28/8/10
Nghi Thức Trừ Phục Thế Nhân
Chủ lễ xướng:
Tang chủ tựu vị phần hương giai quỳ
Xướng:
Hồng nhựt tây trầm hữu phục đông
Minh lai ám khứ cổ kim đồng
Thượng ngôn nguyệt tận hà tăng tận
Duy hữu nhân không pháp bất không
Tang chủ dâng hương, khởi lễ ba lạy
Tán:
Kim thời thi thiết đoạn trừ nghi
Khải thỉnh hương linh phó giáng tri
Văn thử kinh thinh siêu tục lụy
Tùng tư sanh tử các phân kỳ
Tiến linh duyên bồ tát ma ha tát (3l)
Cúng linh bình thường xong
Chủ lễ tay bưng chén sái (tưởng niệm án dạ hồng)
Tang chủ giai quỳ
Pháp ngữ:
Bình trung cam lồ như lai trí
Yếu khứ trần lao bất tịnh thân
Ngã kim phất thử chưởng trung tồn
Phổ sái pháp duyên thường thanh tịnh
Kim thời việt nam …………
Thiết lễ trừ phục chi nghi duy nguyện hương linh chứng tri trừ phục. Tam niên tuần năm, ngũ phục tu trừ, nguyện kỳ dương thái âm siêu tu trượng từ bi bí điển, quang khai phương tiện, giải miễn oanh triền vong giả tốc chứng ư vô sanh tam chủ khương ninh vô hữu lậu.
Tay mở nắp chén sái, kiết ấn, lấy hoa nhúng vào & quay hướng tang chủ đang quỳ, rải cam lồ trên khăn tang.
Tiếp nói:
Sắc thanh thanh chi thủy đản tận trần ai
Án cúc cúc chi hoa, năng trừ trần cấu
(Tiếp lấy các khăn tang, dùng kéo cắt từng miếng nhỏ, rồi đốt khăn còn lại. Trong lúc đang cắt nói tiếp đoạn văn)
Đoạn dĩ đoạn trừ dĩ trừ nhất thiết trừ chi
Nhất thời khai giải đoạn khai giải tang chế môn
Phù chuyển ấn pháp luân, âm dương ly cách biệt
Thủy hỏa đạo trường tồn, giai nội trừ hàng phục
U hiển các siêu an (Dứt đẩu)
Xướng khởi thân: Hiến trà, lễ nhị bái
Đồng tụng chú: Ngàn xỉ lâm kim tra, ngô kim quỳ nhữ giai kim tra chung bất vị, nhữ kiết kim tra. Án cường trung cường, kiết trung kiết, ba la hội lý hữu thù lợi nhất thiết oan gia, ly ngã thân ma ha bát nhã ba la mật.
Chủ lễ xướng: Hiến trà lễ ba lạy
Tán:
Thủy thanh nguyệt ảnh hiện tự nhiên
Tảo tận trần ai mãn thế duyên
Thủy nguyệt quan âm minh cảnh chiếu
Danh như bổn tánh đoạn tiền khiên
Nam mô siêu lạc độ bồ tát (3l)
Phục nguyện cho hương linh
Phục nguyện :
Ca dương phật sự, diễn phúng nghi duyên, trừ phục dĩ hoàn
Trai chủ kiền thành bái tất, nguyện sanh hay bồ đề đồng thanh
Nam Mô A Di Đà Phật
Vịnh Cúng linh
-Mẹ về âm cảnh hồn phảng phất
Con sống dương gian dạ ngậm ngùi
Hiếu đạo chưa tròn con nguyện đáp
Mất còn thêm tuổi phận làm con
-Ân sâu đành dốc trả
Nghĩa cả phải mong đền
Trước linh đài lễ bái
Lòng đau đến nào quên
-Lá rụng chiều thu nhớ mẹ già
Nhìn lên di ảnh dạ thiết tha
Mẹ ơi! Giờ này mẹ ở phương nào
Mẹ có nhớ chăng với cháu con
-Nhà hoa nay vắng vẻ, linh tọa giờ thê lương, Anh em (cháu con)về hương khói, thấy hình ảnh càng thương.
-Nhắm mắt nằm yên mấy bữa nay
Xuôi tay từ giã thế gian này
Từ đường bái biệt hàng tiên tổ
Lễ phật lên đường chính hôm nay
- Phụ tử tình thâm chung hữu biệt
Phu thê nghĩa trọng dĩ phân ly
Đán ước bách niên cư trường tại
Nhứt đán vô thượng vạn sự không
Tán:
-Bành tổ thọ niên trường
Kim tại hà phương
Nhan hồi bất hạnh thiếu niên vong
Tự cổ tam Hoàng tinh ngũ đế
Nan miễn vô thường.
-Tứ đại giang tâm nguyệt, tam thân cảnh diện hoa, huề lai chơn đích tử, trường dạ bạch ngưu sa (giống bài dương tử giang tâm thủy)
19/8/10
CHƯƠNG TRÌNH ĐỐ VUI TU HỌC G.Đ.P.T THẬP THÁP (VU LAN 2554)
Chương trình gồm 3 phần thi.
Phần I: Câu Hỏi Đáp Nhanh
Có 10 câu hỏi cho các đội. (Đội nào bấm chuông trước sẽ được trả lời, nếu trả lời sai các đội khác sẽ được trả lời tiếp. Câu trả lời đúng 10 điểm)
Phần II: Câu Hỏi Trắc Nghiệm
Có 10 câu hỏi cho các đội
Phần III: Câu Hỏi Về Đích
Có 3 loại câu hỏi 10,20,30 điểm tương ứng với 3 màu được bố trí sẵn. Các đội cử các thành viên tham gia. Mỗi đội 3 lượt thi.Trả lời sai sẽ trừ 1/2 số điểm
NỘI QUI CUỘC THI
1. Các đội phải tập trung đầy đủ (nếu không có lý do chính đáng không được vắng mặt)
2. Điểm tinh thần tối đa cho các đội là 50đ (vi phạm bị trừ điểm)
ĐỀ THI
I.PHẦN CÂU HỎI ĐÁP NHANH
1- Tu Thập Thiện được sinh về đâu?
2- Duyên khởi của kinh Báo Ân Cha Mẹ là từ đâu?
3- Ngài Mục Kiền Liên vâng lời Phật dạy ngày 15/7 đã làm gì?
4- Thế nào gọi là người con bất hiếu?
5- Tứ Diệu Đế là gì?
6- Giải nghĩa Vu Lan Bồn?
7- Tứ đại là gì?
8- Hãy đọc đúng thứ tự Ngũ giới?
9- Hãy miêu tả và nói lên ý nghĩa Huy hiệu Hoa Sen
10- Tụng niệm là gì?
II. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1- Tam giới là gì?
a,Địa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh
b, Trời, Người, A Tu La
c, Cõi dục, Cõi sắc, Cõi vô sắc
2- Đức Phật thành đạo ở đâu?
a, Vườn Lâm Tỳ Ni
b,Rừng Ta La Song Thọ
c, Dưới gốc Bồ Đề
d, Vườn Lộc Uyển
3- Địa Ngục Vô gián là nơi?
a, Những người phạm tội ngũ nghịch chịu hình phạt
b, Là nơi hình phạt không gián đoạn một giây
c, Là nơi tội nhơn không phân biệt giai cấp, già trẻ theo nghiệp mà chịu quả báo
d, Cả a,b,c đều đúng
4-Chư tăng nhất tâm tụng niệm mà bà Thanh đề không phát khởi thiện tâm, như vậy bà có thoát khỏi ác nghiệp của mình không?
a, Thoát khỏi
b, Không thoát khỏi
c,Thoát khỏi và sanh thiên
d, Ở lại một thời gian
5- Sám Hối là gì?
a,Cứ nửa tháng lạy 100 lạy
b, Là quỳ xin Phật tha thứ tội lỗi
c, Là ăn năng lỗi trước và chừa bỏ lỗi sau.
6- Ăn chay là để?
a, Nuôi dưỡng lòng từ bi
b, Tôn trọng sự sống
c, Tránh được quả báo giết hại
d, Cả a,b,c đều đúng
III. PHẦN CÂU HỎI VỀ ĐÍCH
Sau đây là những câu hỏi 10 điểm
1-Các loại lửa Tham, Sân, Si...Còn gọi chung là lửa gì?
2-Trong mùa Vu Lan những người con Phật cầu nguyện điều gì?
3-Hình ảnh bà Thanh Đề chụp lấy bát cơm tay che tay bốc ăn nói lên điều gì?
4-Nhờ vào đâu mà bà mẹ của Mục Liên thoát được kiếp trầm luân nơi địa ngục?
5-Cô hồn là gì?
6-Cúng cô hồn và cúng các bác có giống nhau không?
Sau đây là những câu hỏi 20 điểm
1-Theo lời Phật dạy trong kinh "Báo Phụ Mẫu Ân" thì hình ảnh "Đống xương khô" là gì?
2-Nhạc phẩm nổi tiếng Bông Hồng Cài Áo ai là tác giả?
3-Việc tụng kinh và chú nguyện trong mùa Vu Lan của Chư tăng có ý nghĩa gì?
4-Trong kinh viết "Chúng sanh trôi lăn trong Lục Đạo". Vậy Lục đạo là gì?
5-Tam nghiệp là gì? Tại sao người ta còn gọi nó là Tam độc?
6-Chữ "Ma" trong Phật thường ám chỉ gì?
Sau đây là những câu hỏi 30 điểm
1-Một người Phật tử được cho là có hiếu là người làm được gì cho cha mẹ?
2-Thái tử Tất Đạt Đa khi rời bỏ cha mẹ xuất gia, có người cho là bất hiếu theo em thì sao?
3-Hãy chỉ ý nghĩa tượng trưng của 8 cánh hoa sen của huy hiệu hoa sen
4-Kinh Vu Lan có chép "Cơm chưa đưa đến miệng đà, Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu". Hình ảnh than lửa tượng trưng điều gì?
5-Có ý kiến cho rằng "Phụng dưỡng cha mẹ mà không đi đôi với việc tri ân và lòng kính yêu hết mực thì không bằng nuôi những con vật cưng". Em thấy thế nào?
6-Đức Phật là người có đầy đủ thần thông nhưng ngài không bao giờ thi triển và ngài cũng khuyên đệ tử của ngài không nên lạm dụng.Theo em tại sao vậy?
CHÚC CÁC EM ĐỐ VUI TU HỌC TỐT!
17/8/10
Ý Nghĩa Bông Hồng Cài Áo
Lễ cài bông hồng lên áo đã như là một lễ hội đối với người Việt nói chung và giới Tăng Ni Phật tử nói riêng, cho dù bạn có là Phật tử hay chưa phải là Phật tử bạn cũng được tham dự và được cài bông hồng, đó là giá trị tinh thần và giá trị văn hoá, giáo dục cao. Đã là lễ hội vậy nó có từ lúc nào? Tại sao lại là bông hồng mà không là loại bông hoa nào khác? Và lễ hội này là của người Việt Nam hay còn dân tộc nào khác?
Vào những năm cuả thập niên 1960, cài bông hồng trong một dịp kết thúc khoá tu do Hoà thượng Thích Nhất Hạnh tổ chức, theo Ngài là có một ý nghĩa đền đáp “Tứ ân” và để nhắc nhở với đại chúng trong lúc tham dự, về sự biết ơn, báo ơn nhằm hoá giải những oán kết giữa con người với vạn loại trong cuộc sống vốn có nhiều mối ràng buộc chằng chịt với nhau, đó cũng chính là tông chỉ của tình thương và hoà hợp.
Sau đó nghi thức “Bông hồng cài áo” được giới thiệu với người Việt từ một cuốn sách cùng tên của Hoà thượng Thích Nhất Hạnh, được viết vào tháng 8 năm 1962, cùng thời điểm đó nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ đã sáng tác nhạc phẩm “Bông hồng cài áo” - đến nay bài hát đó được coi như là “bài hát vàng” (xin đừng hiểu lầm là “nhạc vàng). Từ đó nghi thức cài bông hồng trong ngày Vu lan được phổ thông hoá và trở thành ngày lễ, đến nay là trên bốn mươi lăm năm.
Tại Mỹ, Ngày của Mẹ được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5. Đây là dịp mà những người mẹ nhận được nhiều thiệp, quà và hoa. Ngày của mẹ đầu tiên được tổ chức tại Philadelphia, năm 1907, dựa vào ý kiến của Julia Ward Howe năm 1892 và của Anna Jarvis năm 1907. Mặc dù trước đó chưa hề có Ngày của Mẹ nhưng vẫn có những sự kiện đặc biệt dành cho mẹ ở Hy Lạp trước đó để tỏ lòng thành đối với Người mẹ của các vị thần, Rhea, vợ của Cronut
Sau đó, tại Anh, vào những năm của thập niên 1600 vẫn có những ngày gọi là Ngày chủ nhật của Mẹ, được tổ chức trong dịp lễ Phục Sinh, vào ngày chủ nhật thứ tư. Vào ngày này, những nô lệ được trở về nhà thăm mẹ. Việc tặng mẹ những chiếc bánh đặc biệt cùng với việc tổ chức lễ hội cũng dần trở thành truyền thống.
Các nước trên thế giới cũng tổ chức Ngày của Mẹ vào những thời gian khác nhau trong năm. Tại Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kì, Úc và Bỉ, ngày của mẹ cũng được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng năm, sau dịp Lễ Tạ Ơn.
Nhật cũng lấy ngày Chủ nhật thứ 2 trong tháng 5 là ngày của Mẹ (Mother's Day). Trong ngày này, con cái thường tặng mẹ hoa cẩm chướng đỏ (carnation) và những món quà nho nhỏ để bày tỏ lòng kính yêu mẹ.
Phong tục này khởi đầu từ thành phố Grafton, West Virginia (Hoa Kỳ) vào ngày 09 tháng 05 năm 1907 và người đầu tiên lấy hoa cẩm chường đỏ và trắng để vinh danh các bà mẹ là cô Anna Jarvis. Cô là người bỏ cả đời ra để vận động cho một ngày lễ mẹ trên toàn quốc Hoa Kỳ để vinh danh các bà mẹ, trong đó có thân mẫu của cô đã tận tụy nuôi 11 người con. Hôm đó là ngày chủ nhật mồng 9 tháng 5, Anna đã tổ chức một ngày Mother's Day trong nhà thờ nhỏ tại Grafton. Khi đó, Mother's day chưa được chấp thuận là National Holiday.
Anna Jarvis từ Grafton, West Virginia bắt đầu cuộc vận động để tổ chức Ngày lễ Quốc tế dành cho Mẹ. Anna Jarvis thuyết phục mẹ của bà ở nhà thờ tại Grafton để tổ chức Ngày của Mẹ ngay dịp giỗ của bà ngoại của bà. Thế là một loạt các nghi thức được tổ chức vào ngày 10 tháng 5 năm 1908 tại Philadelphia vào năm sau đó. Cùng với một số người khác, Anna Jarvis cũng bắt đầu viết những lá thư vận động gửi đến các nhà cầm quyền, thương nhân, chính trị gia để trình bày về việc tổ chức Ngày của Mẹ và họ đã thành công. Woodrow Wilson đã làm bảng thông cáo về việc chính thức tổ chức Ngày của Mẹ vào ngày chủ nhật thứ 2 của tháng 5 từ năm 1914.
Các nước phương Tây có khởi nguồn phong tục ngày của Mẹ (Mother’s day) vào sau dịp Lễ Tạ ơn, vì hầu hết họ theo Thiên Chúa giáo, và dùng hoa cẩm chướng đỏ và trắng là theo truyền thuyết Ki tô giáo, hoa cẩm chướng sanh ra từ những giọt nước mắt của Đức mẹ Maria lúc bà theo chân Chúa Jesus trên đoạn đường vác thánh giá. Vì vậy, hoa cẩm chướng tượng trưng cho tình yêu bất tử của người Mẹ. Và trong ngày lễ là các con tặng quà, hoa, thiệp và bánh cho Mẹ (chứ không phải tặng nhau).
Do vậy ở người Việt ta có giá trị văn hoá và phong tục Á đông (đại đa số là theo Phật), nên lấy ý nghĩa tri ân và báo ân cha mẹ mà tặng hoa cho nhau để nhắc nhở nhau kính trọng cha mẹ, sống thật tốt với cha mẹ. Điều quan trọng là đối với người Việt bông hồng thông dụng và dễ thương nhất, mang quy ước biểu hiện tình yêu, và do có một khởi đầu từ nghi thức tặng hoa hồng trong khoá tu của Hoà thượng Thích Nhất Hạnh và giới thiệu nó trong cuốn sách có tựa đề “Bông hồng cái áo” của Ngài nên đến nay chúng ta sử dụng hoa hồng trong ngày lễ, chứ thực ra hoa gì cũng được, miễn đẹp là được rồi, với lại giá trị của sự việc là ở chỗ tinh thần chứ không phải ở hoa. Tấm lòng đẹp thì hoa gì cũng đẹp, tấm lòng đã không đẹp thì hoa lưu ly cũng vậy thôi.
7/8/10
Chữ Hiếu Trong Đạo Phật Qua Kinh Vu Lan Và Kinh Báo Ân Cha Mẹ
Hiếu thảo với cha mẹ là một đức tính tốt đẹp được mọi người ca tụng, đức tính ấy được coi như một nền tảng cho mọi đức hạnh, là nhân tố quan trọng để xây dựng đời sống hạnh phúc cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Bởi vì người Phật tử thì phải thực hành các thiện pháp mà trong kinh "Nhẫn nhục" nói rằng : "Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu". Vì vậy, báo hiếu là bản chất của người Phật tử và đã trở thành truyền thống tốt đẹp của người Phật tử Việt Nam nói riêng, Á Đông nói chung.
Quan niệm về hiếu đạo của đạo Phật được thể hiện rõ nét qua hai cuốn kinh phổ biến là Kinh Vu Lan và Kinh Báo Ân Cha Mẹ, kinh mà không người Phật tử nào không biết, thường được đọc tụng vào dịp tháng bảy, lễ Vu Lan.
Trình bày về quan niệm hiếu của Phật Giáo, chúng tôi dựa vào hai cuốn kinh nay với mục đích :
1.Tìm hiểu chữ "Hiếu" trong đạo Phật.
2.Làm sáng tỏ ý nghĩa hiếu ở trong kinh và phương thức báo hiếu của kinh.
3.Qua đó thấy được sự dị đồng quan điểm hiếu của Phật Giáo và quan điểm hiếu thông thường.
Trước hết, chúng tôi xin đề cập đến kinh VU-LAN-BỒN.
.NỘI DUNG KINH: gồm có 3 phần
1 . Nói về Ngài Mục Kiền Liên, một đệ tử xuất sắc của Đức Phật, sau khi đắc đạo, thấy mẹ của mình sống trong cảnh giới quỷ đói, thân hình tiều tuỵ khổ sở. Ngài sử dụng năng lực thần thông của mình, đưa bát cơm đến dâng cho mẹ. Mẹ Ngài được cơm, lòng tham khởi lên, tay trái che bát, tay phải bốc ăn, nhưng cơm chưa tới miệng đã hoá ra lửa, nên không ăn được.
2 . Ngài Mục Kiền Liên xin Phật chỉ dạy phương pháp cứu mẹ ra khỏi cảnh khổ Ngạ quỷ. Đức Phật dạy rằng, phải nhờ đến uy lực của tập thể chúng tăng mới cứu được mẹ ông. Vào ngày rằm tháng bảy là ngày chư tăng tập trung tự tứ sau 3 tháng an cư kiết hạ thanh tịnh, hãy sắm sửa vật dụng cúng dường chư tăng, nhờ chư tăng chú nguyện, mẹ ông mới thoát được khổ. Ngài Mục Kiền liền vâng lời Phật dạy, thực hành phương pháp báo hiếu ấy, nên đã cứu được mẹ.
3 . Ngài Mục Kiền Liên xin Phật cho phép các phật tử sau này được thực hành phương pháp báo hiếu cha mẹ bằng cách cúng dường Vu – Lan - Bồn để báo đáp ân cha mẹ. Đức Phật khen ngợi và chấp thuận. Từ đó, ngày rằm tháng bảy là ngày báo hiếu truyền thống cuả Phật Giáo.
II. Ý NGHIÃ CỦA PHƯƠNG PHÁP BÁO HIẾU TRONG KINH:
1 . Ý nghĩa bát cơm hoá lửa:
Mẹ ngài Mục Liên đang sống trong cảnh giới đói khát của Ngạ quỷ do nghiệp nhân tham lam bỏn xẻn,thì quả tương ứng với nhân tham là cảnh thiếu thốn.Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt nói :" Nếu người tham lam bỏn xẻn , không bao giờ biết bố thí do tánh keo kiệt bám víu vào tài sản của mình , nếu tái sanh làm người sẽ bị nghèo nàn thiếu thốn" …
Trong Phật giáo,hình ảnh ngọn lửa thường được dùng để ám chỉ sức mạnh của các thế lực tối tăm như lòng tham , sân , si … thường gọi là lửa tham , lửa sân , lửa si… Do nghiệp nhân tham lam bỏn xẻn , nên mẹ ngài Mục liên phải sống trong cảnh khốn khổ Ngạ quỷ .Do lòng tham lam vẫn còn chi phối mạnh mẽ tâm thức của bà , nên khi nhận bát cơm , bà đã vội vàng tay trái che bát , tay phải bốc ăn vì sợ kẻ khác cướp mất bát cơm của mình. Sự tham lam ích kỷ đó bùng lên quá mạnh , như một ngọn lửa bùng lên bao phủ tâm thức của bà làm cho bà thấy lửa ở trong bát cơm của mình , lửa ở đây là lửa của tâm thức chứ không phải lửa ở bên ngoài . Cho dù bát cơm không hóa lửa đi nữa bà cũng khó mà hưởng thụ được bát cơm một cách ngon lành , bởi lẻ với tâm lý tham lam bỏn xẻn , bà ăn trong vội vàng , lo lắng khiếp sợ , thì nuốt cơm cũng như nuốt đất mà thôi .
Mặt khác , như đã nói theo định luật chiêu cảm của nghiệp báo , khi dã tạo nghiệp đói , thì dù có cơm canh ngon lành vẫn thấy lửa như thường , cũng giống như một người đã tạo nghiệp ngu si , thì dù có gặp sách vở hay ho, họ cũng coi như giấy lộn mà thôi , bởi lẻ nghiệp nhân và nghiệp quả phải tương đồng .
Ngài Mục Liên không cứu mẹ được, vì sức của một mình ngài không đủ chế ngự và chuyển hoá được ngọn lửa tham của mẹ ngài , hay nói cách khác , thần thông không thể xoá được luật nhân quả . Ngọn lửa xuất hiện ở đâu thì phải diệt ở đó , mẹ ngài đã tạo ra ngọn lửa thì chính bà mới dập tắt được ngọn lửa đó .
2. Y' nghĩa chư tăng chú nguyện :
Đức Phật dạy phương pháp cứu mẹ cho ngài Mục Kiền Liên là phải nhờ vào sức mạnh tâm linh của chư tăng trong ngày Tự Tứ . Điều đó đã nói lên sức mạnh của tập thể bao giờ cũng thù thắng hơn sức mạnh của cá nhân , dù cá nhân đó vĩ đại như Đức Phật .
Sau ba tháng an cư kiết hạ , đến ngày rằm tháng bảy thì giải chế phải làm lễ Tự Tứ . Chữ " Tự Tứ" tiếng Pali gọi là PAVARANA nghĩa là tuỳ ý , tức là xin chư tăng tuỳ ý chỉ trích những lỗi lầm của mình do chư tăng thấy , nghe hay nghi để mình biết mà sám hối , nhờ sám hối nên thân khẩu ý được thanh tịnh thì công đức rất lớn . Dây là cách thức hạ mình cầu xin chỉ lỗi , tương tự như câu nói của Nho là KHIÊM SINH ĐỨC , có lẽ vì vậy mà phải nương nhờ ý lực chú nguyện của chư tăng trong ngày Tự Tứ chứ không phải những ngày khác .
Với tâm lực thanh tịnh , đầy đủ các đức tính từ bi an lạc , chư tăng hướng tâm mình vào cảnh giới khổ đau của Ngạ quỷ , luồng tâm từ của chư tăng hợp nhất tạo thành một nguồn năng lượng lớn có tác dụng làm dịu mát môi trường nóng bức của cảnh giới Ngạ quỷ, như một luồng gió mát thổi qua buổi trưa hè oi ả , làm cho thâm tâm của mẹ Ngài Mục Liên được nhẹ nhàng thanh thoát và bình tỉnh hơn , do đó đã tạo điều kiện cho thiện tâm của bà phát khởi , chuyển hoá được nghiệp lực của chính bà , từ đó thay đổi được môi trường sống của bà . Không những mẹ ngài Mục Liên được giải thoát , mà tất cả những người sống trong môi trường đó cũng được thừa hưởng luồng gió mát từ tâm ấy , và nếu họ phát khởi thiện tâm thì có thể giải thoát như nhau . Thông thường sự tác động của ngoại cảnh có thể làm thay đổi tâm thức của con người , nhất là đối với những người chưa làm chủ được tâm thức của mình . Khi bị sống trong hoàn cảnh bức xúc áp chế , lòng người trở nên cọc cằn thô lỗ, độc ác ..v.v… Khi hoàn cảnh thay đổi thuận lợi dễ chịu , mát mẻ..v.v… tâm tư của con người được thoải mái , tỉnh táo hơn , và do đó dễ nhận chân ra điều hay lẽ phải . Cũng trên quy luật đó , khi nguồn năng lượng tâm từ chiếu toảvào cảnh giới nóng bức của Ngạ quỷ , tạm thời làm dịu mát và đình chỉ các nổi đau đớn , đói khát của mẹ ngài Mục Kiền Liên và những ngạ quỷ khác , giây phút đó đã tạo ra cơ hội cho trí tuệ phát sinh và cứu được bản thân của bà .
Tóm lại , sự chú nguyện của chư tăng trong ngày Tự Tứ không phải xóa được luật nhân quả , không phải trực tiếp cứu rỗi tội lỗi của chúng sinh , mà điều đó chỉ có tác dụng trợ duyên , tạo những điều kiện thuận lợi cho chúng sinh phát khởi thiện tâm của chính mình . Thiện tâm của mỗi người mới có thể cứu được chính họ mà thôi .
B. KINH BÁO ÂN CHA MẸ
I. NỘI DUNG KINH : Gồm có 6 phần
1. Phần duyên khởi :Đức Phật trong lúc du hành gặp một đống xương khô , Ngài liền đảnh lễ sát đất . Đệ tử của Phật là ngài Anan ngạc nhiên hỏi Phật vì lý do gì mà lễ bái đống xương khô ấy . Đức Phật dạy rằng , đống xương khô này hoặc tổ tông kiếp trước , hoặc là cha mẹ nhiều đời của ta nên ta chí thành kính lễ .
2. Đức Phật dạy ân đức cha mẹ có 10 điều :
a . ân giữ gìn mang thai trong 9 tháng .
b . ân sinh sản khổ sở
c . ân sinh rồi quên lo
d . ân nuốt đắng nhổ ngọt
e . ân nhường khô nằm ướt
g . ân bú mớm nuôi nấng
h . ân tắm rửa chăm sóc
i .ân xa cách thương nhớ
k.ân vì con làm ác
l.ân thương mến trọn đời .
3. Đức Phật dạy về sự bất hiếu của con cái :
a.Ăn nói hỗn hào với cha mẹ , xấc xược với anh em chú bác bà con ..v.v.
b.Không tuân theo lời dạy của cha mẹ , thất bạn và các bậc trưởng thượng trong gia tộc .
c.Theo bạn bè xấu ác , từ bỏ gia đình đi hoang , gây tạo tội lỗi làm cho cha mẹ , bà con buồn khổ .
d.Không lo học tập , xao lãng nghề nghiệp , không tạo dựng được một đời sống vững chắc , làm cha mẹ lo lắng .
e.Không phụng sự cha mẹ về vật chất , không an ủi về mặt tinh thần , coi thường cha mẹ , coi trọng vợ con .
4. Đức Phật dạy ân đức cha mẹ khó đền đáp dù con cái báo hiếu bằng các cách như:
a.Vai trái cõng cha , vai phải cõng mẹ , cắt da đến xương , nghiền xương thấu tuỷ , máu đổ thịt rơi cũng không đáp được công ơn cha mẹ
b.Giả như có ai gặp lúc đói khát , phá hoại thân thể , cung phụng cha mẹ cũng không đáp được công ơn cha mẹ .
c.Vì cha mẹ mà trăm kiếp nghìn đời , đâm tròng con mắt , cắt hết tâm can, trăm nghìn dao sắc xuất nhập toàn thâncũng không trả nỗi công ơn cha mẹ .
d.Dù vì cha mẹ , đốt thân làm đèn cúng dường chư Phật cũng không đáp được công ơn cha mẹ .
5. Đức Phật dạy về phương pháp báo hiếu :
a.Ngoài việc cung phụng cha mẹ về mặt vật chất và an ủi tinh thần mà ai cũng biết , chúng ta phải :
b.Khuyến hoá cha mẹ thực hành thiện pháp .
c.Phải vì cha mẹ mà thực hành tịnh giới , bố thí , làm các việc lợi ích cho mọi người.
d.Phải truyền bá tư tưởng hiếu đạo này cho nhiều người được lợi ích .
6. Phần kết thúc và lưu thông:
a.Đức Phật khích lệ tinh thần báo hiếu .
b.Đại chúng phát nguyện vâng lời phật dạy .
c.Đặt tên kinh là Kinh Báo Aân Cha Mẹ
II. Y' NGHĨA BÁO HIẾU VÀ PHƯƠNG PHÁP BÁO HIẾUTRONG KINH BÁO ÂN CHA MẸ :
1.Y' nghĩa về duyên khởi của kinh :
Duyên khởi của kinh bắt đầu bằng hình ảnh một đống xương khô , là một hình ảnh tạo ấn tượng mạnh cho người đọc , hình ảnh ấy nói lên quan niệm về hiếu đạo một cách rộng rãi và báo trước một phương pháp báo hiếu đặc biệt của Phật giáo , khác với nhựng quan niệm báo hiếu thông thường .
Đối với đạo Phật tất cả chúng sinh đều nằm trong vòng sinh tử luân hồi bất tận . Trong ITIVUTTAKA nói rằng :" Đống xương tàn của một người xuyên qua nhiều kiếp sống trong một chu kỳ , có thể vòi vọi như một ngọn núi". Sự sinh tử tử sinh lặp lại nhiều lần đã để lại trên những chặn đường luân hồi biết bao là xương thịt của mỗi chúng sinh . Căn cứ vào vòng luân hồn lẩn quẩn đó , Đức phật dạy rằng :"Ta thấy tất cả chúng sinh không ai không phải là cha mẹ của nhau , hoặc ở trong quá khứ , hoặc ở hiện tại , hoặc ở tương lai". Cho nên nhìn thấy một đống xương mà liên tưởng đến xương người thân của mình là điều không có gì lạ đối với giáo lý Phật Giáo .
Theo định luật luân hồi và duyên khởi , thì quan niệm về cha mẹ không còn hạn hẹp trong phạm vi gia đình bé nhỏ nữa. Với tầm nhìn sâu rộng giữa không gian vô tận và thời gian vô cùng thì tất cả chúng sinh đã từng làm cha mẹ , bà con quyến thuộc của nhau.Với sự tồn tại chằng chịt tương hệ duyên sinh , Phật Giáo không những đề cao công ơn của cha mẹ mà còn mở rộng phạm vi nhớ ơn và báo ân quốc gia xã hội và tất cả chúng sinh.Mặt dù khái niệm về cha mẹ rộng rãi như vậy nhưng trong kinh chỉ đề cập đến cha mẹ hiện tại của chúng ta, đối tượng mà tất cả những người con hiếu thảo phải đền đáp thâm ân.
ân .
2. Y' nghĩa về công ơn cha mẹ của kinh :
Công ơn cha mẹ sinh thành dưỡng dục và giới thiệu con vào đời không thể phủ nhận được . Cha mẹ luôn luôn thương yêu con cái , hy sinh cuộc đời mình cho con cái về mặt tinh thần con cái là niềm vui , là niềm hy vọng của cha mẹ , nên khi nói đến cha mẹ là nói đến công ơn . Ca dao việt nam có nói :" Công cha như núi thái sơn , nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra". Trong các kinh điển Phật Giáo Nam Tông và Bắc Tông đều đề cao công ơn cha mẹ . Kinh tăng Chi Phật dạy :"Có hai hạng người , này các Tỳ kheo , ta nói không thể trả ơn được đó là mẹ và cha". Hoặc trong Kinh Đại Tập dạy :"Ở thời không có Phật , thờ kính cha mẹ tức thờ kính Phật". Cha mẹ ở đây đồng nghĩa với Phật ,điều đó cho thấy Phật giáo đề cao hiếu đạo tới mức nào .
Chúng ta cũng biết có một số cha mẹ không ngó ngàng gì tới con cái , thậm chí ghét bỏ con cái , nhưng đó chỉ là trường hợp cá biệt . Phần lớn cha mẹ luôn thương yêu con cái , tình thương đó được biểu hiện ra bên ngoài một cách rõ rệt , đó là sự hy sinh tất cả cho con . Tình thương chân chính nào cũng được biểu hiện bằng sự hy sinh .Kinh báo ân cha mẹ đề cập đến sự hy sinh cho con cái và lòng thương của cha mẹ hướng về con cái , vui cái vui của con , buồn cái buồn của con , Trong 10 điều ân đức của cha mẹ đã cho thấy rõ tình thương bao la đó . Những lời kinh hết sức cảm động và chinh phục lòng người như : " Nhổ ngọt không tiếc nuối , nuốt đắng không phiền hà…Miễn sao con no ấm , đói khát mẹ nào từ" ( điều 4 )
"Mẹ nằm chổ ướt át ,nâng con chổ ấm khô , đôi vú lo đói khát , hai tay che gió sương , yêu thương quên ngủ nghỉ , sủng ái hết giá lạnh , chỉ mong con yên ổn , mẹ hiền không cầu an" ( điều 5 )
"Mẹ hiền ân hơn đất , cha nghiêm đức quá trời , che chở ân cao dày , cha mẹ nào tính toán , không hiềm không mắt mũi , không ghét què chân tay ,sinh con từ bụng mẹ , con đổi dạ thương ai" ( điều 6 )
" Con đi đường xa cách , lòng mẹ bóng theo hình , ngày đêm không hả dạ , tối sớm nào tạm quên , khóc như vượn nhớ con , thương nhớ nát can trường … ( điều 8 )
" Mẹ già hơn trăm tuổi , còn thương con tám mươi, ân ái có đoạn chăng chỉ hơi thở cuối cùng" ( điều 10 )
Sự hy sinh cho con cái mà trong kinh đã đề cập , chỉ là những biểu hiện có giới hạn xuất phát từ lòng thương yêu vô hạn . Chính vì lòng thương yêu của cha mẹ đối với con cái là vô hạn , nên chúng ta không thể đáp đền nổi . Cho dù người con thực hành các công đức lớn lao như trong kinh đã đề cập thì cũng không trả được ân đức của cha mẹ . Bởi vì người con có làm gì đi nữa , lòng của người con đối với cha mẹ không thể sánh được lòng của cha mẹ đối với con cái , đúng như ca dao nước ta có câu :" Mẹ thương con biển hồ lai láng , con thương mẹ tính tháng tính ngày". Vì vậy, khi đề cập đến công ơn cha mẹ , các kinh đều cho rằng khó đền đáp nổi , là dựa vào tâm thức của người con đối với cha mẹ có giới hạn . Điều đó là một quy luật tâm lý muôn đời .
3.Phương pháp báo hiếu trong kinh :
Ngoài những phương pháp báo hiếu cung phụng vật chất và an ủi tinh thần cho cha mẹ mà ai cũng biết , Kinh Báo Aân đề cập đến cách thức báo hiếu đặc biệt của Phật Giáo là giới thiệu chánh pháp để cha cha mẹ đoạn trừ gốc rễ của đau khổ , có ba phương pháp được đề cập :
a.Khuyến cáo cha mẹ thực hành chánh pháp :
Trong Kinh Tăng Chi Đức Phật dạy :" Những ai đền ơn cha mẹ bằng cách nuôi dưỡng , dâng cúng của cải vật chất tiền bạc , thì không bao giờ đủ để đáp đền ân cha mẹ . Nhưng này các Tỳ kheo , ai đối với cha mẹ không có lòng tin Tam bảo , thì khuyến khích cho có lòng tin Tam bảo , đối với cha mẹ sống tà giới , thì khuyến khích vào chánh giới , đối với cha mẹ sinh khởi lòng tham , thì khuyến khích bố thí ,đối với cha mẹ tà kiến thì khuyến khích vào chánh kiến , cho đến như vậy , này các Tỳ kheo ,là làm đủ và đáp đền đủ cho cha và mẹ".
Theo đạo Phật sự đau khổ thật sự chính là vô minh , lòng tham sân si đó là tác nhân gây đau khổ triền miên từ đời này đến đời khác . Chỉ có chánh pháp , chỉ có trí tuệ mới giúp cho cha mẹloại trừ gốc rễ đau khổ .
Báo hiếu cho cha mẹ bằng vật chất và tình cảm thông thường chưa phải là biện pháp hoàn hảo , bởi lẽ có khi vì lý do vật chất , có thể làm cho cha mẹ của mình tăng thêm tội lỗi , tăng thêm lòng tham như người xưa thường nói :" Lòng tham của con người vô đáy". Vật chất hay những cảm giác lạc thọ của vật chất chỉ tạo thêm sự thèm khát và không bao giờ thoả mãn , sự đau khổ do đó không bao giờ chấm dứt được .
Người Phật tử thấy được bề sâu của lý nhân quả nghiệp báo cho nên khuyến khích cha mẹ thực hành thiện pháp , tạo cơ hôi cho cha mẹ phát khởi thêm thiện tâm để chuyển báo nghiệp nhân xấu ác , xây dựng cho cha mẹ mình một cuộc sống bảo đảm hạnh phúc lâu dài trong hiện tại và cả tương lai .
b.Vì cha mẹ thực hành tịnh giới, bố thí và các công tác lợi ích cho con người và xã hội :
Sự thực hành thiện pháp của con người như giữ gìn nếp sống đạo đức , mở rộng lòng bố thí , tích cực làm các điều thiện giúp ích mọi người . Trước hết đó như là một phương cách làm gương mẫu để tạo cho cha mẹ được ảnh hưởng thiện duyên của con làm tăng cường và củng cố thiện tâm của cha mẹ . Mình khuyến cáo cha mẹ thực hành thiện pháp mà bản thân mình không thực hành thiện pháp thì sự khuyến cáo của mình sẽ mất tác dụng . Hơn nữa , khi thực hành thiện pháp , người con luôn hồi hướng công đức cho cha mẹ là sử dụng năng lực thiện tâm của mình hướng về cha mẹ , nó có tác dụng hổ trợ làm cho cha mẹ tăng trưởng thiện tâm .
Mặt khác , mối quan hệ tương ứng giữa tâm lý củacha mẹ và con cái , rất tế nhị và đặc biệt . Luồng tâm thức giao cảm giữa cha mẹ và con cái rất dễ dàng ảnh hưởng qua lại lẫn nhau . Cho nên hành vi đạo đức của con rất dễ tác động đến lòng cha mẹ , như đã nói , con cái là niềm vui , là sự hy vọng của cha mẹ , con cái rất được cha mẹ chiều chuộng và làm theo ý thích của con . Tâm lý tuỳ thuận con cái là mảnh đất tốt để những người con gieo hạt giống thiện pháp cho chamẹ bằng chính hành vi ngôn ngữ của mình .
c.Truyền bá tư tưởng hiếu đạo cho mọi người :
Truyền bá tư tưởng hiếu đạo cho mọi người là một phương pháp bổ sung cần thiết cho các phương pháp trên . Tác dụng của nó trước hết là tăng cường sức mạnh hiếu tâm của chính bản thân mình , được thường xuyên có mặt , tâm lý hiếu cũng như các tâm lý khác đều phát sinh và tồn tại có điều kiện , vì vậy nếu chúng ta không tạo điều kiện hâm nóng thường xuyên bằng những điều kiện thích hợp , lâu ngày tâm lý hiếu bị phai nhạt , có thể nói :" Xa mặt cách lòng" . Như vậy truyền bá tư tưởng hiếu đạo , có tác dụng trước hết là củng cố sức mạnh hiếu tâm của người con thường xuyên.
Mặt khác , như đã nói đạo Phật quan niệm tất cả chúng sinh là cha mẹ của mình ngoài việc báo đáp thâm ân cha mẹ của mình hiện nay , người Phật tử còn có nhiệm vụ báo hiếu cho cha mẹ nhiều đời của mình bằng phương thức gián tiếp . Truyền bá tư tưởng hiếu đạo để cho những người con học tập và thực hành phương pháp báo hiếu đúng chánh pháp , đem đến lợi ích cho tất cả những người cha , người mẹ khác trong xã hội . Từ đó xây dựng một nền tảng đạo đức cơ bản cho xã hội con người , tâm hiếu là một tâm lý có tính văn minh , văn hoá . Truyền bá đạo hiếu sẽ tạo nên một truyền thống văn hoá tốt đẹp , để xã hội có điều kiện xây dựng hạnh phúc cho con người.
III. KẾT LUẬN
Ngày rằm tháng bảy , ngày báo hiếu cha mẹ , đã trở thành truyền thống tốt đẹp của Phật giáo,bắt nguồn từ vị đệ tử ưu tú của Phật,ngài Mục Kiền Liên . Phương pháp báo hiếu như đã trình bày trong kinh Vu Lan,chủ yếu dựa vào năng lực tâm linh thanh tịnh của chư tăng trong ngày tự tứ,năng lực ấy tác động vào tâm thức người cha người mẹ đang đau khổ . Qua ảnh hưởng của năng lực đạo đức ấy mà cha mẹ hiện tại hay quá khứ được siêu thoát và hạnh phúc . Điều đó còn mang ý nghĩa rằng sự hiện hửu của đạo đức sẽ cải tạo được sự lầm lỗi và hoàn cảnh khốn đốn của con người ; tạo cho con người một niềm tin và sức sống của chính bản thân mình,xây dựng được cuộc sống an vui .
Để bổ túc cho phương thức báo hiếu của kinh Vu Lan,kinh Báo ân cha mẹ thêm rằng phương pháp báo hiếu cha mẹ có hiệu quả và toàn diện nhất là phải khuyến cáo cha mẹ thực hành chánh pháp,cởi bỏ sự trói buộc của lòng tham,sân,si… vốn đã gây nhiều đau khổ cho cha mẹ mình . Chỉ có chánh pháp mới đem đến an lạc và hạnh phúc lâu dài,như vậy mới gọi là đền đáp thâm ân của cha mẹ .
Qua tư tưởng hiếu đạo của kinh Vu Lan và kinh Báo ân cha mẹ,chúng ta đã thấy tinh thần hiếu đạo là một trong những pháp môn tu tập của người Phật tử . Pháp môn ấy đem lại đạo đức và hạnh phúc cho con người và xã hội .
Người Phật tử ý thức được tầm ảnh hưởng lớn lao của đạo đức hiếu hạnh ấy,cho nên luôn tìm cách tạo điều kiện cho tư tưởng và hành vi đạo đức ấy được lan rộng;tác động ngày càng mạnh vào đời sống xã hội đang suy giảm đạo đức như ngày nay . Thay đổi cuộc sống khốn khổ do lòng Tham,sân,si tạo nên,trong đó có cha mẹ mình .
Đó chính là cách báo hiếu tốt đẹp mà bản ý của kinh đã đề cập.
3/8/10
Ý Nghĩa Vu Lan
Hàng năm cứ vào độ trăng tròn tháng Bảy âm lịch, tức khoảng trung tuần tháng Tám dương lịch là ngày lễ Vu Lan trở về. Vào ngày này các chùa Việt Nam và Trung Hoa thường thiết lễ rất trọng thể và các Phật tử đến tham dự rất đông đảo để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được an lạc, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh độ, cùng là được nghe các thầy giảng về ý nghĩa lễ Vu Lan và đạo hiếu của người con đối với các bậc sinh thành.
Lễ Vu Lan chính thức được bắt nguồn từ một bản kinh ngắn của Phật Giáo Đại Thừa "Phật Thuyết Kinh Vu Lan Bồn", do ngài Trúc Pháp Hộ dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán vào đời Tây Tấn, tức khoảng năm 750-801 sau Công Nguyên và được truyền từ Trung Hoa vào Việt Nam, không rõ từ năm nào.
Chữ Vu Lan, vốn phiên âm từ tiếng Sanscrit: Ullambana, Hán dịch là giải đảo huyền, có nghĩa là “cứu nạn treo ngược”. Giải có nghĩa là gỡ ra cho khỏi vướng mắc, cởi trói buộc, giải mê lầm. Ðảo là ngược, cũng có nghĩa bóng là những hành động điên đảo gây nên do sự thấy biết sai lầm, như việc phải cho là quấy và việc quấy cho là phải; do đó tạo nghiệp dẫn đến cảnh khổ. Huyền là treo. Ðảo huyền là treo ngược, đầu trở xuống đất, chân đưa lên trời. Cụm từ “giải đảo huyền” nghĩa là cởi trói cho người bị treo ngược, gỡ cho họ khỏi gông cùm xiềng xích, khỏi khổ đau ách nạn. Sâu xa, giải đảo huyền còn có nghĩa là giải thoát khỏi tất cả những mối phiền não, những dây luyến ái đã từng trói buộc cái tâm đi luân hồi, giải thoát khỏi sự trói buộc cuả tâm tham, tâm sân và tâm si.
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân, thì thấy bà đang ở cõi ngạ quỷ vô cùng đói khổ. Ngài đem cơm đến dâng mẹ, nhưng mẹ ngài khi được cơm thì lòng tham nổi lên, sợ người khác trông thấy mà đến dành giựt hay xin bớt, cho nên bà một tay che bát cơm lại, một tay bốc ăn. Bởi lòng tham lam độc ác trong tiền kiếp nổi bừng lên, nên cơm đưa vào miệng liền biến thành than hồngkhông ăn được. Ngài vô cùng thương xót mà không biết làm sao cứu, bèn trở về thưa với Phật, xin ngài từ bi chỉ dạy phương pháp cứu độ mẹ. Phật dạy rằng vào ngày trăng tròn tháng bảy, tức là ngày lễ Tự Tứ của chư Tăng, sau ba tháng an cư kết hạ thanh tịnh, hãy sắm lễ vật và thỉnh chúng Tăng để cúng dường, nhờ sự chú nguyện của chúng Tăng thì mẹ Ngài sẽ được gỉai thoát. Ngài Mục Kiền Liên tuân theo lời Phật dạy, thỉnh chúng Tăng chú nguyện và nhờ đó mẹ ngài, bà Thanh Ðề đã được sanh về cõi trời.
Hình ảnh bà Thanh Ðề chụp ngay bát cơm khi ngài Mục Kiền Liên dâng lên, một tay che không cho người khác thấy vì sợ bị giựt, một tay bốc ăn, nói lên cái tâm mê muội tham lam của con người và hình ảnh khi bà vừa đưa tay bốc cơm thì cơm hoá thành than hồng cháy đỏ, bụng đói mà không sao ăn được, nói lên cảnh giới địa ngục. Thật ra ba cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh hay còn gọi là ba đường ác, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong con người chúng ta. Bất cứ lúc nào chúng ta nóng giận là lửa địa ngục sân hận bừng cháy. Bất cứ khi nào tham dục nảy sinh trong tâm ta là chúng ta sống trong cảnh giới ngạ quỷ. Địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh là những nơi thọ quả báo của những chúng sanh gieo trồng nhân tham lam, sân hận và si mê. Nếu con người không chế ngự được ba thứ độc dược này thì luôn luôn sống trong toan tính, rồi từ đó ăn không ngon, ngủ không yên, triền miên đau khổ phiền não, luôn sống trong ác mộng và cuộc đời biến thành địa ngục lúc nào không hay biết. Quả là như thế, con người khi tham mà không được thì hay nổi sân và mỗi khi tham và sân chế ngự được tâm chúng ta thì chúng ta không còn kiểm soát được lời nói, ý nghĩ và việc làm nữa, do đó tâm thần trở nên bất an, xao động và hỗn loạn, nói những lời không nên nói, làm những việc không nên làm, và mang nhiều tư tưởng xấu xa đen tối. Nói cách khác, ta đang sống trong cảnh giới địa ngục vậy.
Thật ra, tâm bà Thanh Ðề cũng có thể là tâm mẹ quá khứ của chúng ta và cũng có thể là tâm tham sân si của chính mình. Vì thế, muốn được siêu thoát, ngoài yếu tố chính là cọng lực chú nguyện của chư Thánh Tăng tác động lên tâm bà Thanh Đề, thì tâm bà Thanh Đề hay tâm mẹ quá khứ của chúng ta phải tự thức tỉnh, tự chuyển tâm sám hối lỗi lầm. Một khi tâm chuyển là cảnh giới địa ngục của chính mình tan rã, tựa như ánh sáng xoá tan màn đêm đen tối. Nếu không tự thức tỉnh, không tự chuyển hoá tâm, thì sức chú nguyện của chư Thánh Tăng cũng không thể nào cảm ứng để mà giải cứu được, bởi vì đối với Phật giáo, việc tái sinh đã không do một đấng sáng tạo mà do theo luật nhân quả tác động thì việc cứu độ vong linh cũng thế, cũng tuỳ thuộc vào luật nhân quả, chứ không thể cầu khẩn một đấng thần linh nào cứu được. Sở dĩ bà Thanh Đề thoát khỏi cảnh giới địa ngục, sinh về cõi trời là do sức mạnh bởi sự chú nguyện của chư Thánh Tăng và do sự tự thức tỉnh của bà Thanh Đề. Khác với sự cầu nguyện nơi một số tôn giáo khác, chú nguyện là tập trung hết năng lượng tư tưởng của mình vào một điều gì mình muốn cho tha nhân. Năng lực được tập trung lại đó có thể làm thay đổi tình thế như tia sáng Laser ngày nay do sự hội tụ của ánh sáng có thể đốt cháy được một vật ở rất xa ngoài không gian. Một ví dụ điển hình khác là các nhà thôi miên, bằng sự tập trung tư tưởng vào một người, có thể nâng người đó lên hay di chuyển thân người đó dễ dàng. Ðây là vấn đề sức mạnh của tư tưởng mà các nhà khoa học hiện đại đều công nhận. Các cao Tăng hay còn gọi là thanh tịnh Tăng, sau thời gian ba tháng an cư thiền định thường có tâm lực rất mạnh, dễ dàng tác động vào tâm của bà Thanh Ðề khiến bà thấu rõ tội ác của mình trong quá khứ và nổi niệm sám hối, chuyển đổi tâm niệm, từ tâm ích kỷ tham lam độc ác, thành tâm vị tha quảng đại. Hễ tâm thay đổi thì ngay đó cảnh giới địa ngục khổ sở tan rã, theo như câu: "Tội tuỳ tâm sinh, tội tùng tâm diệt" hay "khổ tuỳ tâm sinh, khổ tùng tâm diệt". Nhờ vậy bà thoát khỏi cảnh giới ngạ quỷ, rời khỏi chốn địa ngục tối tăm cực khổ mà sinh vào cảnh giới an lành, không có sự can thiệp của thần linh nào vào đây cả. Ngài Mục Kiền Liên, tuy là bậc thần thông đệ nhất nhưng với đạo lực một mình vẫn không thể nào thay đổi được luật nhân quả, cứu vớt nổi mẫu thân, nên đã phải nhờ đến sức chú nguyện tập thể của mười phương Tăng trong ngày Tự tứ.
Chúng ta cũng cần nhớ rằng kinh Phật thường có vô lượng nghĩa, để khế hợp với vô lượng tâm chúng sanh. Ðức Phật là bậc đại từ đại bi, sau khi giác ngộ, Ngài trực nhận ra rằng tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, nhưng chỉ vì bị ba thứ độc hại: tham, sân và si lôi kéo mà bị dẫn đi trong luân hồi, như trường hợp bà Thanh Đề. Ngài muốn trải ruộng phước cho chúng sinh trồng xuống cây bố thí, đó là cánh cửa đầu tiên để cho chúng sinh tập hạnh xả bỏ, bớt đắm nhiễm vào của cải, bớt tham lam bỏn sẻn, cho nên Ngài dùng phương tiện thiện xảo dạy chúng sinh thực hiện pháp cúng dường chư Tăng, vừa tạo duyên lành cho Phật tử gieo trồng nhân thiện, vừa dạy cư sĩ thực hiện nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo, ngõ hầu chư Tăng ni có được đầy đủ vật dụng cần thiết mà an tâm tu hành cho tới giác ngộ, để tiếp tục trao truyền ngọn đèn chánh pháp, độ thoát cho hết thảy chúng sanh khỏi sanh già bệnh tử.
Tưởng cũng nên biết, trong dịp lễ hội Vu Lan, ngoài việc tụng kinh cầu siêu, thiết lễ cúng dường trai tăng tại các tự viện còn là ngày xá tội vong nhân. Đó là ngày tha thứ mọi lỗi lầm, ngày ăn năn, sám hối, mong được tha thứ lỗi lầm. Nhờ ý nghĩa tha thứ những lỗi lầm đó nên cũng chính ngày này chư Tăng, Ni thành tâm chú nguyện cho các vong linh sớm thoát khỏi những kiếp khổ đau. Ngày xá tội vong nhân được dân gian gọi một cách nôm na là ngày cúng cô hồn. Lễ cúng cô hồn được truyền từ Ấn Độ vào Trung Hoa vào thời Đường và được truyền sang nước Việt từ năm 1302, sau đó lễ này rất thịnh hành vào thời đại Phật Gíao nhà Trần qua việc tổ chức các trai đàn chẩn tế, gọi là “diệm khẩu phổ thí pháp hội” có nghĩa là những đại hội về Phật Pháp để bố thí thức ăn cho loài quỷ đói. Phép này được thực hành trên căn bản một tác phẩm tên là “Thí Chư Ngạ Quỷ Ẩm Thực Cập Thủy Pháp” do Bất Không dịch vào thế kỷ thứ tám, đời Ðường [03]. Theo sự tích thì một đêm A Nan Tôn Giả, đệ tử Phật, thấy một con quỷ đói tên là Diệm Khẩu xin A Nan cho ăn cơm. A Nan hỏi Phật, nhân đó Phật chỉ bày phương pháp thí thực cho ngạ quỷ tức là quỷ đói.
Lễ cúng cô hồn khác với lễ Vu Lan dù được cử hành trong cùng Ngày Rằm. Một đằng là để cầu siêu cho cha mẹ nhiều đời được siêu thoát, một đằng là để bố thí thức ăn cho những vong hồn chưa được siêu thoát, những vong hồn không nơi nương tựa, không người cúng kiếng. Dần dà về sau tại miền Nam Việt Nam, tập tục cúng cô hồn này biến thể từ hình thức đến nội dung, chuyển từ khuôn viên chùa ra ngoài dân gian và được lan rộng tổ chức tại các xí nghiệp thương mại và tại các công ty tư lập theo truyền tụng rằng, ngày này cửa địa ngục rộng mở, ngạ quỷ được phóng thích, nên cúng tế chúng để được buôn may bán đắt, tai qua nạn khỏi. Ngày xưa cúng cháo hoa và vàng mã cho cô hồn, canh ốc nhồi nấu với chuối xanh cho người sống; ngày nay giết gà, mổ bò, mổ heo làm cỗ linh đình gọi là cúng cô hồn nhưng thực là cúng cho người sống. Là Phật tử chúng ta không nên đi theo vết mòn xưa cũ, chỉ nên cúng chay theo truyền thống mà không nên giết hại súc vật và nên phát tâm bố thí đến những người nghèo khổ cùng là phóng sinh để báo hiếu cho cha mẹ ông bà quá vãng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)