Chùa Thập Tháp Là Một Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Thời Nguyễn, Thuộc Thôn Vạn Thuận, Xã Nhơn Thành, Huyện An Nhơn, Do Thiền Sư Nguyên Thiều Sáng Lập Vào Năm 1665. Chùa Ở Vị Trí Sát Mặt Thành Phía Bắc Kinh Đô Đồ Bàn Cũ Và Thành Hoàng Đế Sau Này, Trên Một Ngọn Đồi Cây Cối Rậm Rạp, Chu Vi Gần 1km2, Trước Mặt Là Ngọn Thiên Bút Sơn Hay Còn Gọi Là Núi Mò O. Về Mặt Phong Thủy Mà Xét Đoán, Khi Chọn Hướng Để Xây Dựng, Thiền Sư Nguyên Thiều Có Lẽ Đã Lấy Núi Này Làm Bức Bình Phong Che Chắn Cho Mặt Chính Của Chùa. Sau Lưng Được Bọc Bởi Chi Lưu Của Sông Côn Chạy Dọc Theo Sườn Đồi. Phía Bắc Là Con Sông Quai Vạc, Xưa Gọi Là Bàn Khê, Uốn Lượn Chạy Về Phía Đông, Đối Diện Với Chùa Được Thiết Kế Hồ Sen Rộng Chừng 500m2, Bờ Xây Bằng Đá Ong. Đến 1680, Chùa Chính Thức Mới Được Xây Dựng Bề Thế, Với Tên Gọi Lúc Bấy Giờ Là Di-Đà-Tự. Chất Liệu Xây Chùa Tương Truyền Dùng Gạch Của 10 Ngọn Tháp Đổ Của Người Chăm Nằm ở Phía Sau Đồi Long Bích. Hiện Nay Quanh Chùa Còn Thấy Dấu Vết Các Nền Tháp, Và Rải Rác Còn Có Một Số Mảnh Đá Trang Trí. Phía Sau Chùa Hiện Còn Có 4 Giếng Vuông Xây Bằng Đá Ong. Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Di Đà Theo Hình Chữ Khẩu, Được Chia Thành 4 Khu Vực: Chánh Điện, Phương Trượng, Tây Đường Và Đông Đường. Các Khu Này Nối Liền Với Nhau Bằng Một Khoảng Sân Bên Trong, Còn Gọi Là Sân Thiên Tỉnh (Giếng Trời) Có Tác Dụng Điều Chỉnh Ánh Sáng Cho 4 Khu Kiến Trúc Trên. Trong 4 Khu Kiến Trúc, Chánh Điện Là Khu Được Kiến Trúc Bề Thế Nhất, Gồm 5 Gian Bằng Gỗ, Bên Trong Là Bộ Khung Có 4 Hàng Cột Cái, 4 Hàng Cột Quân, 8 Cột Con Và 16 Cột Hiên. Bộ Sườn Kết Cấu Theo Kiểu Kẻ Chuyền, ở Đầu Đỡ Thượng Lương Là Trụ Lỏng (Chày Cối) Thô, Trang Trí Họa Tiết Hoa Sen, Xếp Sách… Những Đoạn Trích Cấu Tạo Kiểu Giá Chiêng, Hai Đầu Chạm Hoa Cuộn; ở Những Điểm Như Đầu Kèo, Vật Kê Đều Được Chạm Hình Rồng Cách Điệu, Nét Trơn Uốn Lượn Trang Nhã Trong Lòng Chánh Điện Được Bài Trí Các Khám Thờ; Khám Chính Chiều Cao 5m, Bên Trên Được Chạm Lưỡng Long Tranh Châu, Hai Bên Trang Trí Kiểu Long Phụng Cách Điệu Mây Là, Giữa Đề Chữ Phúc, Phía Dưới Khám Là Đề Tài Bút Sách, Tất Cả Đều Được Sơn Son Thếp Vàng. Hai Khám Thờ Trái Và Phải Của Khám Chính, Cũng Được Bố Cục Như Vậy, Mô Típ Chạm Khắc Cầu Kỳ Hơn Được Chạm Lộng Hai Lớp, Hình Rồng Cuộn Xoáy Phức Tạp, Mang Dáng Dấp Của Mỹ Thuật Thời Lê. Ngoài Ra Còn Có 3 Khám Thờ Khác Nhưng Bố Cục 3 Khám Này Khá Đơn Giản Không Có Gì Đặc Biệt. Mặt Trước Hành Lang Là Bộ Cửa Bàn Pha, Được Ghép Liền Với Nhau Tất Cả 14 Cánh, Trên Tạo Song Tiện, Dưới Lấp Kín Chữ Phúc Và Hoa Văn Kỹ Hà. Bên Trên Ngưỡng Là Dải Ô Sen Chạy Theo Rui Cửa Chạm Bài Lệ Của Tổ Sư Đạo Nguyên Có Tất Cả 24 Chữ, Các Đầu Kèo Đưa Ra Đoạn Này Trang Trí Nhẹ Nhàng Bằng Những Hoa Văn Hình Rồng, Nét Thanh Thoát Uyển Chuyển. Bên Ngoài Hai Đầu Hồi Xây Gạch, Hệ Thống Cửa Cấu Tạo Đơn Giản. Chánh Điện Lợp Ngói Âm Dương, Mái Thẳng, Các Góc Không Cong, Bờ Nóc Chạy Thẳng, Nay Được Tạo Hình Lưỡng Long Tranh Châu. Kế Tiếp Sau Chánh Điện Là Khu Phương Trượng, Được Kiến Trúc Theo Kiểu Nam Trung Quốc, Được Cải Tạo Và Nâng Cấp Vào Năm 1973, Mái Ngói Âm Dương, Bên Trong Kết Cấu Bộ Sườn Gỗ Và Dạng Khám Thờ Được Lắp Ráp, Chạm Trổ Khá Đẹp. Khu Vực Tây Đường Và Đông Đường Cũng Được Kiến Trúc Giống Như Phương Trượng. Ngoài 4 Khu Vực Trên Phía Tây Còn Có Một Nhà Chánh Thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Công, Thập Điện…. Hình Thái Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Hiện Nay Là Kết Quả Của Nhiều Lần Trùng Tu, Gần Đây Nhất Là Vào Năm 1997, Chùa Được Nâng Cao Lên So Với Mặt Bằng Cũ 0,60m Nhưng Khuôn Viên Kiến Trúc Vẫn Giữ Được Nguyên Như Cũ. Tuy Được Kết Hợp Hòa Quyện Giữa Cái Cũ Và Cái Mới, Nhìn Chung Hệ Thống Liên Kết Của Chùa Thập Tháp Vẫn Tuân Thủ Theo Nguyên Tắc Truyền Thống Của Kiến Trúc Việt Nam - Hoàn Toàn Dùng Mộng, Không Dùng Đinh Hoặc Lạt Buộc. Ngoài Giá Trị Về Kiến Trúc, ở Đây Còn Có Nhiều Tác Phẩm Điêu Khắc, Hiện Vật Có Giá Trị Về Nhiều Mặt Còn Được Lưu Giữ Cho Đến Ngày Hôm Nay. Mặc Dù Kiến Trúc Mới Được Làm Lại Gần Đây, Nhưng Những Gì Còn Lại ở Nơi Đây, Đã Đưa Thập Tháp Lên Hàng Đầu Trong Các Ngôi Chùa Có Kiến Trúc, Điêu Khắc Đẹp Nhất ở vùng Bình Định.

24/7/14

Phận Làm Con

Thiết nghĩ, Thân tứ đại này có được là do hai đấng sanh thành tạo nên. Cha mẹ, người đã sinh ra chúng ta. Ơn sinh thành dưỡng dục ấy cao vời vợi, phận làm con cái phải làm như thế nào mới báo đáp cho vừa công sức của cha và mẹ? Nhân mùa Vu Lan về, người viết xin chia sẻ đề tài Phận Làm Con nhằm giúp người Phật tử hiểu đúng  về bổn phận đối với Cha mẹ.
Theo đạo Phật, bổn phận làm con cái không những phụng dưỡng Cha mẹ bằng những của  cải vật chất  ở thế gian mà còn giúp cho Cha mẹ có được lòng tin chân chánh,  đem lại hạnh phúc trong đời sống hiện tại cũng như  trong tương lai. Bởi vậy phận làm con cần phải nhớ rằng:
Công ơn Cha mẹ là rất to lớn. Ơn hiếu dưỡng của hai đấng sanh thành không những được trình bày qua  lời thắm thiết nghĩa tình trong các câu ca dao tục ngữ dân gian mà còn ảnh hưởng sâu sắc trong giáo lý nhà Phật.
Đức Phật đã khẳng định công ơn Cha mẹ rất cụ thể trong kinh Tăng Chi I “Có hai hạng người, này các Tỳ Kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai. Là Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, làm vậy cho đến trăm tuổi, nếu đấm bóp, thoa nước tắm rửa, thoa gội, và dầu tại đấy có vãi tiểu tiện, đại tiện như thế, này các Tỳ Kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao ? Vì rằng, này các Tỳ Kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng con khôn lớn, giới thiệu con vào đời”. Và trong kinh Tâm Địa Quán cũng dạy rằng “Ơn Cha lành tựa như núi Thái, đức Mẹ hiền sâu tựa biển Đông”. Vì thế, con cái phải biết những thành quả mà có được hôm nay đều nhờ sự tận tâm chăm sóc, chỉ dạy của Cha mẹ. Cho nên, con cái muốn báo đáp muôn đời cũng không thể đền đáp hết những công ơn sâu dày đó.
Cha mẹ đã làm những gì cho con cái?
Người xưa có câu: “Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên”. Dù chúng ta tu Đạo nào có học hay không học, hiếu vẫn là gốc, là trên hết, là tất cả. Là con người thì phải lo tròn đạo hiếu, phải nhớ ân nghĩa và đền trả những ân nghĩa ấy. Bởi vì, Chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc trưởng thành nên danh phận trong xã hội, nếu không có Cha mẹ nuôi dưỡng, lo lắng, chuẩn bị cho cuộc đời của chúng ta, thì làm sao có được ngày hôm nay, làm sao có thể thành tựu được những gì quý báu trong đời. Trong kinh Báo Ân Cha Mẹ, Phật đã chỉ dạy cho ngài A Nan, nói về những việc mà Cha mẹ đã làm cho con cái như : Ơn giữ gìn mang thai,, ơn sinh sản khổ cực, ơn sinh rồi quên lo, ơn nuốt đắng nhổ ngọt, ơn nhường khô nằm ướt, ơn bú mớm nuôi nấng, ơn tắm rửa chăm sóc, ơn xa cách thương nhớ, ơn vì con làm ác, ơn thương mến trọn đời .Thật vậy, những gì Cha mẹ đã làm cho con cái thì quá nhiều không thể dùng ngôn từ diễn đạt cho trọn vẹn  ý nghĩa.
Bổn phận người làm con phải làm gì để báo hiếu Cha mẹ? Nói đến Cha mẹ là  phải nói đến sự hy sinh cho các con cả cuộc đời và cả tinh thần lẫn thể xác. Chính vì tình thương và lòng hy sinh cao cả như  thế, phận làm con cần phải hiểu rõ tình thương và sự hy sinh cao cả của Cha mẹ; hiểu để đền ơn đáp nghĩa với đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người. Trong  Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt, Đức Thế Tôn đã dạy cho thanh niên Siṅgāla về năm trách nhiệm của con cái đối với đấng sanh thành như : Phụng dưỡng cha mẹ (Bhavana.) Làm việc thay thế cho cha mẹ (Kicca kavana). Gīn giữ gia phong tốt đẹp (Kūlavam sathapana.). Bảo vệ tài sản thừa tự (Dāyai jāpati pajjana).Tạo phước hồi hướng khi cha mẹ đã quá vãng (Dakkinānuppadana). Đó là năm nghĩa vụ thiêng liêng cao cả mà con cái nên thực hành để báo hiếu cho cha mẹ.
 Bổn phận của người con phải sống giữ giới chân chánh theo tinh thần Phật dạy và hướng dẫn cha mẹ thực hành theo. Để làm được việc đó, người con có thể đóng vai trò gương mẫu và tiên phong trước cha mẹ mình.
Thầm mong, nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu về những người con  phải biết bổn phận của mình mà mang lại niềm vui cho hai đấng sinh thành.

1 nhận xét:

  1. Cha mẹ là những người vĩ đại nhất....

    Nguyễn Hải Yến
    Công ty dịch thuật Chất Lượng Cao - Nhận Dịch, Công chứng các tài liệu chuyên ngành từ Tiếng Anh sang Tiếng Việt hoặc ngược lại giá tốt nhất.
    Dịch tiếng anh sang tiếng việt giá rẻ tại tphcm hoặc Dich tieng anh sang tieng viet gia re tai tphcm

    Trả lờiXóa