Chùa Thập Tháp Là Một Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Thời Nguyễn, Thuộc Thôn Vạn Thuận, Xã Nhơn Thành, Huyện An Nhơn, Do Thiền Sư Nguyên Thiều Sáng Lập Vào Năm 1665. Chùa Ở Vị Trí Sát Mặt Thành Phía Bắc Kinh Đô Đồ Bàn Cũ Và Thành Hoàng Đế Sau Này, Trên Một Ngọn Đồi Cây Cối Rậm Rạp, Chu Vi Gần 1km2, Trước Mặt Là Ngọn Thiên Bút Sơn Hay Còn Gọi Là Núi Mò O. Về Mặt Phong Thủy Mà Xét Đoán, Khi Chọn Hướng Để Xây Dựng, Thiền Sư Nguyên Thiều Có Lẽ Đã Lấy Núi Này Làm Bức Bình Phong Che Chắn Cho Mặt Chính Của Chùa. Sau Lưng Được Bọc Bởi Chi Lưu Của Sông Côn Chạy Dọc Theo Sườn Đồi. Phía Bắc Là Con Sông Quai Vạc, Xưa Gọi Là Bàn Khê, Uốn Lượn Chạy Về Phía Đông, Đối Diện Với Chùa Được Thiết Kế Hồ Sen Rộng Chừng 500m2, Bờ Xây Bằng Đá Ong. Đến 1680, Chùa Chính Thức Mới Được Xây Dựng Bề Thế, Với Tên Gọi Lúc Bấy Giờ Là Di-Đà-Tự. Chất Liệu Xây Chùa Tương Truyền Dùng Gạch Của 10 Ngọn Tháp Đổ Của Người Chăm Nằm ở Phía Sau Đồi Long Bích. Hiện Nay Quanh Chùa Còn Thấy Dấu Vết Các Nền Tháp, Và Rải Rác Còn Có Một Số Mảnh Đá Trang Trí. Phía Sau Chùa Hiện Còn Có 4 Giếng Vuông Xây Bằng Đá Ong. Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Di Đà Theo Hình Chữ Khẩu, Được Chia Thành 4 Khu Vực: Chánh Điện, Phương Trượng, Tây Đường Và Đông Đường. Các Khu Này Nối Liền Với Nhau Bằng Một Khoảng Sân Bên Trong, Còn Gọi Là Sân Thiên Tỉnh (Giếng Trời) Có Tác Dụng Điều Chỉnh Ánh Sáng Cho 4 Khu Kiến Trúc Trên. Trong 4 Khu Kiến Trúc, Chánh Điện Là Khu Được Kiến Trúc Bề Thế Nhất, Gồm 5 Gian Bằng Gỗ, Bên Trong Là Bộ Khung Có 4 Hàng Cột Cái, 4 Hàng Cột Quân, 8 Cột Con Và 16 Cột Hiên. Bộ Sườn Kết Cấu Theo Kiểu Kẻ Chuyền, ở Đầu Đỡ Thượng Lương Là Trụ Lỏng (Chày Cối) Thô, Trang Trí Họa Tiết Hoa Sen, Xếp Sách… Những Đoạn Trích Cấu Tạo Kiểu Giá Chiêng, Hai Đầu Chạm Hoa Cuộn; ở Những Điểm Như Đầu Kèo, Vật Kê Đều Được Chạm Hình Rồng Cách Điệu, Nét Trơn Uốn Lượn Trang Nhã Trong Lòng Chánh Điện Được Bài Trí Các Khám Thờ; Khám Chính Chiều Cao 5m, Bên Trên Được Chạm Lưỡng Long Tranh Châu, Hai Bên Trang Trí Kiểu Long Phụng Cách Điệu Mây Là, Giữa Đề Chữ Phúc, Phía Dưới Khám Là Đề Tài Bút Sách, Tất Cả Đều Được Sơn Son Thếp Vàng. Hai Khám Thờ Trái Và Phải Của Khám Chính, Cũng Được Bố Cục Như Vậy, Mô Típ Chạm Khắc Cầu Kỳ Hơn Được Chạm Lộng Hai Lớp, Hình Rồng Cuộn Xoáy Phức Tạp, Mang Dáng Dấp Của Mỹ Thuật Thời Lê. Ngoài Ra Còn Có 3 Khám Thờ Khác Nhưng Bố Cục 3 Khám Này Khá Đơn Giản Không Có Gì Đặc Biệt. Mặt Trước Hành Lang Là Bộ Cửa Bàn Pha, Được Ghép Liền Với Nhau Tất Cả 14 Cánh, Trên Tạo Song Tiện, Dưới Lấp Kín Chữ Phúc Và Hoa Văn Kỹ Hà. Bên Trên Ngưỡng Là Dải Ô Sen Chạy Theo Rui Cửa Chạm Bài Lệ Của Tổ Sư Đạo Nguyên Có Tất Cả 24 Chữ, Các Đầu Kèo Đưa Ra Đoạn Này Trang Trí Nhẹ Nhàng Bằng Những Hoa Văn Hình Rồng, Nét Thanh Thoát Uyển Chuyển. Bên Ngoài Hai Đầu Hồi Xây Gạch, Hệ Thống Cửa Cấu Tạo Đơn Giản. Chánh Điện Lợp Ngói Âm Dương, Mái Thẳng, Các Góc Không Cong, Bờ Nóc Chạy Thẳng, Nay Được Tạo Hình Lưỡng Long Tranh Châu. Kế Tiếp Sau Chánh Điện Là Khu Phương Trượng, Được Kiến Trúc Theo Kiểu Nam Trung Quốc, Được Cải Tạo Và Nâng Cấp Vào Năm 1973, Mái Ngói Âm Dương, Bên Trong Kết Cấu Bộ Sườn Gỗ Và Dạng Khám Thờ Được Lắp Ráp, Chạm Trổ Khá Đẹp. Khu Vực Tây Đường Và Đông Đường Cũng Được Kiến Trúc Giống Như Phương Trượng. Ngoài 4 Khu Vực Trên Phía Tây Còn Có Một Nhà Chánh Thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Công, Thập Điện…. Hình Thái Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Hiện Nay Là Kết Quả Của Nhiều Lần Trùng Tu, Gần Đây Nhất Là Vào Năm 1997, Chùa Được Nâng Cao Lên So Với Mặt Bằng Cũ 0,60m Nhưng Khuôn Viên Kiến Trúc Vẫn Giữ Được Nguyên Như Cũ. Tuy Được Kết Hợp Hòa Quyện Giữa Cái Cũ Và Cái Mới, Nhìn Chung Hệ Thống Liên Kết Của Chùa Thập Tháp Vẫn Tuân Thủ Theo Nguyên Tắc Truyền Thống Của Kiến Trúc Việt Nam - Hoàn Toàn Dùng Mộng, Không Dùng Đinh Hoặc Lạt Buộc. Ngoài Giá Trị Về Kiến Trúc, ở Đây Còn Có Nhiều Tác Phẩm Điêu Khắc, Hiện Vật Có Giá Trị Về Nhiều Mặt Còn Được Lưu Giữ Cho Đến Ngày Hôm Nay. Mặc Dù Kiến Trúc Mới Được Làm Lại Gần Đây, Nhưng Những Gì Còn Lại ở Nơi Đây, Đã Đưa Thập Tháp Lên Hàng Đầu Trong Các Ngôi Chùa Có Kiến Trúc, Điêu Khắc Đẹp Nhất ở vùng Bình Định.

17/8/10

Ý Nghĩa Bông Hồng Cài Áo


Lễ cài bông hồng lên áo đã như là một lễ hội đối với người Việt nói chung và giới Tăng Ni Phật tử nói riêng, cho dù bạn có là Phật tử hay chưa phải là Phật tử bạn cũng được tham dự và được cài bông hồng, đó là giá trị tinh thần và giá trị văn hoá, giáo dục cao. Đã là lễ hội vậy nó có từ lúc nào? Tại sao lại là bông hồng mà không là loại bông hoa nào khác? Và lễ hội này là của người Việt Nam hay còn dân tộc nào khác?
Vào những năm cuả thập niên 1960, cài bông hồng trong một dịp kết thúc khoá tu do Hoà thượng Thích Nhất Hạnh tổ chức, theo Ngài là có một ý nghĩa đền đáp “Tứ ân” và để nhắc nhở với đại chúng trong lúc tham dự, về sự biết ơn, báo ơn nhằm hoá giải những oán kết giữa con người với vạn loại trong cuộc sống vốn có nhiều mối ràng buộc chằng chịt với nhau, đó cũng chính là tông chỉ của tình thương và hoà hợp.
Sau đó nghi thức “Bông hồng cài áo” được giới thiệu với người Việt từ một cuốn sách cùng tên của Hoà thượng Thích Nhất Hạnh, được viết vào tháng 8 năm 1962, cùng thời điểm đó nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã sáng tác nhạc phẩm “Bông hồng cài áo” - đến nay bài hát đó được coi như là “bài hát vàng” (xin đừng hiểu lầm là “nhạc vàng). Từ đó nghi thức cài bông hồng trong ngày Vu lan được phổ thông hoá và trở thành ngày lễ, đến nay là trên bốn mươi lăm năm.
Tại Mỹ, Ngày của Mẹ được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5. Đây là dịp mà những người mẹ nhận được nhiều thiệp, quà và hoa. Ngày của mẹ đầu tiên được tổ chức tại Philadelphia, năm 1907, dựa vào ý kiến của Julia Ward Howe năm 1892 và của Anna Jarvis năm 1907. Mặc dù trước đó chưa hề có Ngày của Mẹ nhưng vẫn có những sự kiện đặc biệt dành cho mẹ ở Hy Lạp trước đó để tỏ lòng thành đối với Người mẹ của các vị thần, Rhea, vợ của Cronut
Sau đó, tại Anh, vào những năm của thập niên 1600 vẫn có những ngày gọi là Ngày chủ nhật của Mẹ, được tổ chức trong dịp lễ Phục Sinh, vào ngày chủ nhật thứ tư. Vào ngày này, những nô lệ được trở về nhà thăm mẹ. Việc tặng mẹ những chiếc bánh đặc biệt cùng với việc tổ chức lễ hội cũng dần trở thành truyền thống.
Các nước trên thế giới cũng tổ chức Ngày của Mẹ vào những thời gian khác nhau trong năm. Tại Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kì, Úc và Bỉ, ngày của mẹ cũng được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng năm, sau dịp Lễ Tạ Ơn.
Nhật cũng lấy ngày Chủ nhật thứ 2 trong tháng 5 là ngày của Mẹ (Mother's Day). Trong ngày này, con cái thường tặng mẹ hoa cẩm chướng đỏ (carnation) và những món quà nho nhỏ để bày tỏ lòng kính yêu mẹ.
Phong tục này khởi đầu từ thành phố Grafton, West Virginia (Hoa Kỳ) vào ngày 09 tháng 05 năm 1907 và người đầu tiên lấy hoa cẩm chường đỏ và trắng để vinh danh các bà mẹ là cô Anna Jarvis. Cô là người bỏ cả đời ra để vận động cho một ngày lễ mẹ trên toàn quốc Hoa Kỳ để vinh danh các bà mẹ, trong đó có thân mẫu của cô đã tận tụy nuôi 11 người con. Hôm đó là ngày chủ nhật mồng 9 tháng 5, Anna đã tổ chức một ngày Mother's Day trong nhà thờ nhỏ tại Grafton. Khi đó, Mother's day chưa được chấp thuận là National Holiday.
Anna Jarvis từ Grafton, West Virginia bắt đầu cuộc vận động để tổ chức Ngày lễ Quốc tế dành cho Mẹ. Anna Jarvis thuyết phục mẹ của bà ở nhà thờ tại Grafton để tổ chức Ngày của Mẹ ngay dịp giỗ của bà ngoại của bà. Thế là một loạt các nghi thức được tổ chức vào ngày 10 tháng 5 năm 1908 tại Philadelphia vào năm sau đó. Cùng với một số người khác, Anna Jarvis cũng bắt đầu viết những lá thư vận động gửi đến các nhà cầm quyền, thương nhân, chính trị gia để trình bày về việc tổ chức Ngày của Mẹ và họ đã thành công. Woodrow Wilson đã làm bảng thông cáo về việc chính thức tổ chức Ngày của Mẹ vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5 từ năm 1914.
Các nước phương Tây có khởi nguồn phong tục ngày của Mẹ (Mother’s day) vào sau dịp Lễ Tạ ơn, vì hầu hết họ theo Thiên Chúa giáo, và dùng hoa cẩm chướng đỏ và trắng là theo truyền thuyết Ki tô giáo, hoa cẩm chướng sanh ra từ những giọt nước mắt của Đức mẹ Maria lúc bà theo chân Chúa Jesus trên đoạn đường vác thánh giá. Vì vậy, hoa cẩm chướng tượng trưng cho tình yêu bất tử của người Mẹ. Và trong ngày lễ là các con tặng quà, hoa, thiệp và bánh cho Mẹ (chứ không phải tặng nhau).
Do vậy ở người Việt ta có giá trị văn hoá và phong tục Á đông (đại đa số là theo Phật), nên lấy ý nghĩa tri ân và báo ân cha mẹ mà tặng hoa cho nhau để nhắc nhở nhau kính trọng cha mẹ, sống thật tốt với cha mẹ. Điều quan trọng là đối với người Việt bông hồng thông dụng và dễ thương nhất, mang quy ước biểu hiện tình yêu, và do có một khởi đầu từ nghi thức tặng hoa hồng trong khoá tu của Hoà thượng Thích Nhất Hạnh và giới thiệu nó trong cuốn sách có tựa đề “Bông hồng cái áo” của Ngài nên đến nay chúng ta sử dụng hoa hồng trong ngày lễ, chứ thực ra hoa gì cũng được, miễn đẹp là được rồi, với lại giá trị của sự việc là ở chỗ tinh thần chứ không phải ở hoa. Tấm lòng đẹp thì hoa gì cũng đẹp, tấm lòng đã không đẹp thì hoa lưu ly cũng vậy thôi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét