Chùa Thập Tháp Là Một Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Thời Nguyễn, Thuộc Thôn Vạn Thuận, Xã Nhơn Thành, Huyện An Nhơn, Do Thiền Sư Nguyên Thiều Sáng Lập Vào Năm 1665. Chùa Ở Vị Trí Sát Mặt Thành Phía Bắc Kinh Đô Đồ Bàn Cũ Và Thành Hoàng Đế Sau Này, Trên Một Ngọn Đồi Cây Cối Rậm Rạp, Chu Vi Gần 1km2, Trước Mặt Là Ngọn Thiên Bút Sơn Hay Còn Gọi Là Núi Mò O. Về Mặt Phong Thủy Mà Xét Đoán, Khi Chọn Hướng Để Xây Dựng, Thiền Sư Nguyên Thiều Có Lẽ Đã Lấy Núi Này Làm Bức Bình Phong Che Chắn Cho Mặt Chính Của Chùa. Sau Lưng Được Bọc Bởi Chi Lưu Của Sông Côn Chạy Dọc Theo Sườn Đồi. Phía Bắc Là Con Sông Quai Vạc, Xưa Gọi Là Bàn Khê, Uốn Lượn Chạy Về Phía Đông, Đối Diện Với Chùa Được Thiết Kế Hồ Sen Rộng Chừng 500m2, Bờ Xây Bằng Đá Ong. Đến 1680, Chùa Chính Thức Mới Được Xây Dựng Bề Thế, Với Tên Gọi Lúc Bấy Giờ Là Di-Đà-Tự. Chất Liệu Xây Chùa Tương Truyền Dùng Gạch Của 10 Ngọn Tháp Đổ Của Người Chăm Nằm ở Phía Sau Đồi Long Bích. Hiện Nay Quanh Chùa Còn Thấy Dấu Vết Các Nền Tháp, Và Rải Rác Còn Có Một Số Mảnh Đá Trang Trí. Phía Sau Chùa Hiện Còn Có 4 Giếng Vuông Xây Bằng Đá Ong. Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Di Đà Theo Hình Chữ Khẩu, Được Chia Thành 4 Khu Vực: Chánh Điện, Phương Trượng, Tây Đường Và Đông Đường. Các Khu Này Nối Liền Với Nhau Bằng Một Khoảng Sân Bên Trong, Còn Gọi Là Sân Thiên Tỉnh (Giếng Trời) Có Tác Dụng Điều Chỉnh Ánh Sáng Cho 4 Khu Kiến Trúc Trên. Trong 4 Khu Kiến Trúc, Chánh Điện Là Khu Được Kiến Trúc Bề Thế Nhất, Gồm 5 Gian Bằng Gỗ, Bên Trong Là Bộ Khung Có 4 Hàng Cột Cái, 4 Hàng Cột Quân, 8 Cột Con Và 16 Cột Hiên. Bộ Sườn Kết Cấu Theo Kiểu Kẻ Chuyền, ở Đầu Đỡ Thượng Lương Là Trụ Lỏng (Chày Cối) Thô, Trang Trí Họa Tiết Hoa Sen, Xếp Sách… Những Đoạn Trích Cấu Tạo Kiểu Giá Chiêng, Hai Đầu Chạm Hoa Cuộn; ở Những Điểm Như Đầu Kèo, Vật Kê Đều Được Chạm Hình Rồng Cách Điệu, Nét Trơn Uốn Lượn Trang Nhã Trong Lòng Chánh Điện Được Bài Trí Các Khám Thờ; Khám Chính Chiều Cao 5m, Bên Trên Được Chạm Lưỡng Long Tranh Châu, Hai Bên Trang Trí Kiểu Long Phụng Cách Điệu Mây Là, Giữa Đề Chữ Phúc, Phía Dưới Khám Là Đề Tài Bút Sách, Tất Cả Đều Được Sơn Son Thếp Vàng. Hai Khám Thờ Trái Và Phải Của Khám Chính, Cũng Được Bố Cục Như Vậy, Mô Típ Chạm Khắc Cầu Kỳ Hơn Được Chạm Lộng Hai Lớp, Hình Rồng Cuộn Xoáy Phức Tạp, Mang Dáng Dấp Của Mỹ Thuật Thời Lê. Ngoài Ra Còn Có 3 Khám Thờ Khác Nhưng Bố Cục 3 Khám Này Khá Đơn Giản Không Có Gì Đặc Biệt. Mặt Trước Hành Lang Là Bộ Cửa Bàn Pha, Được Ghép Liền Với Nhau Tất Cả 14 Cánh, Trên Tạo Song Tiện, Dưới Lấp Kín Chữ Phúc Và Hoa Văn Kỹ Hà. Bên Trên Ngưỡng Là Dải Ô Sen Chạy Theo Rui Cửa Chạm Bài Lệ Của Tổ Sư Đạo Nguyên Có Tất Cả 24 Chữ, Các Đầu Kèo Đưa Ra Đoạn Này Trang Trí Nhẹ Nhàng Bằng Những Hoa Văn Hình Rồng, Nét Thanh Thoát Uyển Chuyển. Bên Ngoài Hai Đầu Hồi Xây Gạch, Hệ Thống Cửa Cấu Tạo Đơn Giản. Chánh Điện Lợp Ngói Âm Dương, Mái Thẳng, Các Góc Không Cong, Bờ Nóc Chạy Thẳng, Nay Được Tạo Hình Lưỡng Long Tranh Châu. Kế Tiếp Sau Chánh Điện Là Khu Phương Trượng, Được Kiến Trúc Theo Kiểu Nam Trung Quốc, Được Cải Tạo Và Nâng Cấp Vào Năm 1973, Mái Ngói Âm Dương, Bên Trong Kết Cấu Bộ Sườn Gỗ Và Dạng Khám Thờ Được Lắp Ráp, Chạm Trổ Khá Đẹp. Khu Vực Tây Đường Và Đông Đường Cũng Được Kiến Trúc Giống Như Phương Trượng. Ngoài 4 Khu Vực Trên Phía Tây Còn Có Một Nhà Chánh Thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Công, Thập Điện…. Hình Thái Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Hiện Nay Là Kết Quả Của Nhiều Lần Trùng Tu, Gần Đây Nhất Là Vào Năm 1997, Chùa Được Nâng Cao Lên So Với Mặt Bằng Cũ 0,60m Nhưng Khuôn Viên Kiến Trúc Vẫn Giữ Được Nguyên Như Cũ. Tuy Được Kết Hợp Hòa Quyện Giữa Cái Cũ Và Cái Mới, Nhìn Chung Hệ Thống Liên Kết Của Chùa Thập Tháp Vẫn Tuân Thủ Theo Nguyên Tắc Truyền Thống Của Kiến Trúc Việt Nam - Hoàn Toàn Dùng Mộng, Không Dùng Đinh Hoặc Lạt Buộc. Ngoài Giá Trị Về Kiến Trúc, ở Đây Còn Có Nhiều Tác Phẩm Điêu Khắc, Hiện Vật Có Giá Trị Về Nhiều Mặt Còn Được Lưu Giữ Cho Đến Ngày Hôm Nay. Mặc Dù Kiến Trúc Mới Được Làm Lại Gần Đây, Nhưng Những Gì Còn Lại ở Nơi Đây, Đã Đưa Thập Tháp Lên Hàng Đầu Trong Các Ngôi Chùa Có Kiến Trúc, Điêu Khắc Đẹp Nhất ở vùng Bình Định.

19/8/10

CHƯƠNG TRÌNH ĐỐ VUI TU HỌC G.Đ.P.T THẬP THÁP (VU LAN 2554)


Chương trình gồm 3 phần thi.
Phần I: Câu Hỏi Đáp Nhanh
Có 10 câu hỏi cho các đội. (Đội nào bấm chuông trước sẽ được trả lời, nếu trả lời sai các đội khác sẽ được trả lời tiếp. Câu trả lời đúng 10 điểm)
Phần II: Câu Hỏi Trắc Nghiệm
Có 10 câu hỏi cho các đội
Phần III: Câu Hỏi Về Đích
Có 3 loại câu hỏi 10,20,30 điểm tương ứng với 3 màu được bố trí sẵn. Các đội cử các thành viên tham gia. Mỗi đội 3 lượt thi.Trả lời sai sẽ trừ 1/2 số điểm
NỘI QUI CUỘC THI
1. Các đội phải tập trung đầy đủ (nếu không có lý do chính đáng không được vắng mặt)
2. Điểm tinh thần tối đa cho các đội là 50đ (vi phạm bị trừ điểm)
ĐỀ THI
I.PHẦN CÂU HỎI ĐÁP NHANH
1- Tu Thập Thiện được sinh về đâu?
2- Duyên khởi của kinh Báo Ân Cha Mẹ là từ đâu?
3- Ngài Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy ngày 15/7 đã làm gì?
4- Thế nào gọi là người con bất hiếu?
5- Tứ Diệu Đế là gì?
6- Giải nghĩa Vu Lan Bồn?
7- Tứ đại là gì?
8- Hãy đọc đúng thứ tự Ngũ giới?
9- Hãy miêu tả và nói lên ý nghĩa Huy hiệu Hoa Sen
10- Tụng niệm là gì?
II. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1- Tam giới là gì?
a,Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh
b, Trời, Người, A Tu La
c, Cõi dục, Cõi sắc, Cõi vô sắc
2- Đức Phật thành đạo ở đâu?
a, Vườn Lâm Tỳ Ni
b,Rừng Ta La Song Thọ
c, Dưới gốc Bồ Đề
d, Vườn Lộc Uyển
3- Địa Ngục Vô gián là nơi?
a, Những người phạm tội ngũ nghịch chịu hình phạt
b, Là nơi hình phạt không gián đoạn một giây
c, Là nơi tội nhơn không phân biệt giai cấp, già trẻ theo nghiệp mà chịu quả báo
d, Cả a,b,c đều đúng
4-Chư tăng nhất tâm tụng niệm mà bà Thanh đề không phát khởi thiện tâm, như vậy bà có thoát khỏi ác nghiệp của mình không?
a, Thoát khỏi
b, Không thoát khỏi
c,Thoát khỏi và sanh thiên
d, Ở lại một thời gian
5- Sám Hối là gì?
a,Cứ nửa tháng lạy 100 lạy
b, Là quỳ xin Phật tha thứ tội lỗi
c, Là ăn năng lỗi trước và chừa bỏ lỗi sau.
6- Ăn chay là để?
a, Nuôi dưỡng lòng từ bi
b, Tôn trọng sự sống
c, Tránh được quả báo giết hại
d, Cả a,b,c đều đúng
III. PHẦN CÂU HỎI VỀ ĐÍCH
Sau đây là những câu hỏi 10 điểm
1-Các loại lửa Tham, Sân, Si...Còn gọi chung là lửa gì?
2-Trong mùa Vu Lan những người con Phật cầu nguyện điều gì?
3-Hình ảnh bà Thanh Đề chụp lấy bát cơm tay che tay bốc ăn nói lên điều gì?
4-Nhờ vào đâu mà bà mẹ của Mục Liên thoát được kiếp trầm luân nơi địa ngục?
5-Cô hồn là gì?
6-Cúng cô hồn và cúng các bác có giống nhau không?
Sau đây là những câu hỏi 20 điểm
1-Theo lời Phật dạy trong kinh "Báo Phụ Mẫu Ân" thì hình ảnh "Đống xương khô" là gì?
2-Nhạc phẩm nổi tiếng Bông Hồng Cài Áo ai là tác giả?
3-Việc tụng kinh và chú nguyện trong mùa Vu Lan của Chư tăng có ý nghĩa gì?
4-Trong kinh viết "Chúng sanh trôi lăn trong Lục Đạo". Vậy Lục đạo là gì?
5-Tam nghiệp là gì? Tại sao người ta còn gọi nó là Tam độc?
6-Chữ "Ma" trong Phật thường ám chỉ gì?
Sau đây là những câu hỏi 30 điểm
1-Một người Phật tử được cho là có hiếu là người làm được gì cho cha mẹ?
2-Thái tử Tất Đạt Đa khi rời bỏ cha mẹ xuất gia, có người cho là bất hiếu theo em thì sao?
3-Hãy chỉ ý nghĩa tượng trưng của 8 cánh hoa sen của huy hiệu hoa sen
4-Kinh Vu Lan có chép "Cơm chưa đưa đến miệng đà, Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu". Hình ảnh than lửa tượng trưng điều gì?
5-Có ý kiến cho rằng "Phụng dưỡng cha mẹ mà không đi đôi với việc tri ân và lòng kính yêu hết mực thì không bằng nuôi những con vật cưng". Em thấy thế nào?
6-Đức Phật là người có đầy đủ thần thông nhưng ngài không bao giờ thi triển và ngài cũng khuyên đệ tử của ngài không nên lạm dụng.Theo em tại sao vậy?
CHÚC CÁC EM ĐỐ VUI TU HỌC TỐT!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét