúng sanh. Đời sống luôn là yếu tố chi phối rất nhiều đến con đường tu tập của hành giả. Đức Phật chỉ bày rất rõ ràng. Để thực tập tốt hơn tâm hạnh từ bi hành giả phải chọn một lối sống thích hợp. Phật dạy: “Sống giữa chúng sanh, hãy dẹp lại một bên gươm đao và các loại khí giới, không gây tổn thương cho bất luận ai, không làm cho ai phải xót đau vì một đứa con hay một người bạn, nhưng hãy mạnh dạn tiến bước như Chúa sơn lâm”. Ngài đã chọn tâm từ bi như một phương pháp thực tập an trú trong tất cả mọi hoàn cảnh và tâm từ bi như một sức sống làm an tịnh tâm thức mình, từ đó hướng về chúng sanh bằng tất cả diệu dụng từ bi.
Chúng Con Thành Tâm Hướng Về Đấng Giác Ngộ Vì Bậc Nhất Thiết Trí Mà Thị Hiện Ở Cõi Sa Bà Này.
Chúng con thiết nghĩ “Điểm tận cùng của khoa học chỉ là mức khởi đầu của Phật giáo”.Vì Đức Phật đã tỏ ngộ chân lý tuyệt đối và giảng dạy cho đồ chúng những gì Ngài biết bằng trí tuệ siêu xuất của mình. Nền khoa học trước đây vẫn còn sơ khai, con người chưa có kính hiển vi hay viễn vọng, cũng chưa có phi thuyền không gian, thế mà Phật đã biết trong ly nước có vô số vi trùng, trong vũ trụ có hằng sa thế giới. Bởi vì Ngài nhìn trong vũ trụ thấy thế giới nhiều không thể kể hết, nên trong kinh thuộc Hán tạng có những câu "Hằng hà sa số thế giới", nghĩa là thế giới nhiều như cát sông Hằng (Ganges), hoặc câu "vi trần sát" nghĩa là cõi nước (sát) nhiều như những hạt vi trần. Ðến nay các nhà thiên văn học nhờ kính viễn vọng nhìn thấy trong bầu hư không có không biết cơ man là thế giới. Vô số ngôi sao lấp lánh hiện trên nền trời trong lúc ban đêm, mà mắt chúng ta nhìn thấy được, là những hành tinh (thế giới), còn không biết bao nhiêu hành tinh khác quá xa, mắt chúng ta không thể nhìn thấy được. Chính đây là bằng chứng cụ thể, nhờ khoa học giúp chúng ta hiểu được lời Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ. Lại nữa, có lần đức Phật cùng các thầy Tỳ-kheo đi vào rừng, nhìn thấy những lá cây rơi lả tả, những lá vàng úa sắp lìa cành, đồng thời có những chồi non vừa nẩy lộc và những mầm vừa nhú khỏi vỏ cây, Ngài dạy các thầy Tỳ-kheo "Thế giới đang hoại, sắp hoại và đang thành, sắp thành, cũng như lá cây trong rừng đang rụng, sắp rụng và đang nẩy chồi, sắp nẩy chồi." Vì thế, đức Phật thường dạy thế giới có bốn thời kỳ "thành, trụ, hoại, không". Ngày nay các nhà khoa học cũng thừa nhận thế giới phải trải qua bốn thời kỳ như thế. Ðây là cái nhìn thích hợp giữa Phật học và khoa học mà cách nhau thời gian quá xa. Chỗ thấy biết của đức Phật đúng sự thật, hợp chân lý, nên trải qua thời gian dài mà vẫn không sai chạy hay lạc hậu. Ðức Phật không dùng cái thấy biết tuyệt vời ấy để phân tích ngoại cảnh, sử dụng ngoại cảnh phục vụ con người. Ngài chỉ dùng cái thấy ấy biết ấy để soi sáng thẳng vào con người, để thấy biết tường tận về con người từ thể xác lẫn tinh thần. Biết rõ con người rồi, đức Phật dạy cách sống đúng tư cách con người, đồng thời chuyển hóa thân tâm để được an lạc trong hiện tại và mãi sau kia. Có lần đức Phật cùng các thầy Tỳ-kheo đi vào rừng Simma, Ngài dùng tay nắm một nắm lá cây đưa lên hỏi các thầy Tỳ-kheo: "Lá cây trong tay ta nhiều hay lá cây trong rừng nhiều?" Các thầy Tỳ-kheo thưa: "Lá cây trong tay Thế Tôn rất ít, so với lá cây trong rừng." Ðức Phật dạy: "Cũng thế, chỗ ta thấy biết nhiều như lá cây trong rừng, những điều ta dạy các ông ít như lá cây trong nắm tay ta”. Ðiều này khiến chúng ta thấy rõ, Ngài đã khẳng định trong kinh luật Pàli “Ta là bậc thắng tất cả, Ta là bậc nhất thiết trí” hoặc trong kinh luật Hán Tạng có nói. Sau khi thành đạo, Ngài đi tới vườn Lộc Uyển để thuyết pháp cho năm vị Tỳ kheo cùng tu với Ngài trước kia. Trên đường đi, một người ngoại đạo tên Ưu-ba-kỳ-bà đã hỏi Đức Phật tu theo đạo nào, ai là bậc đạo sư của Ngài, Phật trả lời “ Nhất thiết trí trên hết, không phiền không ô nhiễm. Ta tu không nhờ thầy, tự nhiên đạt Thánh đạo”.
Chúng Con Thành Tâm Hướng Về Đấng Giác Ngộ Vì Đại Dũng Mà Thị Hiện Ở Cõi Sa Bà Này.
Chúng con thường nghe nói về đức Dũng của Thái tử Tất- đạt-đa, khi Ngài cương quyết rời bỏ cung vàng điện ngọc vợ đẹp con xinh và ngôi báu đang chờ mình để vượt thành Ca Tỳ La Vệ đi về một nơi vô định. Hành động ấy thể hiện ý chí kiên cường mãnh liệt của Ngài để chiến thắng tất cả ma vương mà thành Chánh Giác, rồi vượt qua muôn ngàn gian khổ để thuyết pháp độ sanh, đem lại an lạc cho đời. Ngài quả là biểu tượng sáng ngời của tinh thần đại Dũng, tự thân Ngài luôn tỉnh giác để chiến thắng ma vương một cách vẻ vang oanh liệt. Chủ trương về đại Dũng Ðức Phật nhấn mạnh hai điểm. Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy y tựa chính mình, không y tựa một ai khác. Hãy lấy chánh pháp làm ngọn đèn, hãy lấy chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác. Chính hai quan điểm này có thể được xem là phản ảnh trung thực đời sống tìm đạo, hành đạo, chứng đạo của Thế Tôn dựa trên kinh nghiệm bản thân của Ngài và cũng gói ghém trọn vẹn tất cả giáo pháp Ngài. Thật vậy, chúng ta thấy rõ, trong hơn sáu năm tầm đạo, hành đạo và chứng đạo, Thế Tôn đã tự mình dùng nỗ lực cá nhân, đã tự mình tự lực tìm đạo, hỏi đạo với hai vị đạo sư ngoại đạo thời danh là Alara Kalama và Uddaka Ràmaputta, đã tự mình tự lực hành trì khổ hạnh, đã tự mình tự lực hành thiền, và cũng tự mình tự lực phát triển trí tuệ và cuối cùng thành đạo dưới gốc cây Bồ Ðề, thành bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác. Ngài không nhờ một thần lực nào, không phải là hiện thân của một đấng thiêng liêng nào, không phải là hóa thân của một đấng tối cao nào. Ngài chỉ là một người, với sức mạnh thể lực và trí lực của con người, đã tự mình tìm đạo và tìm đạo thành công, đã tự mình hành đạo và hành đạo có kết quả, đã tự mình chứng đạo và chứng đạo hoàn toàn viên mãn.
Cuối cùng, Chúng Con Thành Tâm Hướng Về Đấng Giác Ngộ Vì Tinh Thần Bi, Trí, Dũng mà thị hiện giữa thế gian này để làm đóa hoa Vô Ưu bừng nở giữa cõi đời. Thầm mong, ngày Phật đản sanh nhân loại hưởng được niềm hạnh phúc vô biên.

HỌC HỎI VÀ KINH NGHIỆM.


Chúng ta hãy nói đến sự khác biệt giữa việc Nghiên Cứu Giáo Pháp và Áp Dụng Giáo Pháp Vào Thực Hành. Chân Giáo Pháp phải học hỏi là: Tìm một con đường để thoát khỏi sự bất xứng ý của đời sống và đạt được hạnh phúc, bình an cho chính mình cùng tất cả chúng sinh.
Khi tâm an tịnh tức là nó đang ở trong điều kiện bình thường. Khi tâm di động thì tư tưởng hình thành. Hạnh phúc hay đau khổ là một phần của tâm hoạt động này. Bất an và tham ái cũng được hình thành như thế. Nếu bạn không hiểu rõ chuyển động này, bạn sẽ săn đuổi đằng sau tư tưởng hình thành mãi, và trở thành nạn nhân của nó.
Thế nên Đức Phật dạy chúng ta hãy quan sát hoạt động của tâm. Theo dõi tâm di chuyển, chúng ta có thể thấy được những đặc tính căn bản của nó. Đó là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Bạn nên tỉnh thức và quan sát những hiện tượng tâm lý này. Bằng cách này bạn có thể học được tiến trình của nhân duyên. Đức Phật dạy rằng: Vô minh là nhân phát sinh ra hành nghiệp và mọi hiện tượng. Hành nghiệp hay sự "chủ ý" này phát sinh ra Thức và Thức lại là nhân của Thân và Tâm. Đó là tiến trình của Nhân duyên.
Khi bắt đầu nghiên cứu Phật Giáo, chúng ta thấy lối dạy theo truyền thống kinh điển đem lại nhiều lợi ích cho chúng ta. Nhưng khi tiến trình đã diễn ra bên trong chúng ta, chúng ta mới thấy rõ tầm quan trọng của sự thực hành. Những kẻ chỉ học pháp học mà không thực hành không thể nào theo kịp sự mau lẹ của tiến trình này.
Dĩ nhiên tiến trình của tâm được kinh điển hệ thống hóa và mô tả rõ ràng, nhưng kinh nghiệm vượt ra ngoài sách vở học hỏi. Sách vở không thể cho bạn biết "đây" là kinh nghiệm của si mê phát sinh, "đây" là những cảm giác phát sinh từ tác ý, "đây" là một loại tâm đặc biệt, "đây" là những cảm giác về sự khác biệt của thân và tâm. Cũng như khi bạn trèo cây và bị rơi xuống đất. Bạn không thể nào biết được là bạn đã rơi bao nhiêu thước, bao nhiêu tấc. Bạn chỉ biết bạn rơi xuống đất và thấy đau mà thôi. Không sách vở nào mô tả điều này.
Sách vở nghiên cứu Giáo Pháp được hệ thống hóa và làm cho rõ ràng, nhưng thực tế không chỉ đi theo một lối đi đơn giản. Bởi thế, chúng ta phải dùng trí tuệ sâu xa của chúng ta để nghiệm xem cái gì đã khởi sinh trong tâm kẻ giác ngộ. Kẻ giác ngộ hiểu biết qua kinh nghiệm của họ rằng tâm không phải là Ta, của Ta, không phải là Tự Ngã của ta. Khi nói cho chúng ta biết tên của các loại Tâm và Tâm Sở, Đức Phật không muốn chúng ta dính mắc vào ngôn từ. Ngài chỉ muốn chúng ta thấy tất cả đều vô thường, khổ và vô ngã. Ngài dạy hãy buông bỏ tất cả. Khi các pháp phát sinh ra hãy chánh niệm, biết chúng. Tâm thực hiện được sự ghi nhận, giác tỉnh này mới là tâm được huấn luyện đúng cách.
Khi Tâm bị khuấy động thì nhiều loại tâm, tâm sở: tư tưởng, phản ứng,... được hình thành và nảy nở liên tục. Chỉ để chúng thế, tốt cũng như xấu. Đức Phật chỉ dạy đơn giản: "Vất bỏ hết". Nhưng đối với chúng ta thì cần phải nghiên cứu tâm mình để biết làm thế nào để có thể vất bỏ chúng.
Nếu nhìn những yếu tố của tâm, chúng ta sẽ thấy tâm đi theo một tiến trình nhân quả tự nhiên: tâm sở như vậy, tâm sinh và diệt như vậy,... Chúng ta có thể thấy ngay trong sự thực hành của chúng ta: Khi chúng ta có Chánh Kiến và Chánh Niệm thì Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, theo sau. Người Giác Ngộ thấy rõ từng yếu tố của Tâm. Người Giác Ngộ chẳng khác nào một ngọn đèn. Nếu có Chánh Kiến, tức là có sự hiểu biết đúng thì tư tưởng và những yếu tố khác cũng đúng, chẳng khác nào khi thắp đèn thì ánh sáng sẽ phát sinh. Nhờ nhìn sự vật với Chánh Niệm, Chánh Kiến sẽ phát triển.
Khi quan sát cái mà ta gọi là Tâm, chúng ta chỉ thấy sự kết hợp của các yếu tố tâm khác nhau mà không có Tự Ngã. Vậy thì ta ở đâu? Cảm giác, ký ức, tất cả năm uẩn của Thân và Tâm đang dời chổ như lá cuốn theo cơn gió... Chúng ta sẽ khám phá ra điều này khi chúng ta hành thiền.
Thiền chẳng khác nào một khúc gỗ: Minh sát và suy xét ở một đầu, an tịnh và định tâm ở đầu kia. Nhặt khúc gỗ lên cả hai đầu đều lên cùng một lúc. Đầu nào là Thiền Minh Sát (Thiền quán)? Đầu nào là Thiền Định (Thiền chỉ)? Chỉ có tâm mà thôi!
Bạn không thể nào tách rời Định Tâm và Minh Sát. Chúng chẳng khác nào một trái xoài, lúc còn xanh thì chua, rồi chín thì ngọt, nhưng vẫn là trái xoài. Cái này sinh trong cái kia. Không có cái đầu tiên thì không có cái thứ hai. Những từ ngữ như vậy chỉ là sự chế định để thông đạt. Chúng ta đừng dính mắc vào danh từ. Nguồn gốc của chân trí tuệ là thấy những gì ở bên trong chúng ta. Chỉ có loại học hỏi này có điểm cuối và là loại học hỏi về chân giá trị.
Sự an tịnh ở giai đoạn đầu tiên của Định Tâm phát sinh từ sự thực hành "Nhất Tâm". Nhưng khi sự an tịnh ra đi, chúng ta lại đau khổ, vì chúng ta đã dính mắc vào nó. Đạt được sự định tâm không phải là điểm cuối vì pháp hành cấu tạo và đau khổ vẫn còn hiện hữu.
Thế nên, Đức Phật lấy sự Định Tâm, sự an tịnh này để quán xét thêm nữa. Ngài đi tìm sự thật của vấn đề cho đến khi không còn dính mắc vào sự an tịnh nữa. An tịnh chỉ là một trong vô số những hình thành của tâm, nó chỉ là một chặng trên con đường. Còn dính mắc vào sự an tịnh tức là còn dính mắc vào sự sinh thành và hiện hữu. Bởi vì khi an tịnh chấm dứt, dao động lại bắt đầu khởi lên và bạn sẽ bị dính mắc nhiều hơn nữa.
Đức Phật tiếp tục xem xét sự sinh thành và hiện hữu để tìm ra nơi chúng phát sinh. Khi chưa tìm ra được sự thật của vấn đề, Ngài dùng tâm mình quán xét thêm, xem xét mọi yếu tố của tâm, tìm xem chúng đã phát khởi như thế nào. Dầu có an tịnh hay không, Ngài vẫn tiếp tục xem xét cho đến khi Ngài hiểu rõ rằng: tất cả những gì Ngài thấy, tất cả năm uẩn của Thân và Tâm, giống như một thỏi sắt nóng đỏ. Khi thỏi sắt còn đang nóng đỏ, bạn có thể tìm được điểm nguội nào trên đó để sờ tay vào chăng? Năm uẩn cũng như vậy - nắm chổ nào cũng bị phỏng cả. Bởi thế, không nên dính mắc, dù đó là sự an tịnh hay định tâm đi nữa. Không nên nói rằng sự bình an tĩnh lặng là "Tôi" hay "Của Tôi". Nghĩ rằng "Tôi" hay "Của Tôi" sẽ phát sinh ảo tưởng đau thương về Tự Ngã - thế giới của Tham Ái và Si Mê, tức là một miếng sắt nóng đỏ khác. Trong lúc thực hành chúng ta thường có khuynh hướng nắm giữ (chấp thủ), coi những kinh nghiệm đạt được là "Tôi" hay "Của Tôi". Và bạn nghĩ "Tôi an tịnh" hay "Tôi dao động", "Tôi tốt" hay "Tôi xấu", "Tôi hạnh phúc" hay "Tôi đau khổ". Sự dính mắc này là nguyên nhân của "Sinh thành" và "Hiện hữu". Khi hạnh phúc chấm dứt, đau khổ xuất hiện. Khi đau khổ chấm dứt, hạnh phúc xuất hiện. Bạn sẽ thấy chính mình không ngừng phân vân giữa thiên đàng và địa ngục. Đức Phật thấy rõ điều kiện của Tâm là vậy, và Ngài hiểu đó là nguyên nhân sinh thành và hiện hữu. Tâm ở trong điều kiện đó nên sự giải thoát không hoàn thành được. Ngài bèn lấy những kinh nghiệm đó và quán xét chân tướng của chúng: Do có nắm giữ (chấp thủ) nên có Sanh và Tử. Trở nên hân hoan là sanh; trở nên thoái chí là tử. Có chết nên có sống. Sinh và Tử từ thời điểm này đến thời điểm kia, kế tục nhau không dứt, như một guồng bánh xe kéo chỉ quay không ngừng.
Đức Phật thấy rõ cái gì do tâm sinh ra cũng đều tạm bợ, là những hiện tượng có nhân duyên, thực sự trống rỗng. Khi ánh sáng trí tuệ này phát sinh, Ngài xả bỏ tất cả, không nắm giữ gì nữa và chấm dứt đau khổ. Bạn cũng vậy, phải hiểu những vấn đề này đúng theo chân lý. Khi hiểu rõ sự vật đúng theo chân tướng của nó, bạn sẽ thấy rằng những yếu tố tạo thành tâm thường đánh lừa bạn. Tâm chẳng có gì cả, không sinh ra cũng không chết đi. Nó tự do, chiếu sáng, chói lọi, rực rỡ, và không gì làm bận rộn nó cả. Tâm trở thành bận rộn chỉ vì nó hiểu sai và bị mê mờ bởi những hiện tượng có điều kiện này - đó là ý tưởng sai lầm về Tự Ngã. Thế nên, Đức Phật muốn chúng ta nhìn vào tâm mình xem thử lúc đầu có cái gì. Thật ra chẳng có gì cả. Sự trống rỗng này không sinh và diệt theo hiện tượng. Khi chứa đựng điều tốt, nó không trở nên tốt. Khi tiếp xúc việc xấu nó cũng không trở nên xấu. Tâm trong sạch biết những đối tượng này một cách rõ ràng - biết rằng chúng không có bản chất.
Khi tâm của thiền sinh an trụ như vậy, sẽ không có hoài nghi nữa: Có trở thành không? Có sinh không? Khỏi cần hỏi ai! Quan sát những yếu tố của Tâm, Đức Phật để chúng tự nhiên và trở thành người tỉnh thức trước chúng. Ngài chỉ nhìn với tâm xả. Những điều kiện dẫn đến Sinh không còn hiện hữu ở Ngài. Với trí tuệ hoàn toàn của Ngài, Ngài gọi chúng là Vô thường, Khổ và Vô ngã. Bởi thế nên Ngài trở thành người hiểu biết chắc chắn. Người hiểu biết chắc chắn hay giác ngộ thấy sự vật theo chân lý, không hạnh phúc hay đau khổ theo những đổi thay của điều kiện. Đó là chân bình an, vô sinh, vô lão, vô bệnh, vô tử, không tùy thuộc vào nhân quả hay điều kiện, vượt ra ngoài hạnh phúc và khổ đau, thiện và ác. Không còn cái gì để nói đến, không còn điều kiện nào để cải thiện nữa.
Do đó, hãy phát triển tâm định, an tịnh và minh sát, hãy học cách làm cho nó khởi dậy trong tâm bạn và thật sự dùng nó. Nếu không, bạn chỉ biết Phật giáo qua ngôn ngữ, danh từ. Mặc dầu khi hiểu rành pháp học, bạn có thể đi khắp nơi giảng giải cho mọi người biết giáo pháp, những đặc tính của cuộc đời; bạn có thể thông thái, hoạt bát, nhưng khi sự vật hiện khởi trong tâm, bạn có theo được chúng không? Khi tiếp xúc với vật ưa thích, bạn có tức khắc dính mắc vào nó không? Khi gặp chuyện bực mình, người giác ngộ có giữ sự bực mình trong tâm hay họ để nó ra đi? Nếu bạn thấy những điều bạn không thích mà vẫn nắm giữ hay kết án nó thì bạn nên suy tư như sau: Như vậy không đúng đâu, không cao thượng đâu. Nếu bạn quan sát tâm như vậy, bạn sẽ thật sự hiểu chính mình.
Tôi không dùng từ ngữ trong kinh điển để thực hành. Tôi chỉ nhìn vào kẻ giác ngộ. Nếu tôi ghét người nào, tôi hỏi tại sao? Nếu tôi không thương một người nào, tôi hỏi tại sao? Những gì khởi sinh hãy dò đến tận cội nguồn của nó thì bạn có thể giải quyết được vấn đề yêu ghét và khiến chúng để bạn ở yên một mình. Tất cả đều trở về và khởi sinh trong kẻ giác ngộ. Nhưng không phải chỉ nghe suông là đủ đâu, phải liên tục và quyết liệt thực hành mới được.

Tiểu Luận Kinh Pháp Hoa


A.DẪN NHẬP
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thị hiện trong cõi Sa Bà với mục đích “Khai Thị Chúng Sanh Ngộ Nhập Phật Tri Kiến” mà Ngài đã khẳng định trong kinh Pháp Hoa. Chúng sanh vì đắm chìm trong cảnh giả tạm của đời thường mà phải chịu luân hồi sanh tử trong muôn kiếp. Do lầm chấp vọng tưởng đảo điên lấy giả tạm làm chơn thật, bỏ hình theo bóng cho nên chúng sanh mới bị cuốn trôi theo dòng xoáy của luân hồi sinh diệt. Đức Phật luôn muốn chúng sanh nhận được cái lẽ chân thật của cuộc đời và nhận ra cái bản thể thanh tịnh của mình. Cái bản thể ấy vốn không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch vẫn thường hằng dù ở bất cứ cảnh giới nào. Đó chính là cái Tri Kiến Phật, tri kiến Như Lai, tri kiến giải thoát.. Cho nên Đức Phật mới dùng phương tiện bằng những thí dụ cụ thể để dẫn dắt chúng sanh tìm đưọc nguồn hạnh phúc thật sự của mình. Đức Phật đã dùng những hình ảnh thí dụ cụ thể trong kinh Pháp Hoa đây là phương pháp gần gũi đối với chúng sanh. Người nghe thông qua những ví dụ ấy có thể hiểu ngay và hiểu một cách chính xác ý kinh.
- Lý Do Chọn Đề Tài: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là một trong những bộ kinh Đại thừa được phổ biến rộng rãi nhất và được nhiều người trì tụng nhất. Toàn bộ những lời dạy trong kinh nhằm chỉ cho chúng sanh thấy được Tri Kiến Phật của mình. Đó là trí giác ngộ mà mỗi chúng sanh đều có. Đặc biệt, trong bộ kinh này Phật xác định chủ đích của Ngài ra đời là chỉ nói một Phật thừa chứ không có thừa nào khác, ngoại trừ phương tiện.Với bộ kinh Đại thừa được phổ biến rộng như thế chắc nhiều người sẽ cần được hiểu biết nhiều hơn về bộ kinh này. Vả lại, bộ kinh bao gồm nhiều phẩm và nghĩa lý lại cao thâm nên không phải ai cũng có thể đọc trọn bộ huống chi là hiểu hết ý nghĩa của kinh. Cho nên người viết đã chọn đề tài TÌM HIỂU THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT THÍ DỤ & ẨN DỤ QUA KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA với mục đích nhằm nêu ra một số hình ảnh thí dụ cụ thể để phân tích tìm hiểu thâm ý giáo dục mà Đức Phật đã đề cập đến.
- Phạm Vi Nghiên Cứu: Trong quá trình nghiên cứu TÌM HIỂU THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT THÍ DỤ & ẨN DỤ QUA KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA người viết đã tìm đọc các tập tài liệu có liên quan đến vấn này. Người viết phải trải qua một quá trình nghiên cứu rất công phu, đòi hỏi cần có nhiều thời gian cho việc sưu tầm và soạn thảo.Vì trong phạm vi tiểu luận này số trang có hạn. Cho nên, người viết chỉ khát quát về đề tài đã chọn.
- Phương Pháp Nghiên Cứu: Phương pháp để thực hiện tiểu luận này, người viết đã tích ít thành nhiều, dựa vào kiến thức đã học tập ở trường, cũng như một số tư liệu hiện có để so sánh và đối chiếu. Với đề tài trên, người viết sẽ sử dụng thủ pháp nghệ thuật thí dụ và ẩn dụ bằng nhiều dẫn chứng cụ thể. Nhằm mục đích tạo cho nội dung của tiểu luận thêm nhiều chi tiết mới mẻ và lôi cuốn đọc giả.
B. NỘI DUNG
1. Giới Thiệu Tổng Quát Bản Văn Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
1.1 Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Là Tác Phẩm Văn Học Hán Tạng.
Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập đã thực hiện hai yếu tố: khế lý và khế cơ. Khế lý là nhấn mạnh về tính tư tưởng. Khế cơ là nhấn mạnh về tính lịch sử. Nhờ khế lý, tư tưởng luôn phong phú, sâu sắc, mà mình vẫn là mình. Do khế cơ nên mọi hình thái sinh hoạt, thể hiện, truyền đạt luôn đa dạng, gắn bó mà không hề mất gốc. Cho nên: “Kinh Pháp Hoa đã đánh dấu thời kỳ lịch sử Phật giáo khi Ðức Thích Ca Mâu Ni không còn được xem là một nhân vật lịch sử phải chịu nhận số phận của một chúng sinh giả tạm, vì Ngài không còn là Ðức Phật mang tính chất người, mà chính là một vị sống bằng sự vĩnh cửu đối với lợi ích của mọi chúng sinh” . Hòa thượng Trí Quang, trong bản dịch kinh Pháp Hoa đã bàn đến câu kệ nơi phẩm Thọ lượng, đã viết: "Chỗ này nói gì? Nói Phật không mất đi đâu cả. Phật ở bên ta. Ta không thấy Phật vì cái thấy của ta thấy có sống chết mà Phật thì bất sinh bất diệt" . Để khẳng định Kinh Pháp Hoa là một tác phẩm văn học Hán tạng thì phải có những thủ pháp nghệ thuật được áp dụng. Ở đây xin nêu hai thủ pháp chính mà kinh Pháp Hoa đã sử dụng:
- Thủ pháp Thí Dụ: Là thủ pháp dùng một hình ảnh cụ thể, một trường hợp điển hình để minh họa cho một vấn đề nào đó được đưa ra. Trong các thời thuyết pháp của Đức Phật đều đưa ra những hình ảnh ví dụ. Nội dung thuyết giảng sẽ được trình bày cụ thể, đảm bảo tính trong sáng xúc tích và đem lại hiệu quả cao cho người nghe. Việc sử dụng những hình ảnh mang tính đặc trưng, nhằm chuyển hóa tâm thức chúng sanh ra khỏi tham sân si. Mỗi lời kinh tiếng kệ đều ghi nhận một hình ảnh sinh động, cụ thể để lại dấu ấn tâm linh cho người tiếp nhận thông qua những hình ảnh thí dụ tiêu biểu. Thí dụ được dùng nhiều trong kinh nhất là kinh điển Đại thừa, đơn cử là kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Đức Phật đã dụ chàng cùng tử (Phẩm Tín Giải thứ 4), dụ cỏ thuốc (Phẩm Dược Thảo thứ 5), dụ hóa thành (Phẩm hóa thành thứ 6), dụ viên ngọc trong áo (Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký thứ 8), cao nguyên đào giếng (Phẩm Pháp Sư thứ 10), dụ viên châu trên đảnh (Phẩm An Lạc Hạnh thứ 14)…, Theo kinh Pháp Hoa bản dịch của HT Thích Trí Tịnh, thành hội PG tp. HCM, 1996. Thì nhà lửa được dụ là nhà tâm thức của chúng sanh đang trú ngự. Nó đang thiêu đốt bằng những ham muốn dục vọng của tâm điên đảo. Ngôi nhà đang bốc cháy dụ cho chúng sanh đang bị bức bách bởi: sanh, già, bệnh, chết thiêu đốt ngày đêm. Ba loại xe dụ cho tam thừa (Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát) nhưng hợp nhất lại chỉ có một thừa đó chính là Phật thừa. Đặc trưng của thủ pháp nghệ thuật trong kinh Pháp Hoa là dùng thí dụ để thể hiện chân lý thì chân lý càng hiển lộ để cho chúng sanh càng thấu đạt một cách dễ dàng. Thí dụ “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô” để chỉ cho thân này là giả tạm, mong manh.
- Thủ Pháp Ẩn Dụ:
Đây vừa là thủ pháp nghệ thuật đồng thời là hiện tượng tư duy. Trong phạm vi nghĩa hẹp là biện pháp tu từ. Chuyển đặc tính của đối tượng này cho đối tượng khác theo nguyên tắc có sự tương đồng hoặc tương phản về mặt nào đó giữa chúng. Được so sánh ẩn dụ nổi bật ở tính biểu cảm. Mở ra khả năng vô tận cho việc nhìn ra nét gần nhau của những sự vật hiện tượng khác xa nhau. Thủ pháp ẩn dụ được sử dụng rất nhiều trong kinh điển Phật giáo rất đặc sắc. Thực chất ẩn dụ là một cách nghĩ mới về đối tượng, nó có thể phát hiện bản chất ẩn dấu ở mỗi đối tượng v…v. Với ẩn dụ theo nghĩa rộng như là kiểu hình tượng liên tưởng do trí tưởng tượng tạo ra ở những tình huống nhất định và nhất là với mục đích biểu cảm thẩm mĩ. Ẩn dụ là lối so sánh ngầm, như biện pháp tu từ được sử dụng rất phổ biến trong kinh điển Phật giáo. Nhìn chung nội dung đề tài của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì vô cùng phong phú, hết sức dồi dào, đa dạng. Và như chúng ta sẽ thấy, các hình ảnh thí dụ cụ thể trong kinh đã trở thành sự lôi cuốn cho nhiều thế hệ dịch giả qua các thời đại.
1.2 Giới thiệu Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Theo các tài liệu về lịch sử Phật giáo hiện đại như Đại Thừa Phật Giáo Tư Tưởng Luận của Kimura - Taiken cũng như một số tài liệu khác thì Phật giáo Đại thừa có mặt tại Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ I trước Tây lịch cho đến thế kỷ thứ I sau Tây lịch. Đại thừa phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ thứ II trở đi. Kinh Pháp Hoa xuất hiện vào năm 286 TL do Ngài Trúc Pháp Hộ dịch đề là Chánh Pháp Hoa Kinh (10 quyển). Trước đó không lâu vào năm 256 TL tại Giao Châu có Ngài Chi Cương Lương cũng dịch lấy tên là Pháp Hoa Tam Muội (6 quyển), nhưng hiện trong Tạng chỉ có một quyển Pháp Hoa Tam Muội do Trí Nghiêm đời Lưu Tống dịch. Ðời Ðao Tần, Ngài La Thập dịch vào năm 404 lấy tên Diệu Pháp Liên Hoa (7 quyển). Ðời Tùy năm 601 TL hai Ngài Xà Na và Cấp Ða cũng dịch lấy tên là Thiên Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa (7 quyển). Bộ Pháp Hoa thường được nghiên cứu học hỏi là bộ do Ngài La Thập dịch 7 quyển 28 phẩm. Thiên Thai tông chọn kinh này làm bản kinh chính yếu để lập tông, và chia 28 phẩm ra làm hai phần: Phần đầu gồm 14 phẩm trước, gọi là tích môn tích hóa, gọi tắt là tích môn, phần sau gồm 14 phẩm sau, gọi là bản môn bản hóa, gọi tắt là bản môn (môn dạy không phải là cửa mà là phương diện). Sự phát triển Phật giáo Đại thừa là tất yếu để đáp ứng nhu cầu tâm thức và tâm linh của thời đại. Trước Pháp Hoa, kinh điển Đại thừa đã xuất hiện khá phong phú như Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Duy Ma Cật v.v… Pháp Hoa xuất hiện như là bước tiếp nối tổng hợp tư tưởng Đại thừa của các kinh trên. Kinh Pháp Hoa, xét về mặt số lượng thì chỉ là một bộ kinh loại vừa, nhưng về mặt tư tưởng, với việc thuyết minh cùng khẳng định giáo pháp Nhất thừa, khẳng định khả tính giác ngộ nơi mọi chúng sinh, khẳng định tính thường trụ của Phật trong mọi hiện hữu..., nên các nhà nghiên cứu Phật học Ðông, Tây, xưa nay đều xác nhận đây là bộ kinh thuộc loại vĩ đại của Phật giáo Bắc truyền. Học giả Nhật Bản Nikkyo Niwano, nơi lời nói đầu của sách "Ðạo Phật ngày nay, một diễn dịch mới về 3 bộ Pháp Hoa" (Buddhism For Today, a modern interpretation of the threefold Lotus Sùtra) đã viết: "Theo ý kiến thông thường được chấp nhận thì trong các kinh Phật, kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma-pundarika-sùtra) thường được gọi là kinh Pháp Hoa, là kinh tuyệt diệu nhất..." .
1.3 Tóm tắt nội dung Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Đề kinh tiếng Phạn là Saddharma Pundarika Sutra. Từ “Sad” ngài Pháp Hội dịch là Chánh, ngài La Thập dịch là Diệu; “Dharma” là pháp; “Pundarika” là hoa sen trắng; “Sutra” là kinh. Dịch là Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, gọi tắt là Pháp Hoa Kinh. Diệu pháp là chân lý. Chân lý có chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Hoa sen trắng tượng trưng cho sự thanh khiết, thanh tịnh, không ô nhiễm. Vậy Diệu pháp là Thật tướng không tách khỏi cuộc đời bụi bặm. Trong cõi ô trược, chúng sanh vẫn có thể vươn lên giải thoát hoàn toàn, như hoa sen mọc ở trong bùn mà vươn lên trên bùn, không bị ô nhiễm mà còn tỏa sắc hương. Kinh Pháp Hoa được giới thiệu trình bày qua hai hình thức : -Giới thiệu kinh qua chủ đề “Khai thị chúng sanh ngộ nhập Phật tri kiến”: Phẩm Tựa trình bày tổng quát hiện tượng và bản thể của vũ trụ pháp giới. Phẩm 2 đến phẩm 10 mở bày cái thấy biết của Phật. Phẩm 11 đến 22 chỉ cho thấy chỗ thâm áo của Phật tri kiến. Phẩm 23 đến 28 nói về thể nhập Phật tri kiến. - Giới thiệu kinh qua khái niệm về Tích môn và Bổn môn của tông Thiên Thai. Kinh Pháp Hoa chia làm 2 phần : 14 phẩm đầu thuộc Tích môn, 14 phẩm sau thuộc Bổn môn. Phần Tích môn chia làm 3 phần : Dẫn nhập, chánh tông và kết luận. Phẩm 1 là dẫn nhập, phẩm 2 đến phẩm 9 là chánh tông, phẩm 10 đến 14 là kết. Phần Bổn môn cũng chia làm 3 phần như trên. Nửa đầu phảm 15 là phần dẫn nhập (có nơi cho rằng phẩm 1 là phần dẫn nhập cho cả 2 môn). Nửa phần sau của phẩm 15 đến phẩm 16 và nửa đầu phẩm 17 là phần chánh tông, nửa sau của phẩm 17 cho đến phẩm 28 là phần kết. Phần Tích môn là phần giáo lý của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni có sanh ra, lớn lên, xuất gia, thành đạo, nhập diệt, dạy giáo lý thoát khổ ở cõi thế gian này. Trong kinh, phần nào thuyết pháp ở núi Linh Thứu thì thuộc về Tích môn, còn gọi là Chân lý tương đối. Phần Bổn môn là phần gốc, là nền tảng của Tích môn. Nghĩa là Đức Phật đã thành Phật từ vô lượng kiếp. Phật hiện hữu suốt chiều dài của thời gian và phổ biến cả không gian. Chân lý của Bổn môn là tuyệt đối. Nhờ giáo lý Bổn môn mà lý giải tất cả chúng sanh đều thành Phật, vì tất cả chúng sanh đều có Phật tánh. Đây là điểm đặc thù của Pháp Hoa.
2. Tìm Hiểu Thủ Pháp Nghệ Thuật Thí Dụ & Ẩn Dụ Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa có 28 phẩm nói về Diệu pháp, không ngoài quyền, thật, bản, tích mà Đức Phật muốn nói. Quyền là chín cõi và ba thừa. Thật là cõi Phật và Nhất thừa. Bản là Phật đã thành Phật từ lâu vô lượng kiếp. Tích là việc giáo hóa sau khi chứng đạo dưới cội Bồ-đề. Mười bốn phầm đầu là Tích môn, khai quyền hiển thật. Mười bốn phẩm sau là Bản môn, khai tích hiển bản. Nhưng hai môn Tích, Bản, Khai và Hiển lại tùy theo căn cơ có lợi độn mà có ra ba châu bảy dụ không đồng. Ba châu là: Pháp thuyết châu: Vì hạng người thượng căn, nói về Nhất thừa. Tam thừa, chỉ có một người là Xá-Lợi-Phất đắc ngộ, mà chính trong phẩm Phương tiện nói rõ. Dụ thuyết châu: Vì hạng người trung căn, nói về ba xe, một xe. Có bốn đại đệ tử là Ca-Diếp .v.v.. lãnh hội, mà chính trong phẩm Thí dụ nói rõ. Nhân duyên thuyết châu: Vì hạng người hạ căn nói về nhân duyên đời trước. Có một ngàn hai trăm Thanh Văn được thọ ký, mà chính trong phẩm Hóa thành dụ nói rõ. Việc giáo hóa theo Tích môn như vậy rốt cùng ở tại ba châu. Châu có nghĩa là rốt cùng. Rốt cùng đối lại với bắt đầu. Hạng thượng căn bắt đầu ở tại Lộc Uyển, bẩm thụ tiểu pháp, rốt cùng ở tại hội Pháp Hoa được thọ ký. Hạng trung căn chiếu theo đó mà biết. Hạng hạ căn bắt đầu gieo giống lành ở tại chỗ Phật Đại Thông đời quá khứ, rốt cùng nhờ tại hội Pháp Hoa nhắc lại nhân duyên mà được mở tỏ. Vì thế gọi là ba châu. Bảy dụ là: Dụ Nhà lửa, Dụ Cùng tử, Dụ Cỏ thuốc, Dụ hóa thành, Dụ Ngọc trong áo, Dụ viên châu trên đỉnh, Dụ Thầy thuốc. Với những dụ này đã khiến cho chúng sanh nghe pháp tự hiểu, khởi tâm tin tri kiến của Như Lai. Bởi chúng sanh từ lâu đã mê lầm trong bóng tối, nay nghe pháp Phật nói liễu ngộ tự tâm giông như hoa sen nở. Ở đây chúng ta cần tìm hiểu kỹ về bảy dụ trên được thông qua vài phẩm trong kinh để thấy được thủ pháp nghệ thuật Thí dụ & Ẩn dụ trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
2.1 Phẩm Thí Dụ
Trong phẩm này Đức Phật dùng hình ảnh ngôi nhà hư sụp nguy hiểm, đầy những ác quỷ, trùng độc, thú dữ, lại thêm lửa dữ tứ bề để diễn tả một thực trạng sống khốn khổ của chúng sanh trong Tam giới. Các con ngu dại, tự thân ở trong chỗ nguy hiểm ập tới mà vẫn mê say vui đùa không hay không biết để ví cho sự mê lầm của chúng sanh. Trưởng giả vì cứu các con mà phải tự mình vào nhà lửa, tìm phương cách để dụ dẫn các con ra khỏi nhà lửa. Trước nói thực trạng hiểm nguy mà các con không hiểu, không nghe theo; sau cùng Trưởng giả phải dùng phương tiện nói hứa cho các con ba xe để ngoài cửa. Ba thứ xe mà ông Trưởng giả nói cho các con là xe dê, xe hươu, xe trâu.Ba thứ xe mà ông Trưởng giả nói cho các con là xe dê, xe hươu, xe trâu. Xe dê là chỉ cho hàng Thanh Văn Tiểu Quả chỉ cầu tự thân thoát ly tham, sân, si, khổ đau của sinh tử, nhờ sự chỉ đạo của đạo sư. Xe hươu là chỉ cho bậc Duyên Giác Trung thừa, những vị tự giải thoát khỏi tam giới do nỗ lực của tự thân, có trí tuệ giải thoát mạnh hơn hàng Thanh Văn. Xe trâu là chỉ cho hàng Bồ Tát, những bậc có khả năng tự đi ra khỏi tam giới, ngoài ra còn có khả năng và hạnh nguyện giúp cho các chúng sanh khác đi ra khỏi tam giới không mệt mỏi. Hàng đệ tử này đang đi vào Phật trí. Mặc dù ông Trưởng giả hứa cho các con ba thứ xe nhưng khi chúng ra ngoài an ổn ông chỉ ban cho một thứ xe lớn. “Xe đó cao rộng, chưng dọn bằng các món báu, lan can bao quanh, bốn phía treo linh, lại dùng màn lọng giăng che ở trên, cũng dùng đồ báu đẹp tốt lạ mà trau dồi đó, dây bằng báu kết thắt các dãi hoa rũ xuống, nệm chiếu mềm mại trải chồng, gối đỏ để trên, dùng trâu trắng kéo, sắc da mập sạch, thân hình mập đẹp, có sức rất mạnh, bước đi ngay thẳng mau lẹ như gió, lại có đông tôi tớ hầu hạ đó” . Xe lớn là dụ cho Đại thừa giáo pháp mà Đức phật muốn mọi người sẽ đạt tới cứu cánh quả vị Phật. Biết tâm niệm chúng sanh còn thấp kém chưa thể nói ngay Nhất thừa nên Phật phương tiện nói Tam thừa. Đức Phật thấy chúng sanh chỉ ham quả vị nhỏ, chưa có ý mong muốn Niết bàn rốt ráo nên mới thuận theo họ nói những pháp họ ưa thích. Sau đó, Phật chỉ nói Nhất thừa mà không nói theo chỗ đã hứa vì Phật thấy được trong hội chúng đã có sự chuyển đổi và có thể lãnh hội được. Ba Xe của Trưởng giả hay Tam thừa của đức Phật là những phương tiện nhằm đối trị tâm niệm chúng sanh trong một giai đoạn nhất định nào đó. Khi đã đạt được rồi thì không thể giữ mãi pháp ấy.
2.2 Phẩm Tín Giải
Các vị Tôn giả như Đại Mục-kiền-liên, Đại-Ca-diếp, Tu-bồ-đề, Ca-chiên-diên nghe đức Phật nói thí dụ Nhà Lửa và Ba Xe, đã liễu ngộ nên rất vui mừng và sanh lòng tin kiên cố. Từ đó các Ngài trình lên Thế Tôn nỗi vui mừng của mình qua ví dụ gã Cùng Tử trong phẩm Tín Giải. Tín giải là nấc thang rất quan trọng đầu tiên để hành giả tu tập bước vào đạo. Người tu hành nếu không tin thì không bao giờ nghe lời Phật dạy. Nhưng dù có nghe lời Phật dạy mà không tin thì chắc họ cũng không tìm hiểu làm gì. Từ lòng tin đó mà nghe và hiểu rồi suy nghĩ thì mới có giải. Từ sự giải đó mà biết có hành. Có hành thì mới có chứng. Cho nên tín, giải, hành, chứng là bốn tầng thứ bậc của sự tu hành đối với giáo lý hạnh quả. Chữ tín rất quan trọng nên Luận Đại Trí Độ nói: “Phật pháp như biển cả, có tin mới vào được, có trí mới qua được”. Sách Nho cũng nói: “Người không có lòng tin không lập được” (vô nhân vô tín bất lập). Nhưng tín mà không có tuệ là tin mù quáng trở nên cuồng tín, còn có tuệ mà không có tín thì tuệ đó là thế trí biện thông, dễ đi vào tà kiến. Cho nên, hành giả phải có đầy đủ tín giải mới đi vào Phật pháp được. Cho nên, giáo pháp của Phật nói ra chỉ có Nhất thừa hay Phật thừa mà thôi. Tuy nhiên, vì căn cơ của chúng sanh chưa hiểu thấu, chưa rốt ráo nên phương tiện nói Tam thừa và Tam thừa ấy cuối cùng rồi cũng đi đến Nhất thừa. Tam thừa ví như hành giả đang đi được nửa đường tới Nhất thừa chứ không phải đến nơi nào khác. Tới đây các Ngài hiểu vì sao Phật “Khai quyền hiển thật” nên đã tín giải. Từ trước đến giờ, các Ngài chỉ niệm tưởng đến ba môn giải thoát là không, vô tướng, vô tác, không có ý mong cầu quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác. Trong phẩm này Đức Phật đã sử dụng pháp đồng sự như là một phương tiện để độ sanh. Trong phẩm nầy kể chuyện Đức Phật qua hình tượng ông Trưởng Giả đã cùng làm việc với chúng sanh, cùng trò chuyện với chúng sanh và chỉ cho chúng sanh những phương pháp tu tập vượt thoát khổ đau. Đức Phật đã chỉ cho chúng sanh ánh sáng chân lí của cuộc đời, như sự nhiệm mầu trong cuộc sống mà rất ít người nhận ra. Chánh kinh đã diễn tả ông trưởng giả đã mặc áo thô rách trỉn dơ đến gần gã Cùng Tử để cho gã không còn thấy sự cách biệt giữa ông chủ và kẻ tôi tớ. Vì ông biết gã Cùng Tử nầy chính là con mình vì một niệm sai lầm đã rời bỏ ông đi lang thang khi khi còn nhỏ dại. Khiến cho cuộc sống phải lao đao lận đận vô cùng. Ông trưởng giả thương xót con mình bèn dùng phương tiện đến gần với con, để an ủi, để chỉ bày, lần lần tập cho con dần làm chủ rồi mới tuyên bố nhận con. Đức Phật cũng vậy đến với hết thảy chúng sanh bằng tất cả cuộc đời mình. Đức Phật biết rõ chúng sanh vốn do bị si mê lầm chấp mà xa rời chân tánh (nhân tối sơ nhất niệm sai thù - 因最 初 一 念 差 殊). Nên Ngài đến với chúng sanh như một người đồng sự để sẻ chia bao nỗi khổ đau của con người, rồi lựa chọn những cơ hội thuận tiện giảng giải cho họ nghe những chân lí mà Ngài đã tìm ra. Chúng sanh nhờ đó mà thoát khỏi sanh tử luân hồi.
2.3 Phẩm Dược Thảo Dụ
Chỉ vì chúng sanh căn tánh không đồng, nên tùy theo mọi loại mà tự thành lãnh thọ. Vì muốn giải quyết nghĩa bình đẳng để ngừa sự nhận lầm, nên Đức Phật nói phẩm Dược Thảo Dụ: Mây đầy khắp trời che trùm muôn vật, đồng một loạt mưa xuống, chỉ rưới một thứ nước, cũng không chỗ ít chỗ nhiều. Mặc dù một trận mưa không mảy mún riêng tư nhưng các thứ loại cỏ tùy theo phận của mình mà được thấm nhuần mỗi mỗi riêng khác. Cứ xem nơi cỏ cây thời ấy sự hấp thụ không đồng, nhưng không đồng là tự cây cỏ nơi giống loại sai khác, chứ nước mưa chỉ một vị mà thôi. Đức Phật đưa hình ảnh ví dụ những cây cỏ để ẩn dụ cho lòng từ bi của ngài bao la rộng lớn bao bọc cả quần sanh, dùng Viên âm ban cho phép Nhất vị bình đẳng Pháp của Như Lai vốn không sai khác, mà có sai khác là nơi căn cơ của chúng sanh không đồng đều. Qua đây chúng ta thấy rõ tôn ý của Phật là “Chỉ có một thừa không hai cũng không ba” làm cho người nghe xong dụ Dược Thảo liền trừ chấp kiến, có thể sâu vào pháp huệ bình đẳng của Như Lai chính là khai hiển Phật tri kiến vậy. Tóm lại, chúng sanh bình đẳng về chủng trí, Phật bình đẳng Phật nói pháp nhất thừa. Còn lợi ích về sự giải thoát cũng bình đẳng nhưng tuỳ theo sự hấp thụ của mỗi loài. Ở đây chúng ta nên hiểu bình đẳng ở chất chứ không phải lượng.Tư tưởng này ngay trong Phẩm Phương Tiện Phật đã nói qua bài kệ: “Chư Phật lưỡng túc tônBiết pháp thường không tínhGiống Phật theo duyên sanh, Cho nên nói nhất thừa, Là pháp trụ pháp vị, Tướng thế gian thường trụ”. Bài kệ này đã khẳng định sự bình đẳng một cách tuyệt đối và trường tồn.
2.4 Phẩm Hóa Thành Dụ
Đức Phật đã sử dụng hóa thành để làm phương tiện để dìu dắt chúng sanh dần dần ra khỏi biển khổ sanh tử đạt đến Tri Kiến Phật. Chúng sanh căn tánh ám độn phần nhiều giãi đãi biếng nhác chỉ thích làm những công việc dễ làm lại hay nghi ngờ khả năng của chính mình, đây gọi là ti mạn. Với những loại chúng sanh như thế Đức Phật đã sử dụng hóa thành như một phương tiện để độ họ. Vì sao? Vì ai cũng mong muốn con đường đi của mình thật ngắn, thật nhanh đến đích. Nên Đức Phật đã dựng lên hóa thành để chúng sanh có điểm tựa dùng làm nghỉ ngơi, khiến cho thần trí sau khi nghỉ trở nên minh mẫn, nhiệt huyết tràn đầy trở lại, Đức Phật mới diệt hóa thành đưa họ đến bảo sở để đạt được sự cứu cánh toàn vẹn. Hóa thành là niết bàn hữu dư y của hàng Thanh Văn. Bảo sở ấy chính là Tri Kiến Phật, tri kiến Như Lai là niết bàn vô dư y. Như vậy, Hóa thành là phương tiện, Bảo Sở là cứu cánh muốn đạt được cứu cánh tất phải sử dụng phương tiện. Đức Phật cũng thế muốn chỉ cho chúng sanh Tri Kiến Phật, tri kiến giải thoát tất phải dùng phương tiện quyền biến. Tại phẩm nầy Đức Phật không những quyền biến phương tiện tạo ra hóa thành như niết bàn cho hàng Thanh Văn. Để cho hàng đệ tử không thấy ngán ngại Phật Đạo sâu xa khó thành tựu được , mà Đức Phật còn dùng thuyết nhơn duyên để làm rõ căn cơ nhiều đời nhiều của hàng đệ tử khiến họ nhận rõ bản tâm vốn không sanh không diệt. Từ những nhân duyên Đức Phật chỉ ra cho hàng đệ tử đương cơ biết rằng; thật ra họ từ lâu đã theo học với Thế Tôn chứ không phải chỉ mới kiếp nầy. Từ đó nguời đệ tử ý thức được con đường của mình đã đi, đang đi và sẽ đi, những kết quả mà mình đạt được, đang đạt được và sẽ đạt được tri kiến giải thoát, Tri Kiến Phật để hoàn thành sự nghiệp giải thoát cho chính mình.
2.5 Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký
Trong phẩm này năm trăm vị đệ tử của Phật đã được thọ ký xong, các vị nói ví dụ để tỏ chỗ sai lầm của mình “Thí như có người đến nhà bạn thân say rượu mà nằm. Lúc đó người bạn thân có việc quan phải đi mới lấy châu báu vô giá cột trong áo của gã say cho đó rồi đi. Gã đó say nằm không hay biết, sau khi dậy bèn dạo đi đến nước khác. Vì việc ăn mặc gã phải gắng sức cầu tìm rất nỗi khó nhọc, nếu có được chút ít bèn cho là đủ. Lúc sau người bạn thân gặp gỡ thấy gã bèn bảo rằng: chao ôi! Anh này, sao lại vì ăn mặc mà đến nỗi này. Ta lúc trước muốn cho anh được an vui đem châu báu vô giá cột vào áo anh, nay vẫn còn đó, mà anh không biết. Nay anh đem ngọc báu đó đổi lấy đồ cần dùng, thì thường được vừa ý, không bị thiếu thốn.” .Ở đây, Các vị Thánh đệ tử ví mình như gã say rượu không nhận ra châu báu vô giá.Viên ngọc vô giá dụ cho hạt giống Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Được chút ít cho là đủ cũng như sự chấp nhận quả nhỏ của các vị A la hán.Người bạn chỉ châu báu trong áo dụ cho đức Phật giác ngộ cho hàng Thanh Văn phải thấy được Phật trí mới thật là diệt độ. Ở những phần trước, đức Phật nói pháp và lần lượt thọ ký cho những bậc thượng căn thượng trí. Đến đây, Phật tiếp tục thọ ký rộng rãi cho đến chúng sanh hạ căn. Đây là điều mà Thế Tôn đã đề cập một cách tế nhị trong phẩm thứ hai: “Tất cả chúng sanh đều sẽ thành Phật vì tất cả đều có Phật tánh”. Việc thọ ký cho hội chúng Thanh Văn thành Phật một lần nữa thiết lập lòng tin cho chúng sanh về khả năng thành Phật của mình. Sự vui mừng của 500 vị A la hán khi giác ngộ giáo lý Nhất thừa là một sự thật để xác định lại ý nghĩa trên, tức là khả năng thành Phật. Qua đó, chúng sanh càng tin tưởng hơn lời dạy của Phật để phấn đấu tu tập đạt được mục đích giải thoát. Ngọc vô giá hay Phật tính vốn có sẵn nơi mỗi chúng sanh. Nó không phải ở đâu xa mà nó rất gần gũi, ngay trong ta. Phật tính ấy rất mầu nhiệm, không phải mong cầu, chờ đợi hay chiếm đắc mà được bởi vì Phật tính hay thực tại vô ngã tính nằm ở khắp mọi nơi xưa nay như vậy. Chỉ khi nào chúng sanh quay về thực tại không còn chấp trước tham ái thì sẽ thấy Phật tính ấy hiển hiện. Cũng như chư vị A la hán, khi quay về đạo Nhất thừa cảm thấy vô cùng vui sướng vậy.
2.6 Phẩm An Lạc Hạnh
Trong phẩm này có thí dụ một vị vua Chuyển Luân Thánh Vương muốn hàng phục các nước nhỏ mà các nước nhỏ không tuân mạng lệnh, nên vua đem binh đánh dẹp. Quan quân đánh giặc có công, vua tuỳ theo công mà ban thưởng cho ngọc ngà châu báu hay thành ấp…Đối với vị tướng lãnh có công lớn nhất thì vua lấy hạt minh châu trong búi tóc mà thưởng. Khi vua thưởng hạt minh châu ấy, tất cả quyến thuộc đều kinh ngạc, vì hạt minh châu là vật quý nhất mà vua lại lấy đem ra ban thưởng.Chuyển Luân Thánh Vương là dụ cho Phật Binh tướng là dụ cho các vị Thánh đệ tử PhậtGiặc là các ma phiền não, ma ngũ ấm, ma chết…Minh châu trong búi tóc dụ cho Kinh Pháp Hoa. Qua nội dung trên, khi các quan binh đánh giặc có công thì vua ban thưởng tuỳ theo công đó. Chỉ có người có công nhiều nhất mới được vua ban viên minh châu vì nó quý và chỉ có một. Đức Phật cũng vậy. Các đệ tử chiến đấu với ma ngũ ấm, ma phiền não... tùy theo công mà Phật có những pháp ban thưởng như thiền định, giải thoát, vô lậu, thành quách Niết bàn…. Tuy nhiên, chỉ có người có công lớn nhất Phật mới ban thưởng Kinh Pháp Hoa. Từ ý nghĩa này, ẩn dụ cho hành giả cần phải tu tập nhìn lại mình để xem mình đã có công gì chưa và Phật đã ban thưởng gì không. Nếu chúng ta chiến thắng những thứ ma như đã nói trên tức là chúng ta đã có công và tất nhiên là có thưởng. Phần thưởng là sự an lạc hạnh phúc ngay trong hiện tại.
2.7 Phẩm Như Lai Thọ Lượng
Trong phẩm này có ví dụ “Ví như vị lương y, trí tụê sáng suốt, khéo luyện phương thuốc trị các bệnh. Người đó nhiều con cái……………Người cha nghe các con đều đã lành mạnh, liền trở về cho các con đều thấy” . Ở đây vị lương y dụ cho đức Phật Các con uống nhầm thuốc độc dụ cho sự vô minh tham ái. Những người con chịu uống thuốc khỏi bệnh dụ cho chúng sanh nghe pháp và hành pháp, thoát khỏi vô minh tham ái. Những người con không chịu uống thuốc dụ cho chúng sanh chìm đắm quá sâu vào ngũ dục,vô minh. Người cha bỏ nhà đi nước khác dụ cho Phật phương tiện Niết bàn. Người cha trở về dụ cho Như Lai bất sanh bất diệt. Qua thí dụ chúng ta có thể rút ra. Từ khi đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt, những bài pháp của Ngài nói ra luôn tuỳ thuộc vào trình độ tu chứng của chúng sanh.Sự kiện đức Phật nói là đã thành Phật từ vô lượng kiếp và đã giáo hoá vô lượng chúng Bồ tát tại cõi Ta bà này đã làm cho hội chúng ngơ ngác mặc dù vẫn tin rằng đó là lời nói thật. Từ trước đến nay, ai cũng thấy rằng đức Phật xuất thân từ dòng họ Thích, tu chứng đạo và trong 45 năm thuyết pháp độ sanh. Nay bỗng nghe nói đã thành Phật từ lâu, đó là một chuyện lạ. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm đức Phật ứng hóa thân thì sự nhìn nhận của hội chúng là đúng sự thật. Đó là một đức Phật lịch sử có sinh có diệt. Vì sự hiểu biết đến mức độ ấy nên họ chưa hiểu được ý nghĩa khác mà Phật muốn ở đây.Ở giai đoạn đầu Phật giảng giáo lý theo cấp độ thấp nên chưa nói lên sự kiện khó tin khó hiểu này. Nhưng khi thấy được căn tánh chúng sanh đã tiến bộ nhiều Phật mới nói phần cốt lõi của kinh. Đó là Phật nói về một đức Phật bất sanh bất diệt, tức nói đến Phật pháp thân. Pháp thân là vô ngã, không do ngũ uẩn hợp thành nên không sanh và không diệt. Pháp thân lấy pháp làm thân nên không hạn lượng bởi vì pháp giới tánh châu biến và bao trùm tất cả. Như vậy, nói thọ lượng của Như Lai vô lượng vô biên là nói về thọ lượng của pháp thân bất sanh bất diệt. Đây là phần quan trọng mà bất cứ hành giả tu tập nào cũng phải nhận chân được.
3. Vị Trí Và Vai Trò Của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Trong Đời Sống
3.1 Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Với Đời Sống Văn Hóa
Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh quan trọng nhất trong truyền thống Phật giáo Đại Thừa. Trong lĩnh vực văn hóa, với những ảnh hưởng to lớn của bộ kinh này trong các sinh hoạt xã hội tại các nước Phật giáo Đại Thừa, bộ kinh này được xem là một trong ba kiệt tác tôn giáo lớn của Châu Á . Về phương diện tâm linh, bộ kinh này là nguồn năng lượng đã “sưởi ấm hàng triệu triệu trái tim trên mảnh đất Đông Á suốt mười lăm thế kỷ qua.” Pháp sư N. Niwano đã gọi bộ kinh này là “Thánh kinh Á Châu”. Cùng với kinh Đạo Hành Bát Nhã, kinh Pháp Hoa cũng được kiết tập ngay trong giai đoạn đầu tiên của truyền thống Đại Thừa tại Ấn Độ. Bộ kinh này được phổ biến và rất thịnh hành ở Trung Á vào thời Trung Cổ. Tại Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam, kinh Pháp Hoa đã nhanh chóng thu những nhà thông thái tại những xứ sở này ngay khi những bản dịch đầu tiên của bộ kinh được hoàn thành. Vai trò của kinh Pháp Hoa đối với con người không chỉ thể hiện trên phương diện triết học và tôn giáo, mà còn được biểu hiện trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật và tín ngưỡng dân gian. Khi nói đến vị trí kinh Pháp Hoa trong đời sống văn hóa, người ta đã khẳng định được ảnh hưởng của bộ kinh này trên lĩnh vực điêu khắc và hội họa vì rằng nội dung và tư tưởng của bộ kinh này không phải là chủ đề phổ biến trong các công trình nghệ thuật Phật giáo (hiện còn ở Ấn Độ). Tuy nhiên, các bản sớ giải liên quan đến bộ kinh này của các luận sư Ấn thuộc những tông phái khác nhau là những biểu hiện cụ thể về vai trò của Kinh Pháp Hoa trong đời sống văn hóa dân tộc.
3.2 Kinh Pháp Hoa Với Đời Sống Thực Nghiệm Tâm Linh
Ảnh hưởng của kinh Pháp Hoa trong đời sống thực nghiệm tâm linh của con người, đó là việc trì tụng và công đức to lớn khi trì tụng bộ kinh này. Điều này được minh họa qua một câu chuyện trong chương thứ IX của Đại Trí Độ Luận, một trong những tác phẩm lớn của luận sư Long Thọ như sau: “Có một vị Tỳ Kheo cư trú tại A-lan-nhã và thường trì tụng kinh điển Đại Thừa. Quốc Vương xứ ấy vô cùng kính trọng vị Tỳ Kheo đó và ông thường dùng tóc trải trên đường đi của vị Tỳ Kheo để tỏ lòng tôn kính của mình. Lúc ấy có người thưa với nhà vua rằng vị Tỳ Kheo kia vốn ít đọc tụng kinh điển, cớ sao nhà vua lại tỏ lòng cung kính hết mực như thế. Vị quốc vương bèn kể lại rằng vào một đêm nọ, vì có việc cấp thiết nên vua tìm đến chỗ ở của vị Tỳ-kheo kia. Lúc đó vị ấy đang ở trong động và tụng kinh Pháp Hoa. Vua bỗng thấy có một người sắc vàng sáng chói cưỡi voi trắng đến bên vị Tỳ-kheo đó chắp tay cúng dường. Nhà vua bèn đi đến gần thì vị ấy biến mất. Vua lấy làm lạ và hỏi vị Tỳ-kheo đó rằng người sắc vàng kia là ai. Vị Tỳ-kheo đáp rằng đó là Bồ-tát Biến Cát (Phổ Hiền). Vị Bồ-tát này có nguyện rằng nếu có ai trì tụng kinh Pháp Hoa thì ngài sẽ cưỡi voi trắng đến để giáo đạo. Vì tôi tụng kinh Pháp Hoa nên Bồ-tát đã đến để hộ trì” . Câu chuyện này phần nào cũng cho ta thấy rằng ảnh hưởng của kinh Pháp Hoa không chỉ hạn cuộc trên phương diện tư tưởng, mà còn bao hàm cả nếp sống thường nhật của con người. Tất cả mọi cử chỉ việc làm của con người sẽ ảnh hưởng đến vấn đề giải thoát trong tương lai, nếu hành giả thực hành kinh Pháp Hoa luôn luôn được các chư Phật thọ ký đúng theo lời kinh nói “Sau khi đức Như-Lai diệt độ, nếu có người nghe kinh Diệu-Pháp-Liên-Hoa, nhẫn đến một câu niệm tùy hỷ đó, ta cũng thọ ký đạo vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác cho” . Kinh Pháp Hoa được phổ biến trên phương diện hành trì, tu tập, thờ phụng, và có ảnh hưởng nhiều trong đời sống con người tiêu biểu trong Tống Cao Tăng Truyện cho biết ngài Thủ Tố (đầu TK IX), một cao tăng thường thuyết giảng kinh Pháp Hoa tại chùa Đại Hưng Thiện, đã trì tụng bộ kinh này ba vạn bảy ngàn biến trong suốt ba mươi năm. Một nhà sư khác là Huệ Tịnh đã trì tụng bộ kinh này trong suốt mười năm ẩn tu trên núi cao. Ngài Vĩnh Minh Diên Thọ (904-975), một vị cao tăng chủ trương dung hợp Thiền-Tịnh, đã trì tụng bộ kinh này một vạn ba ngàn biến và đưa ra pháp môn “Ngày tụng Pháp Hoa, đêm tọa thiền”. Lục Nguyên (1110-1194), một viên quan lại đời Tống, mỗi ngày tụng một biến kinh Pháp Hoa trong suốt ba mươi năm, và kể từ năm tám mươi tuổi, mỗi ngày tụng ba biến và có người thường chú trọng vào việc xây dựng chùa tháp, tạc tượng, lễ bái kinh điển… theo lời dạy trong kinh Pháp Hoa. Phẩm Phổ Môn và tín ngưỡng về đức Quán Thế Âm luôn gắn liền với những sinh hoạt tu tập không chỉ trong cộng đồng Phật giáo và ngay cả trong đời sống dân gian. Các hình ảnh ẩn dụ và tư tưởng của bộ kinh này đã trở thành đề tài cho các công trình nghệ thuật và điêu khắc trải qua nhiều thời đại.
C. KẾT LUẬN
Qua nội dung Tìm Hiểu Thủ Pháp Nghệ Thuật Thí Dụ & Ẩn Dụ Qua Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đã giúp chúng ta hiểu được bản hoài thị hiện của Đức Phật không ngoài mụch đích “Khai phát, chỉ thị ngộ trì, chứng nhập Phật tri kiến”. Trong kinh đã dùng những thí dụ để nêu lên những hình ảnh tạo nên sự lôi cuốn cho người nghiên cứu kinh văn Pháp Hoa. Từ những thí dụ đó chúng ta có thể hiểu được ẩn dụ mà Phật muốn nói. Đó chính là Nhất thừa hay Phật thừa mà Phật đã dùng phương tiện để chuyển tải hệ thống giáo lý. Thông qua nội dung Kinh Diệu Pháp Liên Hoa ta nhận định: “Đây là một trong những bộ kinh hàm chứa những triết lý thâm thúy nhất của truyền thống Đại Thừa, kinh Pháp Hoa đã sớm trở thành một dòng tư tưởng và là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà Đại Thừa nơi mỗi phương trời khác nhau”. Sự hiện hữu của nhiều nguyên bản và dịch bản của bộ kinh này đã phần nào nói lên được vai trò của bộ kinh trên phương diện tư tưởng và văn hóa của Phật giáo. Những ẩn dụ, hình ảnh, tư tưởng, sự kiện trong bộ kinh này rất sống động, hoa mỹ, nhưng cũng không kém phần bình dị, thực tế, vẫn luôn là nguồn động lực làm hành trang cho những hành giả mang tâm hồn vị tha đang thực hiện những hoài bão và hạnh nguyện của mình ngay trong cuộc đời này.Nhìn chung nội dung kinh đã dạy con người hướng đến hạnh phúc cao thượng hơn,vượt khỏi sự hệ lụy của vật chất đời thường, như hình ảnh hoa sen trong ca dao Việt Nam đã chứng minh :
“Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Đây chính là tư tưởng “Cư trần mà bất nhiễm trần” mà chư Phật trong ba đời đã khẳng định.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. HT Thích Thanh Kiểm, Đại Ý Kinh Pháp Hoa, THPG-TP.HCM Ấn hành, 1990.
2. HT Thích Trí Quảng, Lược Giải Kinh Pháp Hoa, NXB-TP.HCM, 1999.
3.HT Thích Thiện Siêu, Kinh Pháp Hoa Giữa Các Kinh Điển Đại Thừa, NXBTP.HCM, 1999.
4.HT Thích Thiện Siêu, Lược Giảng Kinh Pháp Hoa, NXB Tôn Giáo, 2003.
5. HT Thích Chơn Thiện, Tư Tưởng Kinh Pháp Hoa, NXB Tôn Giáo, 1999.
6. HT Thích Trí Tịnh, Pháp Hoa Kinh Cương Yếu, NXB Tổng Hợp TP. HCM, 2006.
7.TT Thích Thiện Trí, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Nghĩa, THPG-TP.HCM Ấn hành, 1994.
8. HT Thích Thanh Từ, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Giảng Giải, THPG-TP.HCM Ấn hành, 1993.
9. HT Thích Trí Tịnh, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, NXB. Tôn Giáo, 2005.
10.Trần Tuấn Mẫn (dịch), Đạo Phật Ngày Nay, NXB. Thuận Hóa,1997