Chùa Thập Tháp Là Một Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Thời Nguyễn, Thuộc Thôn Vạn Thuận, Xã Nhơn Thành, Huyện An Nhơn, Do Thiền Sư Nguyên Thiều Sáng Lập Vào Năm 1665. Chùa Ở Vị Trí Sát Mặt Thành Phía Bắc Kinh Đô Đồ Bàn Cũ Và Thành Hoàng Đế Sau Này, Trên Một Ngọn Đồi Cây Cối Rậm Rạp, Chu Vi Gần 1km2, Trước Mặt Là Ngọn Thiên Bút Sơn Hay Còn Gọi Là Núi Mò O. Về Mặt Phong Thủy Mà Xét Đoán, Khi Chọn Hướng Để Xây Dựng, Thiền Sư Nguyên Thiều Có Lẽ Đã Lấy Núi Này Làm Bức Bình Phong Che Chắn Cho Mặt Chính Của Chùa. Sau Lưng Được Bọc Bởi Chi Lưu Của Sông Côn Chạy Dọc Theo Sườn Đồi. Phía Bắc Là Con Sông Quai Vạc, Xưa Gọi Là Bàn Khê, Uốn Lượn Chạy Về Phía Đông, Đối Diện Với Chùa Được Thiết Kế Hồ Sen Rộng Chừng 500m2, Bờ Xây Bằng Đá Ong. Đến 1680, Chùa Chính Thức Mới Được Xây Dựng Bề Thế, Với Tên Gọi Lúc Bấy Giờ Là Di-Đà-Tự. Chất Liệu Xây Chùa Tương Truyền Dùng Gạch Của 10 Ngọn Tháp Đổ Của Người Chăm Nằm ở Phía Sau Đồi Long Bích. Hiện Nay Quanh Chùa Còn Thấy Dấu Vết Các Nền Tháp, Và Rải Rác Còn Có Một Số Mảnh Đá Trang Trí. Phía Sau Chùa Hiện Còn Có 4 Giếng Vuông Xây Bằng Đá Ong. Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Di Đà Theo Hình Chữ Khẩu, Được Chia Thành 4 Khu Vực: Chánh Điện, Phương Trượng, Tây Đường Và Đông Đường. Các Khu Này Nối Liền Với Nhau Bằng Một Khoảng Sân Bên Trong, Còn Gọi Là Sân Thiên Tỉnh (Giếng Trời) Có Tác Dụng Điều Chỉnh Ánh Sáng Cho 4 Khu Kiến Trúc Trên. Trong 4 Khu Kiến Trúc, Chánh Điện Là Khu Được Kiến Trúc Bề Thế Nhất, Gồm 5 Gian Bằng Gỗ, Bên Trong Là Bộ Khung Có 4 Hàng Cột Cái, 4 Hàng Cột Quân, 8 Cột Con Và 16 Cột Hiên. Bộ Sườn Kết Cấu Theo Kiểu Kẻ Chuyền, ở Đầu Đỡ Thượng Lương Là Trụ Lỏng (Chày Cối) Thô, Trang Trí Họa Tiết Hoa Sen, Xếp Sách… Những Đoạn Trích Cấu Tạo Kiểu Giá Chiêng, Hai Đầu Chạm Hoa Cuộn; ở Những Điểm Như Đầu Kèo, Vật Kê Đều Được Chạm Hình Rồng Cách Điệu, Nét Trơn Uốn Lượn Trang Nhã Trong Lòng Chánh Điện Được Bài Trí Các Khám Thờ; Khám Chính Chiều Cao 5m, Bên Trên Được Chạm Lưỡng Long Tranh Châu, Hai Bên Trang Trí Kiểu Long Phụng Cách Điệu Mây Là, Giữa Đề Chữ Phúc, Phía Dưới Khám Là Đề Tài Bút Sách, Tất Cả Đều Được Sơn Son Thếp Vàng. Hai Khám Thờ Trái Và Phải Của Khám Chính, Cũng Được Bố Cục Như Vậy, Mô Típ Chạm Khắc Cầu Kỳ Hơn Được Chạm Lộng Hai Lớp, Hình Rồng Cuộn Xoáy Phức Tạp, Mang Dáng Dấp Của Mỹ Thuật Thời Lê. Ngoài Ra Còn Có 3 Khám Thờ Khác Nhưng Bố Cục 3 Khám Này Khá Đơn Giản Không Có Gì Đặc Biệt. Mặt Trước Hành Lang Là Bộ Cửa Bàn Pha, Được Ghép Liền Với Nhau Tất Cả 14 Cánh, Trên Tạo Song Tiện, Dưới Lấp Kín Chữ Phúc Và Hoa Văn Kỹ Hà. Bên Trên Ngưỡng Là Dải Ô Sen Chạy Theo Rui Cửa Chạm Bài Lệ Của Tổ Sư Đạo Nguyên Có Tất Cả 24 Chữ, Các Đầu Kèo Đưa Ra Đoạn Này Trang Trí Nhẹ Nhàng Bằng Những Hoa Văn Hình Rồng, Nét Thanh Thoát Uyển Chuyển. Bên Ngoài Hai Đầu Hồi Xây Gạch, Hệ Thống Cửa Cấu Tạo Đơn Giản. Chánh Điện Lợp Ngói Âm Dương, Mái Thẳng, Các Góc Không Cong, Bờ Nóc Chạy Thẳng, Nay Được Tạo Hình Lưỡng Long Tranh Châu. Kế Tiếp Sau Chánh Điện Là Khu Phương Trượng, Được Kiến Trúc Theo Kiểu Nam Trung Quốc, Được Cải Tạo Và Nâng Cấp Vào Năm 1973, Mái Ngói Âm Dương, Bên Trong Kết Cấu Bộ Sườn Gỗ Và Dạng Khám Thờ Được Lắp Ráp, Chạm Trổ Khá Đẹp. Khu Vực Tây Đường Và Đông Đường Cũng Được Kiến Trúc Giống Như Phương Trượng. Ngoài 4 Khu Vực Trên Phía Tây Còn Có Một Nhà Chánh Thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Công, Thập Điện…. Hình Thái Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Hiện Nay Là Kết Quả Của Nhiều Lần Trùng Tu, Gần Đây Nhất Là Vào Năm 1997, Chùa Được Nâng Cao Lên So Với Mặt Bằng Cũ 0,60m Nhưng Khuôn Viên Kiến Trúc Vẫn Giữ Được Nguyên Như Cũ. Tuy Được Kết Hợp Hòa Quyện Giữa Cái Cũ Và Cái Mới, Nhìn Chung Hệ Thống Liên Kết Của Chùa Thập Tháp Vẫn Tuân Thủ Theo Nguyên Tắc Truyền Thống Của Kiến Trúc Việt Nam - Hoàn Toàn Dùng Mộng, Không Dùng Đinh Hoặc Lạt Buộc. Ngoài Giá Trị Về Kiến Trúc, ở Đây Còn Có Nhiều Tác Phẩm Điêu Khắc, Hiện Vật Có Giá Trị Về Nhiều Mặt Còn Được Lưu Giữ Cho Đến Ngày Hôm Nay. Mặc Dù Kiến Trúc Mới Được Làm Lại Gần Đây, Nhưng Những Gì Còn Lại ở Nơi Đây, Đã Đưa Thập Tháp Lên Hàng Đầu Trong Các Ngôi Chùa Có Kiến Trúc, Điêu Khắc Đẹp Nhất ở vùng Bình Định.

24/10/11

THE PRINCE LEAVES HOME


Siddhartha went quietly to see his newborn son for the last time. His wife was sleeping with the baby beside her, her hand resting on the baby’s head. The prince said to himself, “If I try to move her hand so I can take the child for one last cuddle I fear I will wake her and she will prevent me from going. No! I must go, but went I have found what I am looking for, I shall come back and see him and his mother again.”
Siddhartha left the palace. It was midnight, and the prince was on his white horse Kanthaka with Channa, his faithful servant, holding on to its tail. He was going away to try to understand old age, sickness and death. He rode to the bank of a river and dismounted from his horse. He removed his jewellery and princely clothes and gave them to Channa to return to the King. Then the prince took his sword and cut his long hair, put on monks robes, took a begging bowl and told Channa to go back with Kanthaka to the palace.
Vocabulary
Newborn (a) sơ sinh, beside (pre) bên cạnh, rest (v) nghỉ ngơi, move (v) di chuyển, cuddle (v) âu yếm, fear(v) sợ, wake(v) tỉnh giấc, prevent(v) ngăn ngừa, looking for (v) tìm kiếm, midnight(a-n) nửa đêm, faithful(a) trung thành, servant (n) người hầu, tail(n) cái đuôi, ride(v) cỡi ngựa, bank (a) bờ song, dismount (v) xuống ngựa, remove (v) dời đổi, jewellery (n) nữ trang, clothes (n) y phục, sword (n) gươm, kiếm, put on (v) mặc vào, robe (n) y phục, beg (v) ăn xin, bowl (n) tô bát.

16/10/11

THE FOUR SIGHTS


After some time the prince was not happy living in the palace. He wanted to go outside and see how other people lived. He went out with his attendant, Channa. They left the palace four times.
On the first trip, the prince saw an old man.He came to know that everyone could get sick any time.
On the third trip, he saw a dead body. He knew that everyone would have to die one day. On the fourth trip, the prince saw a monk who was happy and calm. He made up his mind to leave home so that he could help people to find peace and happiness.
Vocaburary:
Outside (prep) bên ngoài, Attendant (n) thị giả,Channa (n) Xa-nặc,Trip (n) chuyến đi,Body (n) cơ thể, tứ đại,Monk (n) tu sĩ nam,Calm (a) an khang,Made up one’s mind (v) quyết định,Help (n-v) cứu tế, hỗ trợ,Peace (n) thanh bình.

8/10/11

LEAVING THE ROYAL PALCE, THE ROYAL PLEASURES PALACE


Despite his father’s best intentions, Prince Siddhartha discovered the true nature of the human’s life. During an excusion outside the palace walls, he saw things that cause him to think deeply about all the suffering in the world. He knew then that he would have to radically change his life in oder to find the answers he was looking for.
To stop the prince from thinking about leaving home, King Suddhodana built a pleasure palace for Siddhatha and Yasodhara. Dancers and singers entertained them day and night, and only young people were allowed into the palace. The king did not want Siddhartha to know that everybody gets sick, grows old and will die. But the prince was not happy. He wanted to know that was the life of the people living outside palace walls.
Vocabulary
Despite (prep) mặc dù, Intension (n) dự định,True (a) đúng, có thật, Nature (n) thiên nhiên, Human (n) thuộc về con người, thuộc về chúng sanh, Condition (n) điều kiện, tình huống, Excusion (n) chuyến tham quan, Cause (v) gây ra, Deeply (adv) một cách sâu sa, Suffering (n) nỗi khổ, phiền não,Radically(adv) hoàn hảo, In oder to (prep) để mà, Looking for (v) tìm kiếm, Suddhodana (n) vua Tịnh Phạn,Yasodhara (n) Da-du-đà-la, Entertain (v) tiêu khiển, Allow (v) cho phép, Like (prep) giống nhau.

2/10/11

THE PRINCE MARRIES



At the age of sixteen, Prince Siddhartha married a beautiful young princess called Yasodhara. She loved and cared for him, and together they lived a life of royal luxury for nearly thirteen years.
He was protected from all the problems of life outside the palace gates. He had all the comforts that a prince of his day could desire. He lived in a world where there was nothing but happiness and laughter. One day, however, he wished to discover the world outside his palace.
When the king learnt about this, he gave order to the people of the city, “Have the houses along the road a the city cleaned and decorated. Make the roads sweet with incense and have the people dressed in colourful clothing. Make certain that all the beggars, the old and the sick stay indoors until the prince has left.
Vocabulary:
Yasodhara (n) Da-du-đà-la, Care for (v) thích, ưa, Luxury (n) xa xỉ, sang trọng, Protect (v) bảo vệ, Problem (n) khó khăn, phiền não, Gate (n) cổng vào, môn, Comfort (n-v) tiện nghi, an ủi, Desire (n-v) ước ao, vọng, Laughter (n) tiếng cười, Wish (n-v) ước muốn, chúc, Discover (c) khám phá, Order (n) ra lệnh, Clean (a-v) sạch, lau chùi, Decorate (v) trang trí, Sweet (a-n) ngọt, dịu êm, Incense (n) hương, trầm, Dress (v) thay đồ, ăn mặc, Colourful (a) đủ màu sắc, Make certain (v) khẳng định, Beggar (n) khất sĩ, Sick (a) bệnh hoạn, Stay (v) lưu lại, chấp, Indoor (a) trong nhà, Leave (v) ra đi, buông bỏ.

29/9/11

THE CHILDHOOD OF THE PRINCE


The prince grew up to be kind and generous. He was liked by all. When still in his early years, Prince Siddhartha witnessed a bird carrying a worm that had been turned up by the farmer’s plough. This sight caused him to think about the unhappy situation of creatures which were killed by other creatures for food.
Seated under a rose apple tree the young prince experienced the joy of mediation. At another time, the compassionate prince saved the life of a swan which had been woulded by devadatta’s arrow. As a prince, young Siddhartha received and education in the arts and sciences and mastered the art of war and the royal sports of his time.
Witness (v) chứng kiến, Plough (n) lưỡi cày, Sight (n) thấy, kiến, Situation (n) hoàn cảnh, tình huống, Seat (n) an tọa, Experience (v) từng trải, Meditation (n) tham thiền, Creatures (n) chúng sanh, Joy (n) niềm an lạc, Compassionate (a) từ bi, Receive (v) chấp, nhận lấy, Turned up (v) thị hiện, xuất hiện, Worm (n) con sâu, loài động vật thấp sinh, Royal (a) thuộc hoàng gia, Education (n) nền giáo dục, giáo pháp ngữ, Swan (n) con ngan, con ngỗng, Wound (v) bị thương, Arrow (n) mũi tên, Arts (n) nghệ thuật, Science (n) khoa học, Master (v) quán triệt, ngộ, War (n) chiến tranh, Sports (n) thể thao

28/9/11

THE NAMING CEREMONY


Five days after the birth of the prince, many wise men were invited to the palace for the Naming Ceremony. They looked at the marks on the child’s body. Seven wise men raised two fingers and said that the prince would either become a Great King or a Buddha. The youngest, Kondana, raised only one finger and said that the prince would become a Buddha. The prince was then given the name “Siddhartha” by the wise men, which meant “wish- fulfilled”.
Seven days after the birth of her child, Queen Maha Maya passed away. Pajapati Gotami, her younger sister, who was also married to King suddhodana, brought up the prince as her own child.

Vocabulary
Naming Ceremony (n) Lễ đặt tên, mark (n) dấu vết, palace (n) lâu đài, raise (v) nâng lên, giơ lên, finger (n) ngón tay, Buddha (n) Phật, Kondanna (n) Kiều Trần Như, wish- fulfilled (a) thành tựu như ý, pass away (v) qua đời, Maha Pajapati Gotami (n) Bà xà ba đề, bring up (v) nuôi dưỡng.

THE BIRTH OF PRINCE SIDDHARTHA


A long time ago in India, there lived a king named Suddhodana and a queen named Maha Maya. They were both good and kind people. One full moon night, the Queen dreamt of four devas. They carried her to a lake, to rest on a soft bed. A white elephant carrying a lotus flower went round her three times and disappeared into her. Wise men explained that the Queen was going to give birth to a prince.
When the time came for the baby to be born, Queen Maha Maya left the palace with the attendants to go back to her parent’s home to give birth to the baby. On the way, they passed by a beautiful park called Lumbini Garden. Queen Maha Maya a took a rest in the garden. While she was standing up and holding on to a tree she gave birth to the baby.
The birth took place on the fifth month of Vesakha, on a full moon day in 623 BC. We call it Vesak or Buddha Day. Queen Maha Maya then returned to the palace with her baby prince. King Suddhodana was very happy and celebrated the birth of the baby with his people all over the country.
Vocabulary
Deva: chư thiên, Rest: an, xả, Lotus:hoa sen, Prince:hoàng tử, Attendant: thị gỉa, Lumbini: vườn Lâm Tỳ Ni,Vesak: lễ mừng đản sanh Phật, Return: trở về, Celebrate: phụng nguyện, Explain: minh giảng, Appear: thị hiện.

26/9/11

WHO WAS THE BUDDHA



THE COUNTRY WHERE THE BUDDHA GREW UP
To find out who the Buddha was, you need to go back to the beginning. The Buddha lived in India more than two thousand five hundred years ago. His teachings are known as Dharma. Even as a boy, Siddhartha, the Buddha-to-be, liked to meditate. This is how he became enlightened. His teachings help people to live wisely and happily.
The hero of our story is Prince Siddhartha, the Buddha-to-be, who lived more than 2500 years ago. His father was the Rajah of the Sakya clan, King Suddhodana, and his mother was Queen Maha Maya. They live in India, in a city called Kapilavatthu, in the foothills of the Himalayas. They belonged to the Indian warrior caste.
vocabulary
Buddha (n) Phật, India (n) Ấn Độ, Teachings (n) giáo pháp, Buddhism (n) Đạo Phật, Siddhartha (Tất Đạt Đa), Meditate (v) thiền định, enlightened (a) đã giác ngộ, wise (a) có trí huệ, Rajah (n) vua hay hoàng tử, sakya (n) Dòng Thích Ca, Gautama (n) Cồ Đàm, Suddhodana (n) vua Tịnh Phạn, Mahan Maya (n) hoàng hậu Ma-da, Kapilavatthu (n) Thành Ca tỳ La Vệ, Himalayas (n) Hy mã lạp sơn, warrior (chiến binh), caste (n) giai cấp, belonged to (v) thuộc về thành phần, clan (n) dòng họ.

26/7/11

CÂU HỎI ĐỐ VUI TU HỌC GĐPT THẬP THÁP (VU LAN 2555).


I. Phần câu hỏi đáp nhanh (mỗi câu hỏi 10 điểm).
1. Ngũ giới là gì?
2. Phật nghĩa là gì?
3. Duyên khởi của kinh Báo Ân Cha Mẹ là?
4. Hiếu dưỡng với cha mẹ được hiểu như thế nào?
5. Hiếu đạo với cha mẹ được hiểu như thế nào?
6. Chữ Đạo nghĩa là gì?
7. Sám hối là gì?
8. Hiếu tâm với cha mẹ được hiểu như thế nào?
9. Hiếu hạnh với cha mẹ được hiểu như thế nào?
10. Nguyên nhân Phật dạy Pháp Vu Lan Bồn?
11. Hình ảnh bà Thanh Ðề chụp lấy bát cơm tay che tay bốc ăn, đã nói lên điều gì?
12. Tứ Chánh Cần bao gồm những gì?
13. Huy Hiệu của Gia Ðình Phật Tử là gì ?
14. Khẩu Hiệu của Gia Ðình Phật Tử là gì ?
15. Phật Tử chân chính phải làm gì ?
16. Sáu cõi luôn làm chúng sanh hay luân chuyển là gì?
17. Sắc, Thọ, Tưởng, Hành và Thức được gọi là gì?
18. Khổ, tập, diệt, đạo đế được gọi là gì?
19. “Ơn cha lành tựa như núi Thái, Đức mẹ hiền sâu tựa biển khơi” ý muốn nói gì?
20. Tu thập thiện được sanh về cõi nào?
II. Phần Câu Hỏi Trắc Nghiệm (mỗi câu hỏi 10 điểm)
1.Tích Vu Lan bắt nguồn từ việc báo hiếu của ai?
a. Mục Kiền Liên
b. Xá Lợi Phật
c. A Nan Đà
2. Trong Kinh Báo Ân Cha Mẹ, Đức Phật trong lúc du hành gặp một đống xương khô, Ngài liền đảnh lễ sát đất.Vì lý do gì?
a, Đống xương khô này là tổ tông kiếp trước , hoặc là cha mẹ nhiều đời của ngài nên ngài chí thành kính lễ .
b, Đống xương khô này là cha mẹ trong hiện tại của ngài nên ngài chí thành kính lễ.
c, Đống xương khô này là tổ tổng trong một đời của ngài nên ngài chí thành kính lễ.
3 . "Công Cha như núi ngất Trời,Nghĩa Mẹ như nước ở ngoài biển đông, Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.” Chín chữ cù lao đó là?
a, Sinh, cúc, phủ, dục, súc, trưởng, cố, phục, phúc.
b, Sanh đẻ, nâng đỡ, vỗ về, dạy dỗ, cho bú, nuôi lớn, trong nôm, nuông chiều, che chở.
c, Giận, hờn, thương, ghét, muốn, buồn, vui, xấu hổ, khốn khổ.
d, a & b đều đúng.
4. Y như lời Phật dạy trong Kinh Vu Lan, thì phải sắm cho đủ các thứ thực phẩm và vật dụng quý báu để cúng dường chư Tăng. Như thế đối với những người nghèo hèn thì sao?
a, Người nghèo hèn không được cúng dường chư Tăng
b, Người nghèo hèn đã tận lực mà không mua được một nén hương hay đĩa quả, nhưng có lòng chí thành, thì cũng gọi là đầy đủ
c, Người nghèo không sắm dư giả các vật, tâm chưa chí thành, thì cũng có thể gọi là đầy đủ.
d, Cả a, b, & c đều sai.
5. Sự thương yêu, tôn kính chân thành từ lòng mình vì nghĩ đến sự vất vả sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ được gọi là?
a, Hiếu hạnh
b, Hiếu tâm
c,Hiếu dưỡng
d, Hiếu đạo
6. Người Phật tử hướng dẫn cha mẹ đi vào con đường thánh thiện, để đời này và đời sau cha mẹ được nhiều phướcbáo, không đọa lạc vào đường khổ được gọi là?
a, Hiếu hạnh
b, Hiếu tâm
c, Hiếu dưỡng
d, Hiếu đạo
7. Lễ Vu Lan xuất xứ từ kinh nào?
a, Phật thuyết Vu Lan Bồn
b, Phật thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân
c, Phật thuyết Kinh Thiện Sanh
8.Trong kinh Phật nói: “Trong nhà mỗi người, có hai đức Phật, mà người không biết”. Hai đức Phật đó là?
a, Chú bác hiện tiền
b, Cha mẹ hiện tiền
c, Ông bà hiện tiền
d, Cả a,b &c sai
9. Vu Lan Bồn là phiên âm theo tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là giải đảo huyền, có nghĩa là?
a. Cởi trói cho người bị treo ngược.
b. Cứu sự đau khổ nặng nề đang bị treo ngược.
c. a,b đều đúng.
10. Đức Phật Thích Ca được tôn xưng là đấng Từ phụ, tức là cha lành. Tại sao vậy?
a, vì Ngài có sự hoan hỷ đối với chúng sanh
b, vì Ngài có không có sự phân biệt
c, vì Ngài thương yêu chúng sinh như con một của mình
d, cả a, b & c đều đúng
20.Tình trạng ông Bà Cha Mẹ làm, con cháu chịu, đã có nghiệp nào góp phần vào?
a- Biệt nghiệp
b- Cộng nghiệp
c- Nghiệp vô tình
d- Nghiệp cố ý
Phần III: Phần câu hỏi dành cho các em cổ vũ (trả lời đúng có phần thưởng)
1. Phải tin như thế nào mới gọi là Đức tin trong Phật Giáo?
2. Phật giáo thường nói 4 ân lớn mà Phật tử phải báo đáp là?
Phần IV: Phần câu hỏi về đích (có 3 loại câu hỏi 10, 20, 30 điểm)
1.Hiếu thảo với cha mẹ phải làm tất cả 4 phần. Bốn phần đó là gì? 30đ
2.Nhờ vào đâu mà bà mẹ của Mục Kiền Liên thoát khỏi kiếp trầm luân nơi địa ngục? 10đ
3.Phương pháp báo hiếu trong Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân Đức Phật dạy
gì? 30đ
4.Việc tụng kinh và chú nguyện trong mùa Vu lan của chư tăng có ý nghĩa gì?10đ
5.Tóm tắt truyện Mục liên- Thanh đề ?20đ
6.Truyện Mục liên – Thanh đề nhấn mạnh đến những vấn đề gì? 20đ
7.Thái tử Tất Đạt Đa khi rời bỏ cha mẹ xuất gia, có người cho là bất hiếu theo em thì sao? 20đ
8.Vì sao ngài Mục Kiền Liên thần thông quảng đại như vậy lại không cứu được
mẹ ? 20đ
9.Báo hiếu có nhiều cách, nhưng không ngoài hai phương diện ?10đ
10.Cho biết Bát Chánh Đạo gồm những gì? 20đ
11.Hãy cho biết ít nhất 3 bài ca dao nói về công ơn của cha mẹ?10đ
12.Theo Phật giáo ngày 15 tháng 7 được gọi là ngày gì? 10đ
13.Chữ Hiếu được hiểu như thế nào? 20đ
14.Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Trọng Ân Đức Phật dạy ân đức cha mẹ có 10 điều
gì? 30đ
15.Trong kinh Báo Hiếu có chép “năm tháng Ngũ thể hiện sanh rõ ràng, tháng thứ sáu Lục căn đều đủ”. Như vậy em hiểu như thế nào về Ngũ thể & Lục căn? 30đ
16.Phật dạy “Dù làm thân…trong nhiều kiếp cũng không xứng được với ân của cha mẹ”. Hãy cho biết từ thích hợp vào chỗ “…”? 10đ
17.Em hiểu như thế nào về câu nói “Tôi ra đời không do tôi muốn mà do ông bà muốn sanh tôi”? 30đ
18.Kinh Vu Lan có chép “Cơm chưa đưa đến miệng đà, Hóa thành than lửa nuốt mà đặng đâu”. Hình ảnh than lửa ở đây là gì? 30đ
CHÚC CÁC EM THI ĐỐ VUI TU HỌC TỐT!

15/3/11

Thắng Man kinh


Thắng Man kinh (zh. shèngmán jīng 勝鬘經, ja. shōmangyō, sa. śrīmālādevī-sūtra) là tên gọi ngắn của Thắng Man sư tử hống nhất thừa đại phương tiện phương quảng kinh (śrīmālādevī-siṃhanādavaipulyasūtra), là một bộ kinh Đại thừa, được hai vị Cao tăng Ấn Độ dịch sang Hán văn. Bản thứ nhất của Cầu-na-bạt-đà-la (zh. 求那跋陀羅, sa. guṇabhadra), được dịch đời Lưu Tống (tk. 5, ~ 435-443) dưới tên trên. Bản thứ hai được Bồ-đề-lưu-chi (sa. bodhruci) dịch (~ 508-535) dưới tên Thắng Man phu nhân hội, bởi vì kinh này cũng là một phần của bộ kinh Đại bảo tích, hội 48. Một bản dịch cũ của kinh nầy có tên Phu nhân kinh (zh. 夫人經).
Kinh này tương đối ngắn, bao gồm 15 phẩm. Phẩm thứ nhất nói về đức tính chân thật của Như Lai và sự việc công chúa Thắng Man được Phật thụ kí. Phẩm 2–4 nói về việc phát triển Bồ-đề tâm. Nội dung của phẩm thứ 5–15 có thể gọi chung là “nhập Như Lai tạng” nói về việc xác quyết Nhất thừa (sa. ekayāna), về Như Lai tạng (sa. tathagātagarbha), Pháp thân (sa. dharmakāya), bản tính thanh tịnh. Vì bản chất nội dung, kinh thường được bàn luận và so sánh với các kinh luận như Bảo tính luận, Nhập Lăng-già (sa. laṅkāvatāra-sūtra), Đại thừa khởi tín luận (大 乘 起 信 論)… Kinh này đã được Wayman dịch sang Anh ngữ năm 1974.
Công chúa Thắng Man, nhân vật chính trong kinh này có quan điểm rằng, Phật chỉ vì Đại thừa thuyết pháp và pháp này bao gồm tất cả ba cỗ xe (Ba thừa). Thắng Man nêu ba hạng người có thể đi trên đường Đại thừa, đó là
Hạng người thực hiện được Trí huệ vô thượng một mình;
Hạng người nhờ nghe pháp mà đạt trí huệ;
Hạng người có Tín tâm (sa. śraddhā), tin tưởng Phật pháp, mặc dù không đạt được trí huệ tột cùng.

13/3/11

CỐT TỶ KINH KIM CANG BÁT NHÃ


Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là tóm tắc kinh Ðại Bát Nhã. Trong kinh nầy Phật đã dạy không nên trụ chấp các tướng. Phàm cái gì có hình dạng đều là hư vọng, nếu thấy được các pháp ( tướng ) đều hư vọng, không thật ( phi tướng ), tức thấy được Như Lai ( thật tướng các pháp ). Ở một đoạn Phật nói : ‘ Tu Bồ Ðề ! Có người nói Như Lai đặng quả Bồ Ðề. Thật ra, Như Lai là bản thể như như của các pháp, nên Như Lai không đặng pháp gì cả ‘, và một đoạn khác nữa : ‘ Tu Bồ Ðề ! Như Lai nghĩa là không từ đâu đến và cũng không đi về đâu, nên gọi là Như Lai. ‘
Trong kinh nhiều lần Phật khuyên không nên trụ chấp tứ tướng, trụ chấp các pháp, thành Phật, Phật có thuyết pháp, mà cũng không chấp ‘ đoạn diệt ‘( chấp không ).
Trong kinh Phật tán thán công đức vô lượng vô biên đối với người phát tâm bồ đề thọ trì, đọc, tụng hoặc giảng dạy kinh nầy, trọn quyển, nửa quyển cho đến tối thiểu là 4 câu kệ, thì phước đức nhiều hơn người có của bằng 7 món báu vật, đựng đầy vô lượng vô số thế giới đem chúng ra bố thí. Phật đã dạy: ‘ Tại sao người thọ trì, đọc, tụng và giảng dạy kinh nầy, phước đức nhiều hơn người kia ? Vì người nầy chẳng chấp thủ các tướng ( ngã, pháp ) nhập được thể tánh Kim Cang, như như bất động vậy, ‘ Bài kệ của đức Phật đã nói :
Nhứt thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh. Như lộ diệc như điện. Ưng tác như thị quán.
Tạm dịch :
Phải quán làm sao được thế nầy, Bao gồm các pháp hữu vi đây, Tuồng như mộng ảo như bào ảnh,
Nhẹ tợ sương và chớp lẹ trong mây.
Phật nói kinh nầy vì ông Tu Bồ Ðề đã hỏi :
- Vân hà ưng trụ ?
- Vân hà hàng phục kỳ tâm ?
Nghĩa là: ‘- Làm sao an trụ chơn tâm ?- Làm sao hàng phục vọng tâm ?’. Ðức Phật đã dạy trong câu tinh yếu nhất :
- Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.
Nghĩa là : ‘- Ðừng để tâm trụ nơi nào cả thì điều phục được tâm ‘.
Cho nên tâm kinh, phá chấp các pháp, để tâm đừng trụ vào ngũ uẩn, lục căn, lục trần, lục thức, đừng có để vọng tâm tìm kiếm một cái gì hay tìm cầu chứng đắc một quả vị gì. Có như thế thì tâm mới vắng lặng, dứt sạch mọi mê lầm, nhập Niết bàn.

9/3/11

Kinh Pháp Môn Căn Bản(Mùlapariyàya sutta)


Để biết được tri kiến chúng sanh hay bậc giác ngộ, Phật đã giảng "Pháp môn căn bản tất cả pháp" trong Trung Bộ Kinh tại rừng Subhaga (rừng Hạnh phúc). Phật cũng đã phân biệt bốn loại tri kiến: Phàm phu, vị Hữu học, bậc A-la-háng và đấng Như Lai. Tri kiến phàm phu thường dùng tưởng thức; thắng tri căn bản và đơn thuần, không dục hỷ cho vị hữu học. Bậc A-la-hán dùng pháp thắng tri, không dục hỷ và đoạn trừ được tham sân si. Đặc biệt, đấng Như Lai dùng pháp thắng tri, không duc hỷ, đoạn trừ được tham sân si, giác ngộ Niết bàn, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử và đạt được chánh đẳng chánh giác.Muốn hiểu được các hạng tri kiến, sự phân biệt dùng tưởng thức để biết sự vật (tưởng tri) là Vô minh của tri kiến phàm phu và thắng tri (Chánh tri kiến) của bậc hữu học và giác ngộ là cần thiết.

* Vô Minh: Tri Kiến của Phàm Phu.

Đầu tiên Phật giải về nhản căn sắc trần và nhãn thức theo thường tình. Chúng ta nhìn một vật thì không thấy không biết như chơn mắt, không thấy không biết như chơn các sắc, không thấy không biết như chơn nhãn thức vì chúng ta chưa hiểu được chơn mắt, chơn các sắc, và chơn nhãn thức như thế nào? Thật ra, Chơn mắt, chơn sắc, và chơn nhãn thức là một khi nhìn một vật gì thì sử dụng một lần mà thôi. Nếu dùng tiếp hay kéo dài thời gian là một vật đó đã huyễn hóa hay mắt, sắc (vật), hay thấy (nhãn thức) không còn nguyên thủy sử dụng mà đã xài qua rồi, không còn mắt củ, vật đầu tiên, thấy nguyên sơ cũng bi xúc thọ ái lăn trôi theo thời gian mà có những khái niệm, nên mắt, sắc, thấy đã biến thể, là tưởng thức. Vì tưởng thức trong tâm năng duyên, là sự suy nghĩ tưởng tượng, đó là tưởng thủ uẩn hay chấp thủ uẩn, chúng ta không thấy không biết chơn cảm thọ như thường tình, mà có ái trước (ái đã có trong A Lại Da thức) đối với các căn (lập lại hình ảnh có sẵn tích tụ) và ái trước đối với căn xúc (Xúc có sẵn trong trong A-Lai-Da Thức: ký ức). Từ đó do duyên căn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ , bất khổ bất lạc thọ mà ái trước đối với cảm thọ ấy.

Khi chúng ta nhận thức và quán sát vị ngọt của các pháp tưởng, chấp vào ái trước (ký ức), rồi sự hệ lụy và say đắm nên năm thủ uẩn được tích trử trong tương lai. Ái ấy tái sanh, ưa thích ngũ dục. Thủ Hữu là tìm cầu và giữ lấy những thú vui và tham luyến, sanh thân ưu não, thân nhiệt não, và tâm khổ não. Nên tạo nên những cái có, chính những cái sở hữu này là những nghiệp. Cảm thọ thân khổ và tâm khổ. Vì tưởng tri là biết do tưởng thức hay suy nghĩ tưởng tượng thì những hệ lụy và say đắm cũng xãy ra tương tự như trên.Nói cách khác, không thấy không biết chơn lục căn, lục trần, lực thức là thể cách nhận thức sự vật một cách vô minh của tâm thức thường tình, vô thường, biến hoại, đổi thay, không có tự tính của tri kiến phàm phu.

* Chánh Trí Tuệ (Chánh Trí, Thắng Trí, Tuệ Tri hay Liểu Tri): Tri Kiến Hữu Học và Giác Ngộ

Bài học này tôn giả Nandaka (Kinh Giáo Giới Nankada) đã được Phật day nên giáo giới lại cho các vi Tỳ-kheo-ni về nhản căn sắc trần và nhãn thức theo chơn trí. Chúng ta nhìn một vật thì thấy và biết như chơn mắt, thấy biết như chơn các sắc, thấy biết như chơn nhãn thức vì chúng ta đã hiểu được chơn mắt, chơn các sắc, và chơn nhãn thức theo thật tướng của chúng như đã trình bày trên. Chơn mắt, chơn sắc, và chơn nhãn thức là một khi nhìn một vật gì thì sử dụng một lần mà thôi (vô thời gian). Nếu không kéo dài thời gian thì vật đó còn nguyên thủy: nó-lá-nó tại đó và lúc đó, vô thời không hay mắt, sắc (vật), hay thấy (nhãn thức) vẫn còn chơn nguyên, thấy biết không bị xúc thọ ái lăn trôi theo thời gian mà có những khái niệm, nên mắt, sắc, thấy biết không thay đổi, cố định. Nói chung, nhận thức trong Trí (hay Tâm) chúng ta đều có chứa sẵn biểu hiện Trí Năng, Tình Năng và Hoạt Năng, nên dây thần kinh dẩn truyền lên não hình ảnh của chơn các căn, từ chơn các căn đồng thời đã xúc chạm dây thần kinh, có nhân căn xúc; do duyên căn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ. Vì chúng ta thấy biết (tuệ tri) chơn cảm thọ không có thời gian, nên không có ái trước (trong A Lại Da thức) đối với các căn (không lập lại), không có ái trước đối với các căn (hình ảnh các căn có sẵn tích tụ) và ái trước đối với căn xúc (Xúc có sẵn trong A-Lai-Da Thức: ký ức). Từ đó do duyên căn xúc này khởi lên lạc thọ, khổ thọ , bất khổ bất lạc thọ mà không có ái trước đối với cảm thọ ấy.

Hành giả cần phải khéo thấy như thật như chơn, với chánh trí hay chơn trí, cái bất biến, thường còn hay pháp chánh tri kiến. Hành giả phải đoạn tận các lậu hoặc, để được tự mình chứng tri trong hiện tại, đạt đươc chánh trí, và an trú vô lậu tâm giải thoát, huệ giải thoát, tức là an trú vào không tánh vậy.

Phàm Phu

Tưởng thức là sự suy nghĩ, tưởng nhớ, tưởng tượng, ký ức, thuộc loại Mạc- Na- thức hay trong A-Lại-Da-thức, là những hình ảnh được khôi phục lại, có cái trung thực, có cái sai lạc và ngay cả có cái tương tự lẫn lộn với hình ảnh đối tượng cũ, nhưng không phải đối tượng cũ. Đã là những hình ảnh cũ khôi phục lại là những ảo ảnh của những đối tượng khiếm diện (kể như không có đối tượng). Do đó tưởng tri là biết do tưởng thức hoặc suy nghĩ lại những ý tưởng so đo, tưởng tượng những đối tượng không thật có do tiền ngũ căn trực tiếp nhận thức, nên sự nhận thức chấp trước, lệch lạc và không chơn thật của tri kiến phàm phu, chúng sanh thường tình mà thôi. Như Phật thuyết giảng:

-- Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại.

Người ấy tưởng tri thủy đại là thủy đại. Vì tưởng tri thủy đại là thủy đại, người ấy nghĩ đến thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) như là thủy đại, người ấy nghĩ: "Thủy đại là của ta" - dục hỷ thủy đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri thủy đại.

Người ấy tưởng tri. phong đại cũng như thế.
Người ấy tưởng tri Sanh vật,chư Thiên, Sanh chủ, Phạm thiên, Quang âm thiên,Biến tịnh thiên, Quảng quả thiên, Abhibhù (Thắng Giả)...
Người ấy tưởng tri Không vô biên xứ,Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ...
Người ấy tưởng tri sở kiến, sở văn, sở tư niệm, sở tri...
Người ấy tưởng tri đồng nhất, sai biệt, tất cả là tất cả...
Người ấy tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì tưởng tri Niết-bàn là Niết-bàn, người ấy nghĩ đến Niết-bàn, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn. Nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, người ấy nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói: Người ấy không liễu tri Niết-bàn.

Vị hữu học

Những vị có học, thì tri kiến được chính xác hơn, cái biết sáng suốt như suy nghĩ rõ ràng, không đối chiếu lệch lạch mà nhìn thẳng vào sự vật. Thắng tri hay liễu tri sự vật mà không so đo, không suy nghĩ vẩn vơ, tưởng tượng và không dục hỷ mà dùng chơn trí bằng pháp chánh tri kiến.

Này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo, hữu học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy đã không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) như là địa đại, đã không nghĩ: "Ðịa đại là của ta", - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri địa đại.

Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... phong đại... Sanh vật... chư Thiên... Sanh chủ... Phạm thiên... Quang âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng quả thiên... Abhibhù (Thắng Giả)... Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở tư niệm... sở tri... đồng nhất... sai biệt... tất cả...

Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn; vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy đã không nghĩ đến Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, đã không nghĩ (tự ngã) như là Niết-bàn, đã không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri Niết-bàn.

Bậc A-La-Hán.

Bậc A-la-hán là những vị dùng pháp thắng tri để liễu tri sự vật (pháp chánh tri kiến) không dục hỷ và đoạn trừ được tam độc. Bậc I biết pháp liễu tri sự vật mà không dục hỷ. Bậc ÌI biết pháp liễu tri sự vật, không dục hỷ và đã đoạn trừ được tham dục. Bậc III biết pháp liễu tri sự vật, không dục hỷ, đoạn trừ được sân hận.Bậc IV biết pháp liễu tri sự vật, không dục hỷ, đoạn trừ được si mê.

* Bậc A-la-hán - I. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri địa đại.
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... phong đại... sanh vật... chư Thiên... Sanh chủ... Phạm thiên... Quang âm thiên... Biến tịnh thiên... Quảng quả thiên... Abhibhù (Thắng Giả)... Không vô biên xứ... Thức vô biên xứ... Vô sở hữu xứ... Phi tưởng phi phi tưởng xứ... sở kiến... sở văn... sở tư niệm... sở tri... đồng nhất... sai biệt... tất cả... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy đã liễu tri Niết-bàn".

* Bậc A-la-hán - II: Cũng như thế,
Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có tham dục, nhờ tham dục đã được đoạn trừ.

* Bậc A-la-hán - III và IV
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, có Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, chánh trí giải thoát. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ.

Vị ấy thắng tri thủy đại... hỏa đại... Vị ấy thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, vị ấy không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì vị ấy không có sân hận, nhờ sân hận đã được đoạn trừ va vì vị ấy không có si mê, nhờ si mê đã được đoạn trừ.

Đấng Như Lai

Như Lai là bậc A-la-hán, chánh đẳng chánh giác, dùng pháp thắng tri hay pháp chánh tri kiến để liễu tri sự vật, không dục hỷ, hoàn toàn diệt trừ các ái, sự ly tham sân si, đã chơn chánh giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác.

* Ðấng Như Lai - I
Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, Ngài không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vì Như Lai đã liễu tri địa đại.

Như Lai thắng tri thủy đại... hỏa đại... Như Lai thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của ta" - không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Ta nói vì Như Lai đã liễu tri Niết-bàn.

* Ðấng Như Lai - II
Này các Tỷ-kheo, Như Lai là bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, Như Lai không nghĩ đến địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, không nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, không nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Vì Như Lai biết rằng: "Dục hỷ là căn bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già và chết đến với loài sinh vật". Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói vì Như Lai, với sự diệt trừ hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự từ bỏ hoàn toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Như Lai thắng tri thủy đại... hỏa đại... Như Lai thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn. Vì thắng tri Niết-bàn là Niết-bàn, Như Lai không nghĩ đến Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với Niết-bàn, không nghĩ đến (tự ngã) như là Niết-bàn, không nghĩ: "Niết-bàn là của Ta" -- không dục hỷ Niết-bàn. Vì sao vậy? Vì Như Lai biết rằng: "Dục hỷ là căn bản của đau khổ, từ hữu, sanh khởi lên, và già chết đến với loài sinh vật". Do vậy, này các Tỷ-kheo, Ta nói vì Như Lai, với sự diệt trừ hoàn toàn các ái, sự ly tham, sự đoạn diệt, sự xả ly, sự trừ bỏ hoàn toàn các ái, đã chơn chánh giác ngộ vô thượng chánh đẳng chánh giác."
Như vậy, Thế Tôn thuyết giảng. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

Hiện tượng vô thường của Tâm hay tâm thức cần phải xác định, không thể nghi ngờ hay phân vân, như tưởng tri sự vật thay đổi theo thời gian của tri kiến phàm phu. Chánh trí và an trú vào không tánh là tối ưu của chánh tri kiến hay của bậc giác ngộ. Cho nên cần phải tu tập pháp kinh căn bản này để chứng tri chánh trí, và an trú nơi không tánh. Liễu tri các tri kiến, tư tưởng để được khinh an, tâm thức nhẹ nhàng, không gây nghiệp dữ hay tội lỗi. Đó là minh tâm chánh trí, là pháp giải thoát vậy

7/3/11

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY, ÐẠI THỪA, VÀ ZEN


Hai sắc thái quan trọng của Phật Giáo phổ cập ngày nay là Phật Giáo Ðại Thừa và Phật Giáo Zen. Tuy nhiên, vào lúc ban sơ, không có giáo lý nào là Theravàda (Nguyên Thủy) và Mahàyàna (Ðại Thừa). Những gì Ðức Phật dạy được gọi là Giáo Pháp và Giới Luật (Dhamma-Vinaya). Ba tháng sau khi Ðức Phật nhập diệt, những vị đệ tử kế cận của Ngài triệu tập một Hội Nghị để đọc lại Dhamma (Giáo Pháp) và Vinaya (Giới Luật). Ðại Ðức Ànanda, vị thị giả của Ðức Phật trong hai mươi lăm năm, đọc lại Dhamma (Giáo Pháp); Ðại Ðức Upali đọc lại Vinaya (Giới Luật).

Trong Hội Nghị này, những đoạn của Dhamma (Giáo Pháp) được chỉ định cho các vị Trưởng Lão (Theras) và chư môn đệ của những vị này học thuộc lòng. Như vậy Dhamma (Giáo Pháp) được truyền khẩu từ thầy sang trò. Không thêm, không bớt, trong kỳ Hội Nghị này.

Một trăm năm sau khi Ðức Phật nhập diệt, một cuộc Hội Nghị Thứ Nhì được triệu tập và chỉ có vài vấn đề liên quan đến Vinaya (Giới) được thảo luận, không có Dhamma (Giáo Pháp). Tại kỳ Hội Nghị Thứ Nhì này vài nhà sư "cấp tiến" có chiều hướng muốn thay đổi vài giới phụ thuộc. Tuy nhiên, những vị có khuynh hướng chính thống không đồng ý và nói rằng không nên thay đổi điểm nào. Do đó một nhóm các nhà sư rời Hội Nghị và thành lập Mahàsanghika -- Ðại Cộng Ðồng.

Vào thế kỷ thứ ba trước D.L. dưới triều đại Hoàng Ðế Asoka (A Dục), một cuộc Hội Nghị Thứ Ba được triệu tập để thảo luận và đọc lại cả hai, Dhamma (Giáo Pháp) và Vinaya (Giới Luật). Giáo Huấn mà được Hội Nghị này thừa nhận và chấp thuận được gọi là Theravàda -- Giáo Huấn của những vị Trưởng Lão. Sau kỳ Hội Nghị Thứ Ba này, con của Hoàng Ðế Asoka, vị A La Hán Maha Mahinda đến Sri Lanka (Tích Lan), có đem theo Tipitka, Tam Tạng kinh điển, và những chú giải được đọc lại trong Hội Nghị Thứ Ba. Kinh điển này được viết bằng tiếng Màgadhi (Pàli), ngôn ngữ mà Ðức Phật nói. Chí đến lúc bấy giờ, không có nơi nào nhắc đến Mahàyàna (Ðại Thừa).

Lần đầu tiên mà hai danh từ Mahàyàna và Hinayàna được đề cập đến là trong kinh Saddharma- pundarìka Sutra (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh) -- trong khoảng thế kỷ thứ nhất trước D.L.và thế kỷ thứ nhất sau D.L.. Nhưng những yànas (thừa) ấy không thấy ở đâu trong Kinh Ðiển Pali, Tipitaka, hay trong văn học Pali. Cũng không thấy niên sử Dìpavamsa và Mahàvamsa, của Sri Lanka đề cập đến.

Danh từ Mahàyàna rõ ràng được định nghĩa và được chọn vào khoản thế kỷ thứ hai, và Ngài Nàgarjuna (Long Thọ), nhà truyền bá Mahàyàna (Ðại Thừa) rất quan trọng, khai triển triết học Ðại Thừa, nhấn mạnh về tầm quan trọng của thuyết Sùnyatà -- tất cả mọi sự vật đều rỗng không. (Xem Màdhyamikakàrikà, Trung Quán Luận, của Ngài). Về sau có các Ngài Asanga, Vasubhandhu, Dharmakirti, Àryadeva, Dinnàga v.v... những vị mạnh mẽ ủng hộ Mahàyàna (Ðại Thừa Phật Giáo) và văn học Mahàyàna. Như vậy, vào lối 700 năm sau khi Ðức Phật nhập diệt, hai danh từ Mahàyàna (Ðại Thừa) và Hinàyàna (Tiểu Thừa) mới xuất hiện.

Những người kém hiểu biết xem Theravàda (Nguyên Thủy), hiện tồn tại ở Sri Lanka (Tích Lan), Burma (Miến Ðiện), Thailand (Thái Lan), Campuchia (Cam Bốt), Laos (Lao) và Bangladesh, là Hinàyàna (Tiểu Thừa). Họ không hiểu họ đang nói gì. Khi Phật Giáo du nhập vào Sri Lanka vào thế kỷ thứ ba trước D.L., do Ðại Ðức Mahinda đem sang, thì không có "yàna", hay "thừa" nào cả. Phái Hinàyàna (Tiểu Thừa) được khai triển tại Ấn Ðộ, không có chi liên hệ đến Phật Giáo Theravàda (Nguyên Thủy). Theravàda không liên can đến trường phái Mahàyàna (Ðại Thừa), cũng không liên can đến trường phái Hinàyàna (Tiểu Thừa). Theravàda tồn tại độc lập với cả hai yàna (thừa).

Vào năm 1950, khi hội Phật Giáo thế giới World Fellowship of Buddhists (WFB) được khai mạc tại Colombo, Sri Lanka, các thành viên từ cả Tây Phương lẫn Ðông Phương đều đồng thanh quyết định bôi bỏ danh từ "Hinàyàna" được dùng với ý khinh rẻ, khi đề cập đến Phật Giáo Theravàda (Nguyên Thủy) hiện có ngày nay.

Như vậy trong hiện tại không có phái Hinàyàna bất cứ ở đâu trên thế gian. Danh từ đã bị loại bỏ.

Mahàyàna (Ðại Thừa) và Theravàda (Nguyên Thủy) là hai trường phái Phật Giáo lớn trong thế gian ngày nay. Mahàyàna được truyền bá sang vùng Viễn Ðông - Trung Quốc, Nhật Bổn, Korea (Triều Tiên), Tibet (Tây Tạng) và Mongolia (Mông Cổ). Theravàda được truyền bá sang vùng Nam Á -- Sri Lanka, Burma, Thailand, Campuchia, Laos, Bangladesh và một vài phần ở Malaysia (Mã Lai), India (Ấn Ðộ) và Indonesia (Nam Dương). Ngày nay cả hai, Mahàyàna và Theravàda đều du nhập vào tận những nơi xa xôi của quả địa cầu. Nhiều quốc gia Tây Phương đã thành lập một Giáo Hội Tăng Già Phật Giáo trong xứ mình, có thể được thêm vào danh sách.

Giáo lý của hai trường phái, Mahàyàna và Theravàda, gần giống như nhau. Cả hai đều bước theo dấu chân của Ðức Sakyamuni Gotama (Thích Ca Mâu Ni Cồ Ðàm), và xem Ngài là giáo chủ. Tứ Diệu Ðế, phần tinh túy của Phật Giáo, pháp tùy thuộc phát sanh (paticca-samuppàda), hay thập nhị nhân duyên, ba đặc tướng của đời sống (anicca, dukkha, anattà - vô thường, khổ, vô ngã), Bát Chánh Ðạo, vốn là pháp hành của Phật Giáo, đời sống trước khi sanh và sau khi chết, và Niết Bàn, mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo, đều y hệt như nhau.

Vài người tưởng rằng lý tưởng của Bồ Tát, hay Bồ Tát Ðạo, chỉ được đề cập đến trong Mahàyàna, và Theravàda chỉ nói đến Ðạo Quả A La Hán, một sự thành tựu cá nhân, và như vậy là ích kỷ. Tuy nhiên, người học đạo Phật một cách thận trọng và không thiên vị sẽ thấy lý tưởng của Bồ Tát trong văn học Theravàda.

Hệ thống tư tưởng Theravàda (Nguyên Thủy) không phủ nhận lý tưởng của Bồ Tát, nhằm trở thành Phật để cứu độ kẻ khác ra khỏi samsara (vòng luân hồi), hay những kiếp sinh tồn triền miên tiếp diễn. Tuy nhiên không có những giới luật nghiêm khắc buộc tất cả đều phải thành Phật. Ta có quyền lựa chọn con đường giải thoát cho chính mình tùy khuynh hướng và nguyện vọng của mình. Nếu muốn trở thành Phật, ta sẽ phải trau giồi đầy đủ các Ba-la-mật [*] (pàramità), hay phẩm hạnh tuyệt hảo, những đức hạnh dẫn đến Ðạo Quả Phật (xem Chương 1, ghi chú về "Bồ Tát"). Những ai mãn nguyện với lý tưởng A La Hán có thể theo con đường của mình, cũng thực hành các pháp paramitàs. Không có gì bắt buộc. Truyền thống Mahàyàna (Ðại Thừa) dạy rằng tất cả những ai theo Ðại Thừa đều chuẩn bị để trở thành Phật nhằm cứu độ chúng sanh, vấn đề là ai sẽ cứu độ ai, vì tất cả là Phật.

[*] Quý vị lưu tâm đến vấn đề này có thể đọc bài viết có rất nhiều tài liệu về "Theravàda-Mahàyana and the Bodhisatva Ideal in Buddhism," do tác giả Dr. Walpola Rahula Thera, Buddhist Missionary Society, Kuala Lumpur.

Phật Giáo Zen

Cả hai, Phật Giáo Mahàyàna và Theravàda đều bắt nguồn từ Ấn Ðộ, nơi phát nguyên tư tưởng và triết học Ðông Phương. Một cách gián tiếp, Phật Giáo Zen cũng bắt nguồn từ Ấn Ðộ. Ðức Bodhidharma (Bồ Ðề Ðạt Ma) là một nhà sư Phật Giáo từ Ấn Ðộ đến Trung Quốc vào thế kỷ thứ sáu. Ngài là con thứ ba của một vì vua Bà La Môn ở Nam Phần Ấn Ðộ. Ngài là một học giả uyên thâm và trí tuệ sâu sắc, có một sự thúc giục mạnh mẽ khiến ra đi, truyền bá những lời dạy của Ðức Phật ở các lãnh thổ xa xôi. Do vậy, Ngài cổi bỏ y phục của người cư sĩ và mặc vào áo tràng của nhà sư Phật Giáo. Ngài đã có hành thiền và đã trau giồi và thành đạt tâm vắng lặng. Ðức Bodhidharma rời quê nhà, vượt trùng dương và những vùng đất rộng, đến Trung Quốc. Ngài để lại cho đàn hậu tấn nhiều sách vở và nhiều lời dạy.

Nguồn Gốc Của Danh Từ Zen

Trong Phật Giáo có một danh từ rất quan trọng liên quan đến pháp hành thiền (bhàvanà). Ðó là danh từ Jhàna trong tiếng Pali, dhyàna trong Sanskrit. Bỏ âm sau cùng, "a", còn lại jhan, được phiên âm sang tiếng Trung Hoa là chan. Chí đến nay người Trung Hoa dùng danh từ chan để nói thiền samàdhi, định. Nhân vật đầu tiên đem chan từ Trung Quốc sang Nhật Bổn là Dosho. Khi pháp hành chan du nhập vào Nhật Bản, vào thế kỷ thứ mười hai, thì danh từ chan trở thành zen trong tiếng Nhật.

Jhàna có nghĩa là tâm an trụ trọn vẹn và thâm sâu vào đề mục, hay tâm định vững chắc dẫn đến minh sát (vipassana). Chính tâm an trụ hay định thấy sự vật như thật sự sự vật là vậy, trong bối cảnh thích nghi.

Như vậy, lẽ dĩ nhiên Zen là thiền -- trực tiếp nhìn ngay vào bản chất của chính mình, hay ngộ (Satori trong tiếng Nhật, Wu trong tiếng Trung Hoa). Pháp hành Zen bắt đầu với nguyện vọng thành đạt giác ngộ. ở Nhật, thiền Zen rất sống động và rõ ràng là một phần của cuộc sống hằng ngày. Phật Giáo Zen đã trở thành phổ cập ở Tây Phương và người Phương Tây rất ham mộ sùng kính. Pháp hành thiền của Phật Giáo là một lối thực hành của thời đại chúng ta, khi mà con người mãi lúng túng rối ren với những cảm giác bất an toàn mạnh mẽ trong xã hội vật chất hiện đại.

Mặc dầu Zen không phải là một hệ thống căn cứ trên luận lý và phân tách, có thể có một yếu tố trí thức trong Zen. Zen xác nhận sự chứng nghiệm thực tại một cách trực tiếp. Ðây không phải là tiêu cực suông hay chỉ là "không không" suông dẫn đến cái gọi là tâm "rỗng không".

Một lần nọ Wu, vị Hoàng Ðế đầu tiên của triều nhà Liang (trị vì từ năm 502 đến 549) hỏi Ngài Bodhidharma, Tổ Thứ Nhất của phái Zen ở Trung Quốc, về mục tiêu cùng tột và thánh thiện cao cả nhất của Phật Giáo. Vị hiền triết được tường thuật là đã trả lời: "Sự rỗng không mênh mông và không có chi là thánh thiện cao cả trong đó." Cái không (sùnyatà) là một giáo lý thâm sâu của Ðức Phật, và giáo huấn sùnyatà, hư không hay rỗng không, của Ngài Nàgarjuna (Long Thọ) căn cứ trên giáo lý Theravàda (Nguyên Thủy). Ðây là lời của Ðức Phật (Sutta Nipàta 1119, kinh Mogharàja Sutta. XChương 8)

"Này Mogharàja, hãy luôn luôn giữ chánh niệm,
Hãy nhìn thế gian là rỗng không (sunna).

Thỉnh thoảng Zen có thể hình như quá bí ẩn, quá huyền diệu để có thể hiểu, và đầy mâu thuẩn, nhưng nghĩ cho cùng, đây là một giáo lý và một kỷ cương đơn giản. Zen nhằm đến mục tiêu tự mình giác ngộ và giúp cho kẻ khác cũng giác ngộ như mình.

Trong Zen có những lời "cầu nguyện" nhưng đó là nói lên những nguyện vọng của mình (patthanà hay pràrthanà):

1. Dầu chúng sanh vô số kể, tôi cầu xin cho tất cả đều được cứu độ.
2. Dầu khát vọng vô cùng tận, tôi cầu xin cho tất cả đều tận diệt.
3. Dầu Giáo Pháp vô lượng, tôi cầu xin học được tất cả.
4. Dầu Phật Ðạo tối thượng tối cao, tôi cầu xin có ngày thành tựu.

Vài Danh Từ Phật Giáo Zen

i. Ngồi tréo chân trong thế "định", tiếng Nhật là zazen. Trung Hoa là tso-chan theo đúng nghĩa từ chữ là "ngồi dhyàna" hay "ngồi Zen".

ii. Ngộ (satori, tiếng Nhật, và wu là tiếng Trung Hoa), không phải là đắc thiền, trong trạng thái không hay biết gì cả, cũng không phải một trạng thái tâm lạ thường.

iii. Koan là một loại vấn đề mà vị thiền sư đặt ra để thiền sinh giải quyết.

iv. Kyosaku là đập với một thiền trượng để giúp Zen (thiền) được chứng nghiệm thâm sâu hơn.

v. Zendo, thiền đường.

Ðại hạnh, pàramità (pàrami, Ba la mật) của Bồ Tát hay của người học Zen là: Dàna, sìla, kshànti, dhyàna, prajnà -- Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Trong Phật Giáo Theravàda có mười Ba la mật, paramitàs (xem Chương 1)

Những vị quan tâm đến Phật Giáo Zen có thể đọc :

- The Essentials of Zen Buddhism -- An Anthology of the Writings of Daisetz T. Suzuki, do Bernard Phillips biên sọan;

- Zen Buddhism and Psychoanalysis, do tác giả D.T. Suzuki, Erich Fromm và Richard De Martino;

- Zen Flesh, Zen Bones, do Paul Reps biên soạn (a Pelican Book).

2/3/11

LOGIC HỌC TRONG PHẬT GIÁO


Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực. Sở dĩ phải vay mượn từ "lôgic" (tiếng La tinh là logica, tiếng Hy Lạp là logos) trong ngôn ngữ Tây phương vì trong tiếng Việt cũng như tiếng Hán không có từ nào tương đương. Tuy nhiên cũng có nhiều học giả đề nghị dịch lôgic học là "nhân minh học" hay "luận lý học", nhưng thật ra thì các từ ấy không phản ảnh trung thực được ý nghĩa của từ lôgic.
Thật vậy phải công nhận là trong nền tư tưởng của nhân loại không có nhiều hệ thống lôgic đúng với nghĩa của nó. Tại phương Đông, Phật giáo đưa ra một hệ thống biện luận vô cùng đặc thù và độc đáo và đã ảnh hưởng rất sâu đậm trong nền tư tưởng Á châu. Khổng giáo chỉ là một nền triết học đạo đức, Lão giáo có thể xem là một nền triết học siêu hình, nhưng cả hai không đưa ra được một nguyên tắc lôgic nào cả. Các tôn giáo của Ấn độ như Vệ-đà, Bà-la-môn, Ấn giáo chỉ dựa vào nghi lễ hiến dâng và cầu xin hơn là đưa ra một hệ thống suy luận để tìm hiểu sự thực. Để đối đầu với lôgic học của Phật giáo, các trào lưu tư tưởng triết học Ấn độ cũng có đề nghị một số luận lý lôgic nhưng hoàn toàn không vững chắc.
Tại phương Tây thì nguyên lý lôgic của Aristote (Aristotle, Aristotélès) đã bao trùm toàn bộ nền tư tưởng của thế giới Tây phương từ thời cổ đại cho đến nay ngoại trừ các trào lưu tín ngưỡng độc thần, vì các nền tín ngưỡng này không hàm chứa một nguyên tắc lôgic nào cả. Vì thế có thể nói rằng nền tư tưởng Tây phương và các trào lưu tín ngưỡng đã phát triển song hành và đối nghịch nhau từ thời trung cổ mà hậu quả mang lại là tình trạng xã hội Tây phương ngày nay.
Tóm lại nhân loại có hai hệ thống lôgic chính yếu và quan trọng nhất : một của Đức Phật và một của Aristote. Bài viết ngắn dưới đây trước hết sẽ trình bày vài hàng sơ lược về lôgic của Aristote nhằm mục đích giúp người đọc so sánh và tìm hiểu dễ dàng hơn lôgic của Phật giáo. Riêng phần lôgic của Phật giáo thì sẽ được trình bày cặn kẽ hơn.
Sơ lược về Lôgic học Aristote
Lôgic là một khoa học tìm kiếm sự thực bằng lý luận, tuy nhiên lôgic cũng có nghĩa là sự mạch lạc của ý nghĩ và lời nói, hay là một chuỗi sự kiện xảy ra tiếp nối nhau một cách hợp lý. Như đã nói qua trên đây, lôgic của triết gia cổ đại Hy lạp là Aristote (-384 - 322, trước Tây lịch tức là sinh sau Đức Phật khoảng 180 năm) đã ảnh hưởng sâu đậm vào toàn thể nền tư tưởng Tây phương, từ các triết gia như Alexandre d'Aphrodise (thế kỷ thứ II) đồng thời với đại sư Long Thụ, thánh Thomas d'Aquin (1224 - 1274) thời Trung cổ đồng thời với Thiền sư Đạo Nguyên, cho đến các triết gia hiện đại như Martin Heiddeger (1889 - 1976),...và kể cả Karl Marx (1818 - 1883) đối với các quan niệm của ông về những giá trị vật chất.
Trên một bình diện thật tổng quát thì Aristote chủ trương khái niệm cho rằng sự "hiện hữu" là một "thực thể" (một chất liệu), và siêu hình học chỉ là "khoa học của sự hiện hữu với tư cách là một sự hiện hữu" mà thôi. Nguyên tắc căn bản trong lôgic của Aristote là: " không có một vật thể nào trong cùng một lúc lại vừa có và lại vừa không có một thuộc tính chung " :

- Cái gì có, thì có; cái gì không, thì không.

- Bất cứ một vật gì cũng thế, có hoặc là không có; không có cách thứ ba nào khác.

Tóm lại đối với Aristote, sự suy diễn là cách rút tỉa từ một hay nhiều định đề (mệnh đề) đã được biết trước là đúng hay là sai (gọi chung là tiền đề) để mang lại một hay nhiều định đề hay mệnh đề mới được đánh giá là đúng hay là sai tùy theo sự tương quan lôgic của chúng đối với các tiền đề đã được đưa ra từ trước. Nguyên tắc này được cụ thể hoá bằng sự suy diễn gọi là tam đoạn luận.

Tam đoạn luận là cách đưa ra hai mệnh đề mang tính cách dứt khoát và khẳng định và mệnh đề thứ ba dùng làm kết luận. Aristote trình bày về tam đoạn luận như sau: "Nếu a được xác định bởi b, và c được xác định bởi b, thì nhất thiết a phải được xác định bởi c". Người ta có thể gọi a (thuộc tính chỉ định cho kết luận) là mệnh đề chính, và c (chủ thể của kết luận) là mệnh đề thứ yếu.

Sau đây là một thí dụ điển hình về tam đoạn luận thường thấy:

Tất cả mọi người đều chết
Tất cả b (người) là a (chết)
Mệnh đề chính

Tất cả những người Hy lạp đều là người
Tất cả c (Hy lạp) là b (người)
Mệnh đề thứ yếu

Tất cả những người Hy lạp đều chết
Tất cả c (Hy lạp) là a (chết)
Kết luận
Tóm lại lôgic của Aristote mang tính cách khẳng định (có hay là không có, đúng hay là sai, không chấp nhận sự "lưng chừng"). Tuy nhiên một số học phái lôgic ngày nay đã bác bỏ nguyên tắc này, vì theo các học phái ấy thì không nhất thiết chỉ có hai trường hợp khẳng định như thế mà còn có một trường hợp thứ ba thuộc vào loại "không quyết đoán được" (indécidable), có nghĩa không rõ ràng, không dứt khoát, không xác định rõ được.
Lôgic của Aristote có vẻ rất phù hợp với sự cảm nhận của con người trước mọi hiện tượng và có thể đã chi phối sự nhận thức nói chung của con người từ phương Tây cho đến phương Đông. Tuy nhiên Phật giáo đã đưa ra một phương pháp lý luận ngược chiều với quá trình khẳng định của Aristote, chẳng hạn như trường hợp điển hình sau đây:

Con ông A biết nói tiếng Anh

Con ông A không biết nói tiếng Anh

Ông A là người không có con

Trong trường hợp trên đây, mệnh đề thứ ba phủ nhận hoàn toàn hai mệnh đề trước, và mục đích của sự phủ nhận đó là tạo ra một sự phi lý để hóa giải trở lại mọi sự khẳng định. Trong kinh sách Phật giáo người ta thường thấy thí dụ về "đứa con của một người phụ nữ hiếm muộn" (tức không hề sinh đẻ).

Lôgic học Phật giáo
Lôgic học Phật giáo được hình thành trước logic học Aristote gần hai trăm năm. Hệ thống lôgic của Phật giáo "thực tế" hơn và mang một chủ đích hay ứng dụng rõ rệt hơn, do đó không nhất thiết phải có cùng những quy tắc mà Aristote đã đưa ra. Logic học Phật giáo không phải là một ngành học riêng biệt mà có thể gọi đấy là những kỹ thuật hay những ứng dụng trực tiếp góp phần vào sự tu tập. Những kỹ thuật hay ứng dụng ấy là gì? Mục đích trước hết là để chứng minh một số khái niệm trong Đạo Pháp, sau đó là để tìm hiểu bản thể đích thực của thế giới này. Đối với Phật giáo, thế giới mà chúng ta đang sống vừa "thật" một cách cụ thể, tức có thể nhìn thấy nó, sờ mó được nó và va chạm vào nó, nhưng thế giới đó cũng vừa "không thật" vì tất cả mọi hiện tượng kể cả tư duy của con người chỉ "thật" một cách tương đối mà thôi vì chúng biến động không ngừng, tức "hiện ra" và "biến đi" liên tục giống như những "ảo giác". Do đó Phật giáo chủ trương thế giới hiện tượng hàm chứa hai sự thực khác nhau: sự thực tương đối và sự thực tuyệt đối. Lôgic của Phật giáo được căn cứ và xây dựng trên cả hai sự thực ấy vì thế nên hoàn toàn khác biệt với lôgic của Aristote.

Nếu lôgic Aristote hướng vào việc tìm kiếm sự thực thì mục đích của lôgic Phật giáo là giúp cho con người tránh khỏi được mọi sai lầm và ảo giác. Để thực hiện mục đích đó Phật giáo đã đưa ra một kỹ thuật giúp chúng ta nhìn thấy phía sau sự biến động của mọi hiện tượng còn có một thứ gì khác nữa, đó là bản chất tối hậu của hiện thức, cái bản chất tối hậu ấy Phật giáo gọi là Tánh không. Sự quán thấy bản chất tối hậu ấy sẽ giúp chúng ta tránh được mọi sai lầm và ảo giác. Vậy kỹ thuật ấy là gì ? Đó là một phương pháp biện luận thật đặc thù gọi là tứ đoạn luận (trétralème) tiếng Phạn là catuscoti. Vậy tứ đoạn luận là gì?

Tứ đoạn luận trong Phật giáo
Xin trích dẫn một đoạn trong Trung Bộ Kinh (Najjhima Nikaya, kinh số 72) như sau: "Như Lai [...] thật sâu thẳm, vô biên, không thăm dò được, giống như đại dương. Những lời lẽ như hiển-hiện, không-hiển-hiện, hiển-hiện và không-hiển-hiện, không-hiển-hiện cũng không phải là không-hiển-hiện, không thể dùng để diễn tả được". Câu phát biểu trên đây của Đức Phật cho thấy nguyên tắc căn bản của tứ đoạn luận, nguyên tắc đó gồm có bốn mệnh đề thoát ra khỏi sự biện luận thông thường. Trong các kinh điển đặc thù của Nam tông bằng tiếng Pali người ta cũng thấy nêu lên nguyên tắc của tứ đoạn luận như sau :

"Có (ati)

Không có (neti)

Có và không có (ati ca natica)

Không phải có cũng không phải không có (nevati na neti):

Đấy là những lời giáo huấn của Đấng Giác ngộ"

Theo học giả Quentin Ludwig trong quyển sách về Phật giáo của ông (tựa đề Le Bouddhisme, histoire, courant religieux, cultures, nhà xuất bản Eyrolles, 2005, trang 344) thì Aristote và cả thầy của ông là Platon (- 428 - 347 trước Tây lịch) đều biết đến tứ đoạn luận do Đức Phật thuyết giảng. Tuy nhiên cũng theo học giả này thì tứ đoạn luận Phật giáo đã làm cho họ phải bực bội và không quyết đoán gì được, vì phép biện luận của Phật giáo mang lại một tình trạng bất định hướng, không giải quyết được, không kết luận được. Lý do cũng dễ hiểu vì các triết gia cổ đại Hy Lạp chỉ thấy có một sự thực tương đối mà thôi và họ chỉ muốn đi tìm một sự khẳng định nào đó, một thứ lôgic duy nhất nào đó. Trong khi ấy thì Phật giáo lại bác bỏ mọi sư khẳng định quy ước và một thứ lôgic công thức và cứng nhắc.

Aristote trong quyển "Siêu hình học" (Métaphysique) đã viết như sau : "Vả lại, thật rõ ràng là biện luận với một đối thủ như thế (tức là tứ đoạn luận) thật không thấy một đối tượng nào cả (đúng thật như thế vì tứ đoạn luận của Phật giáo là dùng để chứng minh tính cách vô thực thể của mọi hiện tượng). Bởi vì nó không nói lên một điều gì cả, nó không nói là thế này cũng không nói là không phải thế này, nhưng lại nói là thế này và không phải là thế này. Và lại thêm một lần nữa, cả hai mệnh đề ấy liên kết với nhau cũng bị phủ nhận nốt, và lại còn nói thêm vừa không phải thế này mà cũng vừa không không-phải-thế-này. Bởi vậy nếu khác hơn như thế thì phải có một cái gì đó đã được xác định sẵn (đấy chính là Tánh không của mọi hiện tượng mà Aristote không thấy và ông đã tỏ ra bối rối một cách rõ rệt). Câu trích dẫn trên đây trích từ quyển Tự điển bách khoa triết học toàn cầu của Georges Bugault trong tiết mục giải thích về chữ Catuscoti tức là tứ đoạn luận của Phật giáo, và cũng xin lưu ý thêm là các phần đóng trong ngoặc kép là do người viết thêm vào để giúp cho người đọc dễ theo dõi. Mặt khác cũng có thể phần trích dẫn trên đây là một trong những bằng chứng mà học giả Quentin Ludwig đã dựa vào đó để cho rằng Aristote (và cả thầy của ông là Platon) đã từng biết đến giáo lý của Đức Phật (?).
Trên một khía cạnh khác có lẽ cũng cần nêu lên là trong ngành lôgic học nói chung ngoài tam đoạn luận của Aristote và tứ đoạn luận của Phật giáo còn có nhiều hệ thống lôgic khác nữa, chẳng hạn như lôgic biện chứng (logique dialectique), lôgic toán học, lôgic ngũ đoạn luận của triết học Ấn độ, v.v... Tuy nhiên những hệ thống lôgic đó đều thuộc vào những lãnh vực ít hay nhiều cá biệt hoặc không có tầm ảnh hưởng bao quát ngang hàng với hai hệ thống lôgic của Phật giáo và của Aristote.

Ý nghĩa của tứ đoạn luận Phật giáo
Mục đích của tứ đoạn luận Phật giáo là đưa sự biện luận lôgic ra thoát và vượt lên trên sự thực quy ước, có nghĩa là bước vào một thế giới mà nơi đó tất cả đều có thể xảy ra được mà cũng không có thể xảy ra được, đó là cái thế giới của Tánh không. Trong cái Tánh không hay sự trống không của hiện thực thì tất cả đều "có thể" và đồng thời cũng lại vừa "không có thể". Tóm lại hai mệnh đề thứ nhất của tứ đoạn luận thuộc vào thế giới của sự thực quy ước, và hai mệnh đề sau thuộc vào thế giới của sự thực tối hậu của mọi hiện tượng, vượt thoát ra khỏi mọi quy ước. Bốn mệnh đề của tứ đoạn luận là :

- mệnh đề thứ nhất nêu lên một sự khẳng định.

- mệnh đề thứ hai nêu lên một sự đối nghịch (phản biện) lại với mệnh đề thứ nhất.

- mệnh đề thứ ba là một sự kết hợp giữa hai mệnh đề trên đây (có nghĩa là vừa khẳng định lại vừa phản biện lại sự khẳng định ấy).

- mệnh đề thứ tư là một sự hủy bỏ (hay vô hiệu hóa) cả hai mệnh đề thứ nhất và thứ hai.

Trong kinh Aggi-Vacchagotta thuộc Trung Bộ Kinh (Mjjhima Nikaya), nhà tu khổ hạnh Vacchagotta có hỏi Đức Phật là sau khi tịch diệt thì Đức Phật có còn hiện hữu hay không, và Đức Phật đã trả lời như sau: "Không thể bảo rằng Như Lai còn hiện hữu phía sau cái chết, nhưng cũng không thể bảo rằng Như Lại không còn hiện hữu, cũng không phải là vừa hiện-hữu và vừa không-hiện-hữu, cũng không phải là vừa không không-hiện-hữu và vừa không-hiện-hữu". Đấy là cách mà Đức Phật đã dùng tứ đoạn luận để trả lời cho Vacchagotta.

Thật ra thì tứ đoạn luận của lôgic Phật giáo không trái ngược lại với lôgic thông thường, bởi vì vẫn tôn trọng nguyên tắc không-mâu-thuẫn (non-contradictoire) tượng trưng bởi hai mệnh đề đầu tiên, và đồng thời nguyên tắc ấy cũng tôn trọng cả lãnh vực của sự thực tuyệt đối, tuợng trưng bởi hai mệnh đề sau cùng. Do đó lôgic Phật giáo đã phân chia sự hiểu biết thành ra hai lãnh vực khác biệt nhau: lãnh vực thứ nhất là sự nhận thức (pratyaksa) và lãnh vực thứ hai là sự suy diễn (anumana).

Nhận thức là một sự "hiểu biết" thuộc tri thức trực cảm, tức là một sự cảm nhận trực tiếp bằng trực giác khi tiếp xúc với một hiện tượng (một vật thể hay một biến cố). Sự nhận thức đó "dừng lại" trong lãnh vực của hiện tượng và chỉ liên quan trực tiếp đến hiện tượng mà thôi, hoàn toàn không vướng mắc vào sự vận hành của trí tưởng tượng hay khả năng diễn đạt và phân biệt của tâm thức. Sự suy diễn thuộc vào lãnh vực thứ hai của sự hiểu biết, có nghĩa là một sự hiểu biết dựa vào sự tương quan giữa hai hiện tượng (hai vật thể hay hai biến cố), đó là sự hiểu biết suy lý (connaissance discursive) liên quan với lôgic học. Nếu nói một cách khác thì sự suy diễn là một cách lập luận bằng tam hay tứ đoạn luận trong chủ đích mang lại một sự hiểu biết nào đó. Muốn hiểu rõ sự khác biệt giữa nhận thức và diễn đạt ra sao thì cần phải nắm vững khái niệm về ngũ uẩn, tức là năm cấu hợp tạo ra một cá thể con người, trong số năm uẩn đó thì bốn uẩn thuộc vào lãnh vực tâm thần và quá trình vận hành của bốn uẩn tâm thần ấy sẽ tạo ra hai thể dạng hiểu biết trình bày trên đây.

Các đại luận sư về triết học lôgic trong lịch sử Phật giáo

Trên dòng lịch sử phát triển của Phật giáo có nhiều vị đại luận sư đã tích cực góp phần vào việc diễn giải giáo lý của Đức Phật, và cũng nhờ đó mà Đạo Pháp theo dòng thời gian mà ngày càng đã trở nên phong phú hơn. Trong số các vị ấy có Ngài Long Thụ (thế kỷ thứ II) là vị nổi bật nhất đã sáng lập ra học thuyết Trung Đạo (Madhyamika), một học thuyết liên quan đến sự hiểu biết lôgic của Phật giáo.

Long Thụ điểu khiển đại học Na-lan-đà và sau đó thì giao lại trọng trách này cho người đệ tử giỏi nhất của mình là Thánh thiên (Aryadeva) sinh vào cuối thế kỷ thứ II hay đầu thê kỷ thứ III (?), vị này cũng là một đại luận sư rất uyên bác và đã tiếp tục khai triển thêm học phái Trung quán. Một trong các tác phẩm quan trọng của Thánh thiên là tập luận Bốn trăm tiết (Catuhsataka) giải thích quan điểm của Long Thụ về bản chất vô thực thể của mọi hiện tượng.

Sau Long Thụ và Thánh Thiên, người ta lại thấy xuất hiện thêm vào thế kỷ thứ IV một vị đại luận sư khác nữa về lôgic Phật giáo, đó là ngài Trần Na (Dignaga). Trần Na thụ giáo tại đại học Na-lan-đà và là đệ tử của ngài Thế thân (Vasubandu, ~316 - 396) một đại luận sư của tông phái Duy thức, em của ngài Vô trước (Asanga) người sáng lập ra tông phái này. Vì thế cũng dễ hiểu là tư tưởng của Trần Na nghiêng hẳn về Duy Thức tông. Ông giảng dạy tại đại học Na-lan-đà và có công hệ thống hóa toàn bộ lôgic học Phật giáo. Ông viết rất nhiều và đã trước tác nhiều tập luận giải về lôgic học.
Sau Trần Na lại xuất hiện thêm một đại luận sư khác là ngài Nguyệt Xứng (Candrakirti), sinh vào cuối thế kỷ thứ IV. Lôgic của Nguyệt Xứng hoàn toàn là lôgic của Trung Quán tông. Hai trước tác quan trọng của ông là quyển Minh cú luận (Prasannapada) chú giải tập Trung quán luận tụng của Long Thụ và quyển Nhập Trung luận (Madhyamakavatara) thì hệ thống hóa toàn bộ học phái Cụ duyên tông (Prasangika) của Trung quán tông.
Tư tưởng của các đại luận sư trên đây đã ảnh hưởng sâu đậm nền triết học Phật giáo suốt nhiều thế kỷ sau đó, cho đến ngày đại học Na-lan-đà bị các đạo quân Hồi giáo đốt phá vào cuối thế kỷ XII. Cũng xin nói thêm là nhiều trước tác của các vị trên đây đã bị mất mát trong biến cố vừa kể, một số chỉ còn lại bản dịch bằng tiếng Hán hoặc bằng tiếng Tây tạng. Trong suốt một thời gian dài từ Long Thụ cho đến Nguyệt Xứng và sau đó nữa, đại học Na-lan-đà hợp tác với các vị vương công đương thời thường xuyên tổ chức những cuộc tranh luận giữa các vị trong giáo đoàn và cả các vị thầy khác thuộc Phật giáo và ngoài Phật giáo được mời đến từ bên ngoài. Có nhiều cuộc tranh luận kéo dài hàng nhiều năm.
Phần trên đây tóm lược tiểu sử của một số các vị đại luận sư nổi bật nhất của triết học Phật giáo và đồng thời cũng nêu lên một vài nét sinh hoạt và tranh đua tại đại học Na-lan-đà vào một trong những thời kỳ hưng thịnh và sáng chói nhất của đại học này. Tuy nhiên bài viết này chỉ giới hạn trong việc phân tích một vài đường nét tư tưởng của ngài Long Thụ mà thôi, vì dù sao thì các vị đại sư sau Long Thụ tuy có nhiều nét đặc thù nhưng cũng không đi ra ngoài lôgic chung của triết học Phật giáo.

Ngài Long Thụ và lôgic Phật giáo
Không có một chứng tích lịch sử nào chính xác về cuộc đời của Long Thụ, tiểu sử của ông gần như hoàn toàn dựa vào huyền thoại. Người ta chỉ biết rằng ông sinh vào khoảng giữa thế kỷ thứ II và mất vào khoảng giữa thế kỷ thứ III. Là người miền Nam nước Ấn nhưng gia đình thì gốc Bà-la-môn, vì thế ông đã dùng tiếng Phạn trong việc viết lách thay vì dùng tiếng Pali của miền Nam. Ông thụ giáo tại đại học Na-lan-đà và sau đó thì trụ trì và điểu khiển đại học này. Kỹ thuật biện luận lôgic của Long Thụ là cách đảo ngược quá trình suy luận của các trào lưu triết học về một chủ đề rất được quan tâm thời bấy giờ là bản thể học (ontologie), đó là một ngành học tìm hiểu về sự hiện hữu của mọi sự vật và của con người, có nghĩa là tìm cách trả lời các câu hỏi như: các vật thể có hiện hữu hay không, con người có hàm chứa một thực tại hay không?
Đối với Long Thụ thì tất cả những thứ ấy "không hiện-hữu, cũng không phải là không-hiện-hữu, chúng cũng không phải vừa hiện-hữu và vừa không-hiện-hữu, cũng không phải cùng lúc vừa là không-hiện-hữu và vừa không phải là không-hiện-hữu". Long Thụ cho rằng xác nhận có sự hiện hữu là sai, nhưng xác nhận là không có sự hiện-hữu cũng sai, hoặc xác nhận sự hiện-hữu và cả sự không-hiện-hữu cũng là sai, hoặc nếu xác nhận cả hai đều là đúng thì cũng sai. Lý do là nếu muốn xác định như thế thì tất nhiên phải lệ thuộc một cách lộ liễu hoặc kín đáo vào một cái ngã. Trong khi đó Phật giáo lại chủ trương vô ngã, vì thế đối với Long Thụ mọi hiện tượng đều "thật", nhưng chỉ "thật" với tư cách là những hiện tượng mà thôi, chúng giống như một tấm màn căng ra nhưng phía sau thì không che giấu một thứ gì cả, bởi vì bản chất của mọi hiện tượng là Tánh không.
Phương pháp biện luận mà Long Thụ thường sử dụng là để chứng minh sự phi lý và mâu thuẫn, và phương pháp này cũng thường được sử dụng trong toán học: thí dụ sự hiện hữu của A nhất thiết cần phải có sự hiện hữu của B, nếu B không hiện hữu thì A cũng sẽ không hiện hữu. Long Thụ không bao giờ chọn cho mình một vị thế cố định hay cứng nhắc nào cả, khi có ai đặt một câu hỏi thì ông vạch cho người đó thấy tính cách phi lý và mâu thuẫn của câu hỏi và từ đó ông phá vỡ mọi vị thế khẳng định làm cho các thắc mắc của người hỏi và cả câu hỏi trở nên vô nghĩa.
Sau đây là hai thí dụ điển hình trích từ quyển "Những lời khuyên dành cho vị đế vương" của ngài Long Thụ (dựa theo bản dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Pháp của Philippe Cornu tựa là Conseils au roi, nhà xuất bản Seuil, collection Sagesses, 2000. Tựa tiếng Phạn của tập luận này là Rayaparikatharatnavali, tựa của các bản dịch tiếng Việt là Na-tiên Tỳ kheo kinh):

Cũng thế, ảo ảnh giống như nước

Nhưng không phải là nước, và thật ra thì không có [nước]

Cũng thế, các cấu hợp giống như những cái tôi [cái ngã]

Nhưng không hề có cái tôi nào cả, và thật ra thì chúng không hiện hữu.

(tiết 54, trang 28)

Cái gì nhất thời, ngưng hiện hữu,

Vậy làm thế nào nó có thể già được?

Cái gì không phải là nhất thời, giữ nguyên một thể dạng,

Vậy làm thế nào nó có thể già được?

(tiết 68, trang 32)

Thí dụ thứ nhất cho thấy trong ảo giác nước cũng có thể có được, nhưng đấy không phải là nước. Trong Tánh không thì bất cứ thứ gì cũng có thể xảy ra được, sự đối nghịch nhị nguyên cũng có thể trở thành một hiện tượng lôgic, vì thế mà người ta vẫn thường nói niết bàn và ta bà chỉ là hai thể dạng khác nhau của một thực thể duy nhất. Các trường hợp như thế gọi là các trường hợp "không quyết đoán được" (indécidable) mà Aristote đã không dự trù trong hệ thống lôgic của ông. Thí dụ thứ hai chứng minh thật rõ ràng tính cách phi lý của ngôn từ và khái niệm thuộc vào thế giới hiện tượng, tức là sự phi lý trong cái hữu lý thông thường của sự thực tương đối.
Sau hết xin trích dẫn trong phân đoạn sau đây nguyên văn một tiết trong tập Trung quán luận tụng của Long Thụ để chứng minh cho thấy sự lẩn quẩn, phi lý và vô nghĩa của ngôn từ và phương pháp biện luận của tứ đoạn luận.

Một thí dụ về tứ đoạn luận của ngài Long Thụ

"[Nếu] phát biểu rằng sự tắt nghỉ không phải là một sự không-hiện-hữu cũng không phải là một sự hiện-hữu, thì điều ấy chỉ có thể đứng vững khi nào "một sự không-hiện-hữu" và "một sự hiện-hữu" đã được thiết lập một cách vững chắc.

Nếu sự tắt nghỉ không phải là một sự không-hiện-hữu mà cũng không phải là một sự hiện-hữu,

[Thì] có ai dám nói rằng [sự tắt nghỉ] "vừa không phải là một sự không-hiện-hữu mà cũng vừa là một sự hiện-hữu".

Rằng Đấng Như Lai vẫn hiện hữu sau khi đã dừng lại, không có ai có thể khẳng định được điều ấy.

Rằng Ngài không hiện hữu? Hay cùng lúc cả hai thứ? Hoặc cái này cũng không mà cái kia cũng không?

Không có ai có thể khẳng định được.

Từ sự tắt nghỉ đến sự hình thành, không có sự khác biệt,

Từ sự hình thành đến sự tắt nghỉ, không có sự khác biệt.

Ranh giới tối hậu của sự tắt nghỉ cũng là ranh giới tối hậu của sự hình thành,

Giữa hai ranh giới đó, không có một khoảng cách nào cả, dù cho là tinh tế cách mấy đi nữa.

Phía bên kia của sự tắt nghỉ, có phải là sự chấm dứt hay không,v.v.? Sự vĩnh cữu hay không, v.v.?

Các quan điểm cho là có một niết bàn, [thì] phía sau chữ đó là gì, phía trước chữ đó là gì?

Tất cả mọi thực thể đều trống không, [vậy] lấy gì để quy cho sự không-chấm-dứt? và lấy gì để quy cho sự chấm-dứt?

Không-chấm-dứt và chấm-dứt, cũng không phải là vừa không-chấm-dứt mà cũng lại vừa có chấm-dứt, thì sự kiện đó quy cho cái gì?

Do đâu nó là như thế không thêm bớt, do đâu nó là cái gì khác hơn?

Do đâu nó vĩnh-cữu? Do đâu nó không-vĩnh-cữu?

Do đâu nó vừa vĩnh-cữu lại vừa không-vĩnh-cữu, hay là không phải cái này cũng không phải cái kia?

Hạnh phúc thay cho những ai mà sự bám víu đã lắng xuống, hạnh phúc thay cho sự đa dạng [của ngôn từ và sự vật] đã lắng xuống.

Đấng Như Lai chưa hề thuyết giảng cho bất cứ ai về bất cứ một điều giáo lý nào".

(Trích từ tập "Căn bản Trung Quán luận tụng" (tiết XXIV) của ngài Long Thụ, phỏng theo bản dịch tiếng Pháp của Michel Angot).

Lời kết
Kinh sách có nêu lên một số câu hỏi mà Đức Phật không trả lời một cách trực tiếp mà chỉ phân tích câu hỏi để chứng minh cho thấy là các câu hỏi đã được đặt sai. Điển hình hơn hết là trong kinh Culamalunkya-sutta (Majjhima Nikaya - Trung Bộ kinh, 426-432, bản dịch sang tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna, nhà xuất bản Cerf, 1988, trang 113-117). Trong kinh này người đệ tử của Phật tên là Malunkyaputta có nêu lên một số câu hỏi, chẳng hạn như: vũ trụ có bất diệt hay không? Vũ trụ có biên giới hay không? Một sinh linh đã được giải thoát có hiện hữu sau khi chết hay không, v.v... Đức Phật phân tích mỗi câu hỏi của Malunkyaputta thành bốn mệnh đề và sau đó thì cho biết là khổ đau, già nua và cái chết là những gì cấp bách và quan trọng hơn nhiều so với những thắc mắc của Malunkyaputta. Các câu hỏi của Malunkyaputta được Đức Phật phân tích như sau:

1. Vũ trụ có bất diệt hay không?

2. Vủ trụ không bất diệt?

3. Vũ trụ vừa bất-diệt vừa không-bất-diệt?

4. Vũ trụ đồng thời vừa không-bất-diệt cũng vừa không phải là không-bất-diệt?
1. Vũ trụ vô tận?

2. Vũ trụ không vô tận?

3. Vũ trụ đồng thời vừa vô-tận lại vừa không-vô-tận?

4. Vũ trụ đồng thời vừa không-vô-tận nhưng cũng không phải là không-vô-tận?

1. Một sinh linh đã đạt được giải thoát còn hiện-hữu sau khi chết?

2. Một sinh linh đã đạt được giải thoát không-còn-hiện-hữu sau khi chết?

3. Một sinh linh đã đạt được giải thoát vừa hiện-hữu nhưng cũng vừa không-hiện-hữu sau khi chết?

4. Một sinh linh đã được giải thoát vừa không-hiện-hữu nhưng cũng vừa không phải là không-hiện-hữu sau khi chết?

....
Sau đây là tóm lược một câu trả lời điển hình của Đức Phật cho Malunkyaputta: "Này Malunkyaputta, có quan điểm theo đó Như lai còn hiện-hữu sau khi chết, có quan điểm theo đó Như Lai không-còn-hiện-hữu sau khi chết, có quan điểm theo đó Như Lai vừa hiện-hữu cũng vừa không-hiện-hữu sau khi chết, có quan điểm theo đó Như Lai không-hiện-hữu nhưng cũng không phải là không-hiện-hữu sau khi chết, nhưng trước nhất phải hiểu rằng có sinh, có già, có chết, có khổ, có than khóc, có đớn đau, xót xa và tuyệt vọng. Ta chỉ giảng cho con về sự chấm dứt những thứ ấy trong thế giới này, trong chính sự sống này. Vì thế, này Malunkuyaputta, hãy giữ lấy trong tâm những gì Ta giảng, đúng như Ta đã giảng, và những gì Ta không giảng, đúng như Ta không giảng…"

Trong câu trả lời của Đức Phật có hai phần rõ rệt: một phần thì Đức Phật giảng nhưng một phần khác thì Đức Phật không giảng. Phần mà Đức Phật giảng thuộc vào sự thật tương đối của thế giới này, đó là sự thật của khổ đau, của già nua và cái chết, cái sự thật đó cấp bách hơn đối với Malunkyaputta. Phần mà Đức Phật không giảng cho Malunkyaputta là sự thật tuyệt đối của bản thể mọi hiện tượng trong vũ trụ này. Đức Phật chỉ nhắc cho Malunkyaputta phải giữ trong tâm những gì mà Đức Phật không giảng đúng như Đức Phật không giảng.
Tuy không giảng nhưng Đức Phật đã phân tích các câu hỏi của Malunkyaputta thành bốn mệnh đề của tứ đoạn luận trong mục đích chứng minh cho Malunkyaputta thấy các câu hỏi ấy là phi lý, vô nghĩa và vô ích, nhưng lại không giảng cho Malunkyaputta vể Tánh không của mọi hiện tượng. Thật vậy Malunkyaputta không phải là một đệ tử có tầm cỡ của Ma-ha Ca-diếp, cái yên lặng mà Đức Phật không trả lời trọn vẹn các câu hỏi của Malunkyaputta khác với cái yên lặng khi Đức Phật cầm cành hoa đưa lên cho Ma-ha Ca-diếp xem mà không nói gì cả. Cái yên lặng đó vượt lên trên khổ đau, của già nua và cái chết, vượt ra bên ngoài biên giới của vũ trụ, vượt lên trên niết bàn và cả ta bà, cái yên lặng đó trong nhất thời Malunkyaputtra không cần biết.

Cái yên lặng ấy chính là Tánh không của mọi hiện tượng và của sự giải thoát. Cái yên lặng ấy là một sự cảm nhận trực tiếp không thể giải thích bằng lời. Trong tập Nhập Lăng già kinh (Lankavatarasutra) người ta thấy một câu phát biểu của Đức Phật như sau :" Từ lúc Giác ngộ cho đến khi tịch diệt, Như Lai chưa hề nói một lời nào, và cũng sẽ không nói một lời nào, bởi vì không nói chính là lời nói của Như Lai". (phỏng theo lời tóm dịch của học giả Alain Grosrey trong quyển Le Grand Livre du Bouddhisme, nhà xuất bản Albin Michel, 2007, trang 509). Nguyên văn câu trên đây theo bản Việt dịch của Tuệ Khải cư sĩ như sau: "Bồ tát Ðại Tuệ lại bạch đức Phật rằng : "Thưa đức Thế Tôn ! Ðức Như Lai nói rằng, đêm nào ta chứng Ðại Bồ Ðề ? Ðêm nào ta vào Bát Niết Bàn ? Ta ở trung gian chẳng nói một chữ, Phật nói chẳng phải nói. Ðức Thế Tôn y vào những nghĩa gì mà nói lời như vậy ? Lời nói của Phật chẳng phải lời nói ?" (tài liệu trong "Trang nhà Quảng Đức", www.quangduc.com).
Câu phát biểu trên đây cho thấy Đức Phật chỉ là sự yên lặng làm trung gian giữa chúng ta và sự thực tuyệt đối. Thật vậy đối với sự thật tối hậu thì hiện-hữu là sai, không-hiện-hữu cũng là sai, vừa không-hiện-hữu vừa hiện-hữu cũng là sai, không-hiện-hữu cũng không phải là không-hiện-hữu cũng là sai. Tất cả đều sai nên chẳng có gì để mà nói cả. Tất cả những thứ gì nói lên được chỉ là những tạo tác của tâm thức và lệ thuộc vào cái tôi của một cá thể mà thôi. Dòng hiện hữu là một chuỗi hiện tượng mang tính cách tương liên, lôi kéo nhau và liên tục trôi chảy không ngưng nghỉ. Dòng trôi chảy ấy không hề hàm chứa bất cứ một đối tượng nào cũng không mang một chủ đích nào cả. Trên dòng trôi chảy tự nhiên ấy không có một thực thể bền vững nào cũng không có một sự đứt đoạn nào cả. Sự hiện hữu là hậu quả của một quá trình hình thành không ngừng và bất tận, quá trình đó không có khởi thủy cũng chẳng có chấm dứt, tuyệt nhiên không hàm chứa bất cứ một chủ thể hay một đối tượng nào.
Trước cái lôgic đó của mọi hiện tượng, Đức Phật đã giữ yên lặng và không nói gì cả, các đệ tử của Ngài chỉ nghe thấy tiếng vang từ những câu hỏi của họ dội lại từ sự yên lặng của Đức Phật mà thôi. Tóm lại cái lôgic học của Phật giáo không phải dùng để đi tìm một sự thực nào cả mà đúng hơn là để đánh thức sự u mê của chính mình, để ý thức được ngôn từ và khái niệm chỉ có tính cách quy ước, mọi thắc mắc và biện luận chỉ đơn thuần là những bám víu của tâm thức mà thôi.

24/1/11

Nhận Định Của ALBERT EINSTEIN Về Phật Giáo


Albert Einstein, cha đẻ của thuyết tương đối, đã phát biểu như sau:
“Tôn giáo tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt trên mọi ý nghĩa về Thượng đế và tránh nói đến những giáo lý và thần học. Tôn giáo ấy sẽ bao quát tất cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên cơ sở đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể mà không rời nhất thể. Phật giáo đáp ứng được những yêu cầu ấy. Nếu có một tôn giáo nào có thể đương đầu được với những nhu cầu hiện đại của khoa học thì đó là Phật Giáo”
[The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend personal God and avoid dogma and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense arising from the experience of all things natural and spiritual as a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that could cope with modern scientific needs it would be Buddhism.]

Ngoài ra, Einstein cũng cò đưa ra những nhận xét sau đây:

" PHẬT GIÁO KHÔNG CẦN XÉT LẠI QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH ĐỂ CẬP NHẬT HÓA VỚI NHỮNG KHÁM PHÁ MỚI CỦA KHOA HỌC. PHẬT GIÁO KHÔNG CẦN TỪ BỎ NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA MÌNH ĐỂ CHẤP NHẬN KHOA HỌC, BỞI VÌ PHẬT GIÁO BAO GỒM KHOA HỌC, ĐỒNG THỜI CŨNG VƯỢT QUA KHOA HỌC. Phật Giáo là một chiếc cầu nối liền tôn giáo và những tư tưởng khoa học. Chiếc cầu Phật Giáo đã kích thích con người khám phá ra những tiềm năng lớn lao nằm sâu kín trong chính con người và trong môi trường sống chung quanh. PHẬT GIÁO SIÊU VIỆT THỜI GIAN VÀ MÃI MÃI CÓ GIÁ TRỊ."

20/1/11

Cảm Nhận Xuân Của Các Thiền Sư


Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày và sự chuyển giao của đất trời để vẫy vùng sự sống. Vẻ đẹp của mùa xuân đã thêu dệt nên những vần thơ rạng ngời hương sắc qua cảm hứng của kim cổ thi nhân; song song với cảnh sắc huy hoàng đó, các thi nhân cũng đã gợi lên vô vàn hình ảnh xuân thì của các cô gái nõn nà hay những mảnh tình xuân phơi phới được thì thầm trong cõi thi ca lung linh sắc màu xuân biếc. Đi vào cõi thơ xuân, bên cạnh những thinh sắc lộng lẫy của trời xuân, chúng ta có thể nhận ra sự nồng nàn, nỗi khát khao vòi või và hụt hẫng khôn nguôi của các thi nhân đối với xuân, bởi vì mùa xuân cứ đến và đi, hững hờ như nước xuôi cầu, và thi nhân thì cứ muốn lưu giữ lại bóng dáng yêu kiều thuở nao của nàng xuân vô thường đó, rồi nức nở… Vượt lên trên những khát vọng về tình sắc mong manh của xuân, các thiền sĩ đã tạo nên một cõi xuân thi với gam màu riêng biệt qua bút pháp thanh tao tiêu nhã và bằng cảm quan siêu thoát trong đời sống bọt bèo hư ảo. Cứ mỗi mùa xuân về lật từng trang thơ thiền, chúng ta có cảm tưởng như đang sống trong cõi xuân huyền nhiệm, rưng rưng đâu đây hoa vàng sắc biếc trong cuộc đời đầy giá buốt xa xăm.
Mở đầu tông phong trong cõi Thiền xuân này là bài thơ Cáo Tật Thị Chúng nổi tiếng của Thiền sư Mãn Giác (1052-1096)- vị cao tăng thời Lý. Bài thơ chỉ có vỏn vẹn ba mươi bốn chữ trong sáu câu nhưng đã bao hàm toàn bộ tư tưởng tinh hoa của Thiền học cũng như tính thể của nguồn thơ,
春去百花落 春到百花開
事逐眼前過
老從頭上來
莫謂春殘花落盡
庭前昨夜一枝梅
Nếu vẻ đẹp của Đường thi là nỗi xuyến xao vời vợi về hai nàng xuân, một trở về một biền biệt như:
“Hoa đào (vẫn) cười cợt gió đông
Mà nay chẳng thấy bóng hồng nơi nao”
(Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong).(Đề Đô Thành Nam Trang-Thôi Hộ )
thì vẻ đẹp của Thiền thi trong thơ của Thiền sư Mãn Giác là linh thể bất diệt ngay trong đêm tối diệt sinh, và được phát họa sinh động qua hai câu kết bằng một cành mai vàng nở giữa đêm khuya trước khi xuân đã tàn hoa đã rụng nhưng nào ai hay biết:
“Đừng nói xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai.
(Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai.)
Mặc dầu chất xuân trong Thiền thi của Thiền sư Mãn Giác không tạo ra nỗi khắc khoải mông lung nghìn đời của nhân thế hoặc không muốn gây nên cảm giác chơi vơi cho người yêu thơ, nhưng bài thơ này đã có một bước bộc phá mới và thôi thúc chúng ta đi tìm sự bí ẩn đã tạo nên vẻ đẹp thanh thoát ly kỳ về nó. Bí ẩn này có thể tạm thời được biết như là cành tâm xuân luôn hiện hữu trong dòng đời buồn tẻ phù hư.
Có thể từ âm hưởng của cành mai Mãn Giác mà các thế hệ Thiền thi Việt nam về sau đều đã tạo nên những sắc phong của cõi tâm xuân thay vì mô tả khung cảnh hữu tình của bướm hoa mây nước:
“Xuân sang hoa bướm khéo quen thì,
Bướm liệng hoa cười vẫn đúng kỳ,
Nên biết bướm hoa đều huyễn cả,
Thây hoa mặc bướm để lòng chi.”
(Xuân lai hoa điệp thiện tri thì,
Hoa điệp ưng tu tiện ứng kỳ,
Hoa điệp bản lai giai thị huyễn,
Mạc tu hoa điệp vấn tâm trì).(Giác Hải thiền sư)
Với tư tưởng “nhậm vận” nên các Thiền sĩ chẳng thấy xuân còn hay mất để rồi ôm ấp những hoài niệm hay mơ về một tiếng pháo xưa khi mùa xuân qua đi:
“…Năm ba ngày nữa tin xuân đến,
Pháo trúc nhà ai một tiếng đùng.”(Nguyễn Khuyến)
Đối với Thi nhân, sự xoay vần của mùa xuân và nỗi khát khao về nó đã bắc nhịp cho thơ giao cảm được tiếng lòng của nhân thế; nhưng một lúc nào đó nhà thơ bỗng cảm thấy ê hề với những khát ái bất tận của chính mình trước sự hữu hạn của xác thân như một nghịch lý của tâm và cảnh:
“Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.”(Hồ Xuân Hương)
Mảnh xuân vô thường kia cứ đi đi lại lại khiến cho tình đời thêm già nua và tẻ nhạt, vì vậy nhà thơ cứ mãi ao ức níu kéo hương sắc của xuân với thời gian không bến đợi:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”(Vội Vàng-Xuân Diệu)
Trong khi đó thiền nhân đã có được những phút giây tương ngộ với mảnh chân xuân trong thời gian vô cùng và ý thức về chiếc bóng choàng trên cái sinh thức phiêu bồng vô hạn nên đâu có sắc màu để héo úa nhạt phai:
”bao thiên niên kỷ, nhìn mây nước
giật mình, thấy bóng vẫn không phai..” (Lãng Mạn Khúc Du Xuân-CS Liên Hoa)
Chiếc “bóng không phai” là linh thể tối thượng không nhuốm sắc màu thời gian, không bị chi phối bởi bốn mùa mưa nắng rồi cuống lên vì lo sợ ngày xuân vun vút trôi qua “mau với chứ thời gian không đứng đợi.” (Xuân diệu). Không vồn vã rượt bắt mùa xuân, Thiền thi phác họa nhãn quan linh động với cái nhìn thiền quán về lẽ sắc-không khi mùa xuân đến:
“Tuổi trẻ chưa tường rõ sắc – không
Xuân về hoa bướm rộn tơ lòng
Chúa Xuân nay bị ta khai phá
Chiếu trải giường thiền, ngắm cánh hồng.”
(Niên thiếu hà tằng liễu sắc, không
Nhất Xuân tâm sự bách hoa trung
Như kim khám phá Đông Hoàng diện
Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng.) (Phật Hoàng Trần Nhân Tông)
Trên căn bản quán chiếu, thơ thiền không bị lôi kéo vào thiên kiến vui buồn thương tiếc của thế nhân với những nỗi chập chờn đơn lạnh nghìn đời của nhân thế khi ngày xuân không bao giờ trở lại như Đông Hồ đã tâm sự:
“Tưng bừng hoa nở thắm ngày xuân
Rực rỡ lòng cô hoa ái ân…
Cô buồn, cô tiếc, cô ngùi ngậm
Cô nhớ ngày xuân nhớ tuổi thơ.” (Cô gái xuân)
Tuy nhiên một vài thi nhân tài hoa của làng thơ cũng không kém phần kiêu hãnh và ngang tàng khi ghép rượu đề thơ để tạm quên đi ngày tháng đất trời, để không còn bị câu thúc trước sự tàn nhẫn của thời gian đã làm đau thương trái tim của họ. Như Lý Bạch đã thổn thức: “Ðời chỉ là giấc mộng lớn, cớ gì mà bận lòng, cho nên ta uống rượu say lúy túy, khi tỉnh rượu mới hay ra xuân về, chim hót trong cành hoa, chẳng biết hôm nay là ngày nào, rồi những cảm xúc cất lên, ta nghiêng bình rượu trước cảnh sắc huy hoàng, và hát khúc chờ trăng sáng, khi khúc ca vừa dứt thì tình cũng đã vừa quên.”
(Xử thế nhược đại mộng
Hồ vi lao kỳ sinh
Sở dĩ chung nhật túy
Ðối nhiên ngọa tiền doanh
Giác lai miện đình tiền
Nhất điểu hoa gian minh
Tá vấn thử hà nhật?
Xuân phong ngữ lưu oanh
Cảm chi dục thám tức
Ðối chi hoàn tự khuynh
Hạo ca đãi minh nguyệt
Khúc tận dĩ vong tình.) (Xuân Nhật Túy Khởi Ngôn chí)
Tại sao những nhà thơ lớn đôi khi phải dùng đến men rượu như để thách thức và vượt qua những khổ lụy của đời thường? phải chăng trong cơn men say người ta mới cảm giác rằng trường đời là mộng mị? cho nên để đạt được tâm trạng sảng khoái này nhà thơ phải mượn bình rượu như một thú tiêu dao siêu thái trong cõi “siêu phàm nhập thánh?”
”Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ
Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà.” (Nguyễn Công Trứ)
Trong cõi Thiền, vạn vật là đối tượng để cho người nhập đạo quán chiếu và trãi nghiệm; trong đời sống thường nhật cũng như trong thi ca, thiền không tạo ra những cảm giác khắc khoải chập chờn giữa mộng và thực thay vì nó điều phối sắc màu mùa xuân qua cái nhìn về thực tại một cách sinh động và hài hòa:
Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác
Trăng trong mây bạc hiện toàn chân.
(Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân.) (Thiền Lão Thiền Sư)
Hay
“Trùng dương Cúc nở dưới rào
Trên cành Oanh hót thanh tao dịu dàng.” (Thiền sư Viên Chiếu)
Xa hơn, thơ thiền vượt thoát yếu tố của định luật nhị nguyên được giới hạn giữa người và cảnh, giữa tâm và vật, giữa một và hai …: Sông xưa chảy mãi làm đôi ngả, ta biết xuân nhau có một thì.(Cô Lái Đò-Nguyễn Bính). Thiền thi tiêu diêu trong vẻ đẹp thanh thoát của đóa xuân vô tướng mà nhà thơ đã cảm nghiệm và tương phùng trong cái nhìn vô sai biệt:
“Người ở trên lầu hoa dưới sân
Vô ưu ngồi ngắm khói trầm xông
Hồn nhiên người với hoa vô biệt
Một đóa hoa vàng chợt nở tung”
(Hoa tại trung đình, nhân tại lâu
Phần hương độc tọa tự vong ưu
Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh
Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu.) (Thiền sư Huyền Quang-bản dịch của Nguyễn Lang)
Người với hoa không là hai, chỉ có sự nở tung của cành hoa hay là thực tướng nghìn đời hiển hiện trong giây phút thực tại mầu nhiệm; với lối diễn đạt này giúp cho người đọc thôi đi việc đuổi hình bắt bóng thay vì trực nhận ảo giác của chính mình trên cành xuân đó:
“ Hoa pháo đỏ thềm này
Mơ xuân ở bờ kia
Đôi bờ đều như mộng
Xuân – Thu ở đâu kìa?” (Xuân cảm-Vĩnh Hảo)
Vì quá nao nức nên thi nhân không thể nhận diện được mùa xuân hiện hữu ngay tại đây trong phút giây hiện tại và không thể sống trọn vẹn ngay cả trong cuộc mộng du của chính mình:
“Vì say sưa quá nên tôi đã
Đem đổ hồn xuân xuống suối hồ!” (Xuân-Nguyễn Bính)
Mùa xuân trong thơ thiền không có pha chế những sắc màu man mác, thương sầu lẫn lộn để thôi miên người đọc cùng thổn thức nhịp đập chung của trái tim nhân thế hoặc “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây,” nhưng nó vẽ nên một phong thái dung nhiếp thực tại giữa người và cảnh hay đúng hơn là bản chất “tuỳ duyên” trong bối cảnh không-thời gian khác biệt: xuân nương du thảo địa, hạ hưởng lạc hạ kỳ…” Với điểm nhắm vào thực tại, Thiền thi dù vô tình hay cố ý cũng đã quên đi sắc màu thời gian quá khứ:
Sống ngày nay biết ngày nay
Còn Xuân Thu trước ai hay làm gì!
(Đản tri kim nhật nguyệt
Thùy thức cựu Xuân Thu.) (Thiền Lão Thiền Sư)
Vì theo nhãn quan của thiền, quá khứ hay tương lai đều nằm trong khoảnh khắc ý thức; cuộc đời khác gì giấc mộng Trang Sinh, cho nên ý niệm về thời gian xa và gần trước hay sau cũng chỉ là ảo tưởng phủ choàng ảo tưởng; cho nên tự nghìn đời xuân chẳng có gì xa xôi cả:
“Ta gọi xuân về, xuân bướm bay
Trang Sinh nằm mộng biết bao ngày
Thời gian dù có nghìn năm nữa
Xuân đến lâu rồi ai có hay.”(Gọi Xuân Về-Huyền Không)
Hay nói theo cách của thi sĩ Bùi Giáng:
“Thưa rằng ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân.”(Chào Nguyên Xuân)
Với lập trường “phản bổn hoàn nguyên” và tư tưởng lạc quan, các Thiền sĩ đã thổi chất xuân vào hồn thi ca Việt Nam một cách siêu thái. Ý niệm về bản thể tuyệt đối được lồng trên sắc màu xuân cảnh và tạo nên sự hài hòa giữa chủ thể và đối tượng qua nội dung và cấu trúc của mạch thơ. Chu du trong cõi thơ thiền, người mới vừa nhập môn có cảm thái bàng hoàng như chợt nghe tiếng pháo xuân nổ vang giữa mộng và thực, giữa tỉnh và say, nhưng sau phút giây ngơ ngác đó không ai không một lần ước ao tương ngộ cảnh giới bí huyền với lãng đãng đâu đây cành mai nở vàng trong đêm tối khi xuân đã âm thầm hờ hững ra đi.

14/1/11

BÁT BẤT TRUNG ĐẠO


Chúng ta sống trong thế giới ngày hôm nay đã cách xa Đức Phật hơn 2500 năm lịch sử và cách xa Ngài Long Thọ (Nagajuna) tác giả của Trung Quán Luận là 1.800 năm. Nghĩa là Ngài sinh ra đời tại miền Nam Ấn Độ cách Phật xuất thế khoảng 700 năm; nhưng từ ấy đến nay giáo lý ấy vẫn còn có giá trị thực tiễn. Mặc dầu chúng ta đang sống trong một thế giới văn minh tinh thần và vật chất tại Âu Mỹ nầy.

Bát bất gồm có 8 loại không. Đó là: Bất sinh bất diệt, bất đoạn bất thường, bất nhất bất dị và bất khứ bất lai. Đây là 8 loại lập luận để thấy con đường trung đạo. Nghĩa là không phải cái nầy mà cũng chẳng phải cái kia. Thông thường chúng ta chấp có, chấp không, chấp còn chấp mất, chấp sinh chấp diệt, chấp đến chấp đi v.v... Vì lẽ ta dùng con mắt bình thường của thế gian để xem và phán xét như thế. Còn Bồ Tát nhìn sự vật của tâm thức trước và sau rỗng không vô định, chẳng có giới hạn bởi thời gian và không gian; cho nên mới đưa ra lập luận ấy.

Bất sanh bất diệt: Nghĩa là ta vốn chẳng sinh ra và cũng chẳng mất đi. Cái mà gọi là sinh đó, thật ra nó chỉ là một hiện tượng. Vì ta thấy có một con người, một sự vật hiện hữu ở đời nầy. Rồi sống một thời gian trên cõi thế để rồi một ngày nào đó ta phải ra đi; gọi việc ấy là mất; nhưng mất cái gì và còn cái gì? - Cái được gọi là mất đó thật sự ra nó cũng chỉ là một sự trả lại cho đất trời vạn vật; cho đất, nước, gió, lửa mà thôi. Vì khi ta sinh ra ta đã vay mượn của thiên nhiên vạn vật thì khi ta chết đi ta chỉ trả lại mà thôi. Do vậy mà dưới mắt Bồ Tát chẳng có sự sinh và chẳng có sự diệt. Ta mất chỗ nầy, ta sẽ hiện hữu ở nơi khác và từ nơi khác sẽ đến chốn nầy để tồn tại một thời gian; rồi một ngày nào đó sự hiện hữu ấy cũng phải thay đổi vậy.

Bất đoạn bất thường; nghĩa là chẳng mất mà cũng chẳng còn. Cái chẳng mất ấy chính là tâm thức của ta. Tâm ta giống như một dòng điện. Dòng điện ấy luôn luôn tồn tại ở mọi nơi, mọi chỗ và mọi hình thức khác nhau; nhưng khi một bóng đèn cháy rồi, ta không còn thấy ánh sáng nữa, ta gọi là mất; nhưng thực sự ra ánh sáng ấy vẫn còn, nó đang hiện hữu trong dòng điện ấy. Bằng chứng là nếu ta thay một bóng đèn khác thì nó sẽ sáng lên. Ánh sáng ấy nói là thường cũng không đúng, mà nói là mất cũng không đúng. Vì lẽ ánh sáng ấy chỉ thay đổi, xê dịch tùy thời mà thôi. Tâm thức ta cũng giống như vậy. Khi ta còn cảm giác thì bảo rằng ta biết. Khi hơi thở hết rồi thì gọi là chết, mà ngay cả hơi thở ấy cũng vay mượn của đất trời, chứ đâu có cái gì là của ta. Nó không có chủ thể thật sự. Khi hít không khí vào để nuôi buồng phổi, rồi thở không khí ra để tạo sự tuần hoàn. Khi không còn hít thở được nữa thì ta bảo rằng đã dứt sự sống. Tâm thức ấy thực sự ra không hoàn toàn là một tâm thức độc lập. Nếu ta là người thì tâm ta là người. Nếu ta là vật thì dòng tâm thức ấy sẽ thay đổi thành sự nhận biết của con vật, chứ không thể là sự nhận biết của con người được. Do vậy nếu nói tâm ấy thường còn là điều không đúng. Như vậy tâm ấy sẽ đi về đâu? - Đó chỉ là một sự biến tướng của sự nhận thức. Khi làm chúng sanh thì tâm ấy là chúng sanh. Khi làm A La Hán thì tâm ấy sẽ chuyển đổi; khi làm Bồ Tát thì tâm ấy lại càng mạnh mẽ hơn để lao vào đời mà cứu độ chúng sanh. Khi thức đã chuyển thành trí trọn vẹn thì tâm ấy là Niết Bàn, Vô Ngã, Chơn Như, Tịch Tịnh. Cũng là một dòng nước; nhưng khi chảy đến chỗ đất lở thì ta thấy đục và khi chảy đến chỗ cát hoặc sỏi đá ta thấy trong. Sở dĩ ta thấy trong hay đục là do nhận thức chấp trước của mình mà có, chứ thật ra nước không trong mà cũng chẳng đục. Do vậy mà tâm nầy cũng chỉ thế thôi.

Bất nhất bất dị nghĩa là không phải một mà cũng chẳng phải khác. Điểm nầy hơi khó. Vì lẽ ít có loại triết học nào giống như triết học của Trung Quán. Đa phần các học thuyết khác đều dựa vào một đấng thần linh để làm chủ tể sinh ra vạn vật và có mọi quyền năng bắt buộc loài người phải tuân theo; nhưng ở giáo lý của Đức Phật không có điều đó. Có nghĩa là không ai sinh ra loài người cả. Ngoại trừ nghiệp lực của con người đã tự tạo trong quá khứ và chính nghiệp nầy đã và sẽ dẫn ta đi lên thiên đường hay xuống địa ngục mà thôi. Trong truyện Kiều phần hết có 4 câu thơ thật hay có thể diễn tả được tính cách nầy.

"Đã mang lấy nghiệp vào thân

Cũng đừng trách bởi trời gần trời xa

Thiện căn vốn tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài"

Có lẽ nhờ tụng kinh Kim Cang 300 lần; mỗi lần ít nhất là một tiếng rưỡi đồng hồ; nên cụ Tiên Điền Nguyễn Du mới kết được truyện Kiều thâm thúy như vậy.

Rõ ràng là do nghiệp và vô minh tạo tác mà thành, rồi biến đổi: chứ tuyệt đối chẳng có cái gì sanh và bị sanh, ngoại trừ nghiệp lực chi phối. Điều quan trọng ở đây là gốc vốn thiện ở cõi lòng thì kết quả của nghiệp là thiện chứ không thể trái ngược lại. Nếu có, vả chăng đó chỉ là sự vay trả chưa xong của nhiều đời; nên bây giờ phải trả tiếp đó mà thôi.

Không khác mà cũng không nhiều hay không giống. Điều ấy có nghĩa là ngoài cái nầy không có cái kia; hoặc ngược lại. Như ngoài A không có B và ngoài B không có A.

Nhứt nguyên luận hay nhị nguyên luận và tam đoạn luận của Âu Châu cũng xuất hiện đồng thời với Trung Quán Luận nhưng không thể sánh bằng và Trung Quán Luận đã vượt lên trên tất cả mọi lập luận ấy vào những thời buổi ban đầu của thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch.

Ở Âu Châu thời ấy chỉ có một vị thần sinh ra mọi sự thưởng phạt của thế gian. Điều nầy không có trong giáo lý Phật Giáo. Như vậy nó sẽ vô lý là ai đã tạo ra vị thần kia? Hay vị thần ấy tự sinh? Nếu tự sinh thì không đúng với luật tuần hoàn của vũ trụ và của khoa học.

Nhị nguyên luận có nghĩa là cái nầy có cho nên cái kia có. Nếu cái nầy không có thì cái kia không có. Ví dụ như A sinh ra B, rồi B sinh ra C. Nếu A không có thì B sẽ không có và dĩ nhiên là không có C. Nhưng câu hỏi được đặt ra cho phái nhị nguyên luận của Âu Châu là ai sinh ra A thì họ không trả lời rõ ràng.

Tam đoạn luận thì đa phần chúng ta đều biết. Đó là triết thuyết của Socrates người Hy Lạp, đương thời đã thuyết phục được Âu Châu là:

"Tất cả mọi người đều phải chết

Tôi là người

Vậy tôi phải chết"

Đây là một sự lập luận gián đoạn và chỉ có tính cách thời gian, chứ không có tính cách phổ quát. Còn Trung Quán Luận thì không giống như 3 loại lập luận của triết học Âu Châu thuở bây giờ. Ngài Long Thọ lập luận là: Trong cái nầy nó có cái kia và trong cái kia nó có cái nầy. Ta đang sống cũng có nghĩa là ta đang đi đến chỗ chết. Và sự sống chỉ là sự tiếp nối của cái nầy và cái kia trong một thời gian nhất định nào đó, rồi nó thay đổi.

Ví dụ như trong cây bao giờ cũng có hoa và trong đá bao giờ cũng có lửa. Về mùa đông ta không thấy hoa; nhưng khi xuân đến hoa kia lại khoe sắc thắm. Vậy hoa từ đâu mà có? Do biến thể của đất trời vạn vật và thiên nhiên; nhưng hoa chỉ trổ khi có đầy đủ yếu tố thuận lợi. Phật tánh cũng giống như thế. Phật tánh ấy không ngoài mà cũng chẳng ở trong. Nhưng nếu đầy đủ yếu tố thì cái tánh Phật ấy sẽ thành Phật; chứ ta không cần đi tìm Phật ở bên ngoài.

Lửa cũng như thế, vốn tự có trong đá. Ta chỉ cần va chạm 2 hòn sỏi, cục đá với nhau thì ta sẽ có lửa. Điều kiện ắt có và đủ ở đây chính là động tác tạo lửa; cũng không phải vì ta làm cho va chạm mà có lửa. Vì lửa đã sẵn có; nhưng vì điều kiện lúc ấy đã chín muồi; nên lửa lại phát sanh. Phật tánh cũng giống như vậy. Do những tư lương Bồ Đề thành thục thì Phật tánh lại hiển lộ. Do vậy mà ta thấy có người đã thành Phật, mà có kẻ vẫn còn là chúng sanh.

Bất khứ bất lai là chẳng đến mà chẳng đi. Thân và tâm nầy thật ra cũng chẳng từ nơi nào đến mà cũng chẳng phải đi về đâu. Ví như gió thổi, mây bay. Ta ở đây thì có gió, cây bị động. Nên ta thấy có hiện tượng gió; nhưng gió bắt nguồn từ đâu và sẽ đi về đâu thì chẳng ai trả lời được. Tâm nầy cũng thế; nó hiện khi ta thức và nó ẩn khi ta ngủ. Nếu nói lúc ngủ không còn tâm thì tại sao khi ta thức, cái sự hiểu biết ấy nó lại hiện hữu và khi ta chết thì bảo là mất; nhưng cái biết ấy nó sẽ mất đi đâu và nó sẽ đi về đâu?

Vậy thì trước khi ta đến thế giới nầy, ta là ai? Và sau khi ta chết đi, ta sẽ đi về đâu? Theo lập luận của Ngài Long Thọ thì ta không đến mà ta cũng chẳng đi. Sở dĩ mà ta thấy có đến và có đi, vì ta thấy có sự hiện hữu của một con người, với thân tứ đại nầy; nhưng con người ấy nó sẽ không là gì cả so với cái to lớn của đất trời vạn vật và của không gian cũng như thời gian trong một hay nhiều kiếp lai sinh.

Trong thân thể của mình có sự vay mượn và sự hiện hữu của mẹ cha. Thế mà khi cha mẹ hay người thân mất ta bảo là không còn gì nữa. Đó là một sự ảo tưởng. Tại sao không còn? Thử hỏi dòng máu nầy, gương mặt kia từ đâu mà có, nếu không phải từ cha mẹ sinh? Do vậy mà ta bảo rằng mất; nhưng điều ấy chẳng mất; nó chẳng mất mà nó cũng chẳng còn. Vì nó phải bị chi phối bởi thời gian, nên phải chết và thay đổi dáng hình. Như vậy ta bảo rằng đi khuất hay đã mất; nhưng khuất cũng có nghĩa là sẽ hiện lại khi cần và cái mất ấy chỉ có tính cách tương đối, chứ chưa và không tuyệt đối. Vậy thì tâm nầy hay thức nầy nó chẳng từ đâu đến và khi mất đi thì nó cũng chẳng đi về đâu. Do vậy mà trong kinh Kim Cang, Phật dạy rằng:

"Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc và vị lai tâm bất khả đắc". Nghĩa là tâm quá khứ đã chẳng được, tâm hiện tại cũng như thế và tâm vị lai thì biến đổi trong từng sát na sanh diệt. Vậy thì cái gì là có, cái gì là không? Cái gì còn và cái gì là mất? Dưới mắt của Bồ Tát thì mọi hiện tượng trong thời gian nầy chỉ là một sự biến tướng giống như người mang cặp kính nhiều màu. Khi đeo màu nầy thì ta thấy đối tượng là màu ấy. Khi ta thay đổi màu khác thì ta bảo rằng đối tượng kia đã đổi màu; nhưng trong thực tế thì đối tượng không thay đổi, chỉ có ta đang thay đổi vị thế của các cặp kính ấy.

Trung Đạo là nói về cái lý sở tác. Chính quán và Trung quán là nói về cái trí năng chứng ấy. Hơn nữa đối với thiên (lệch lạc) thì gọi là Trung, đối với tà thì gọi là chính. Trung Đạo ở đây có nghĩa là:

"Phi nhất, phi nhị thị vi trung đạo"

Nghĩa là: "Không một mà cũng chẳng hai, đó là con đường chính giữa"

Con đường chính giữa là con đường phủ nhận những loại cực đoan bên nầy hay bên kia, tốt hay xấu. Đây là cái lý. Còn điều chính yếu là nói về cái trí năng phân biệt mọi việc của tâm thức. Ta sẽ biết đâu là đúng và đâu là sai. Sở dĩ mà có sự sai đúng. Vì ta chấp vào chỗ thấy biết của mình làm chủ; nhưng thật sự ra sự thấy biết của mình căn cứ nơi cái gì để cho là đúng. Tất cả cũng chỉ là sự chấp ngã và chấp tướng và ngay trong sự chấp đó cũng đã có sự thay đổi rồi; nên chẳng có gì là chân lý khi tâm ta vẫn còn vọng động và đối đãi. Cái tuyệt đối ở đây có nghĩa là mọi vật và mọi việc nó là: "như nhị". Như thế ấy đó. Cái gì đến cứ để cho nó đến. Cái gì đi hãy để cho nó đi. Hãy đừng tiếc thương, ái luyến. Cũng đừng sầu khổ, vấn vương. Điều quan trọng là hãy biết chấp nhận sự thật của cuộc đời. Mà sự thật của cuộc đời là gì? - Là cái không to tướng, là cái không do mọi sự giả hợp mà thành. Sở dĩ ta khổ đau bởi vì ta thấy có. Bây giờ ta hiểu được lẽ trung đạo rồi thì có không nó cũng chẳng phải thực tướng nên ta không bị chi phối bởi đối tượng, mà ta phải làm chủ lại đối tượng. Do vậy mà Minh Châu Hương Hải Thiền Sư của Việt Nam chúng ta thời Trịnh Nguyễn phân tranh, nói rằng:

"Có thời có tự mảy may

Không thời cả thế gian nầy cũng không

Cho hay bóng nguyệt dòng sông

Nào ai hay biết có không là gì ?"

Có thì một chút cũng gọi là có, mà không thì to lớn bao nhiêu cũng gọi là không. Khi bóng trăng chiếu trên mặt nước thì ta bảo rằng có trăng, có nước và khi trăng di chuyển đi nơi khác, mặt nước vẫn còn đó; nhưng ta lại chẳng thấy trăng đâu, rồi ta lại nói không. Đây chỉ là một hiện tượng vần xoay của mặt trời, mặt trăng và quả đất. Còn ta, ta vẫn bị cái đến đi nó chi phối trong từng giờ từng phút như vậy.

Hai câu cuối mới thật là tuyệt vời. Giống như 2 câu thách đố của những hành giả tu hành. Đó là việc có không ấy ai biết được. Kẻ nào biết được thì chính kẻ ấy là kẻ hiểu đạo. Rõ được đường đi lối về của 2 nẻo tử sinh. Trong đời nầy chỉ có việc sinh và tử là quan trọng, mà biết được và làm chủ được chính mình, thì còn gì hơn được nữa.

Đối với những bậc giải thoát giác ngộ thì tâm thường tự tại an nhiên, trạm tịch. Tuyệt nhiên không gợn một chút phiền não nào. Còn tâm ta cũng vậy; nhưng chỉ toàn là bụi trần che phủ nên khi hành động một việc gì thì cũng chỉ toàn là khổ đau và sầu muộn. Ta đã biết mọi lý kỹ rồi. Bây giờ chỉ còn chấp nhận và thực hành thì mới có kết quả khả quan được. Nếu không hạ thủ công phu ngay từ bây giờ thì chẳng khác nào ta thấy một món ăn ngon mà ta chưa cầm đũa và chưa thưởng thức thì giá trị của món ăn ấy ta vẫn chưa cảm nhận được trọn vẹn nơi khẩu vị của mình. "Có thực mới vực được đạo" là vậy. Chữ thực ở đây không nhất thiết là ăn mà là chứng thực hay hiểu rõ được chân lý. Ấy là thực. Thực đây là hiểu sự thật của vạn pháp và rõ được đường đi lối về.

Giáo lý Trung Đạo nầy do Ngài Đại Luận Sư Long Thọ đã chủ trương, nhằm xiển dương tinh thần Đại Thừa Phật Giáo và lấy từ căn bản của Phật Giáo Nguyên Thủy. Ngay cả Phật Giáo Nguyên Thủy cũng chưa hẳn đã hoàn toàn chấp nhận quan điểm nầy; nhưng theo Ngài, Ngài bảo rằng: Tất cả nền giáo lý ấy mà không có một phái ngoại đạo nào phá vỡ được, thỉ đó chính là giáo lý của Đức Phật và là giáo lý của Đại Thừa". Nói như thế không sai. Vì lẽ cái nầy khi lớn lên không phải chỉ có một cái gốc, hay chỉ có một cành, mà cành ấy phải tỏa ra cành lá sum sê thì cây ấy được gọi là cây phát triển. Ở đây tinh thần Đại Thừa giáo cũng vậy, lấy những điểm chính trong giáo lý của Đức Phật để xiển dương tinh thần giác ngộ giải thoát. Tuy có đi ra ngoài khuôn mẫu; nhưng nó là sự phát triển của một thân cây, nhất là cây ấy đã có mấy ngàn năm lịch sử.