Chùa Thập Tháp Là Một Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Thời Nguyễn, Thuộc Thôn Vạn Thuận, Xã Nhơn Thành, Huyện An Nhơn, Do Thiền Sư Nguyên Thiều Sáng Lập Vào Năm 1665. Chùa Ở Vị Trí Sát Mặt Thành Phía Bắc Kinh Đô Đồ Bàn Cũ Và Thành Hoàng Đế Sau Này, Trên Một Ngọn Đồi Cây Cối Rậm Rạp, Chu Vi Gần 1km2, Trước Mặt Là Ngọn Thiên Bút Sơn Hay Còn Gọi Là Núi Mò O. Về Mặt Phong Thủy Mà Xét Đoán, Khi Chọn Hướng Để Xây Dựng, Thiền Sư Nguyên Thiều Có Lẽ Đã Lấy Núi Này Làm Bức Bình Phong Che Chắn Cho Mặt Chính Của Chùa. Sau Lưng Được Bọc Bởi Chi Lưu Của Sông Côn Chạy Dọc Theo Sườn Đồi. Phía Bắc Là Con Sông Quai Vạc, Xưa Gọi Là Bàn Khê, Uốn Lượn Chạy Về Phía Đông, Đối Diện Với Chùa Được Thiết Kế Hồ Sen Rộng Chừng 500m2, Bờ Xây Bằng Đá Ong. Đến 1680, Chùa Chính Thức Mới Được Xây Dựng Bề Thế, Với Tên Gọi Lúc Bấy Giờ Là Di-Đà-Tự. Chất Liệu Xây Chùa Tương Truyền Dùng Gạch Của 10 Ngọn Tháp Đổ Của Người Chăm Nằm ở Phía Sau Đồi Long Bích. Hiện Nay Quanh Chùa Còn Thấy Dấu Vết Các Nền Tháp, Và Rải Rác Còn Có Một Số Mảnh Đá Trang Trí. Phía Sau Chùa Hiện Còn Có 4 Giếng Vuông Xây Bằng Đá Ong. Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Di Đà Theo Hình Chữ Khẩu, Được Chia Thành 4 Khu Vực: Chánh Điện, Phương Trượng, Tây Đường Và Đông Đường. Các Khu Này Nối Liền Với Nhau Bằng Một Khoảng Sân Bên Trong, Còn Gọi Là Sân Thiên Tỉnh (Giếng Trời) Có Tác Dụng Điều Chỉnh Ánh Sáng Cho 4 Khu Kiến Trúc Trên. Trong 4 Khu Kiến Trúc, Chánh Điện Là Khu Được Kiến Trúc Bề Thế Nhất, Gồm 5 Gian Bằng Gỗ, Bên Trong Là Bộ Khung Có 4 Hàng Cột Cái, 4 Hàng Cột Quân, 8 Cột Con Và 16 Cột Hiên. Bộ Sườn Kết Cấu Theo Kiểu Kẻ Chuyền, ở Đầu Đỡ Thượng Lương Là Trụ Lỏng (Chày Cối) Thô, Trang Trí Họa Tiết Hoa Sen, Xếp Sách… Những Đoạn Trích Cấu Tạo Kiểu Giá Chiêng, Hai Đầu Chạm Hoa Cuộn; ở Những Điểm Như Đầu Kèo, Vật Kê Đều Được Chạm Hình Rồng Cách Điệu, Nét Trơn Uốn Lượn Trang Nhã Trong Lòng Chánh Điện Được Bài Trí Các Khám Thờ; Khám Chính Chiều Cao 5m, Bên Trên Được Chạm Lưỡng Long Tranh Châu, Hai Bên Trang Trí Kiểu Long Phụng Cách Điệu Mây Là, Giữa Đề Chữ Phúc, Phía Dưới Khám Là Đề Tài Bút Sách, Tất Cả Đều Được Sơn Son Thếp Vàng. Hai Khám Thờ Trái Và Phải Của Khám Chính, Cũng Được Bố Cục Như Vậy, Mô Típ Chạm Khắc Cầu Kỳ Hơn Được Chạm Lộng Hai Lớp, Hình Rồng Cuộn Xoáy Phức Tạp, Mang Dáng Dấp Của Mỹ Thuật Thời Lê. Ngoài Ra Còn Có 3 Khám Thờ Khác Nhưng Bố Cục 3 Khám Này Khá Đơn Giản Không Có Gì Đặc Biệt. Mặt Trước Hành Lang Là Bộ Cửa Bàn Pha, Được Ghép Liền Với Nhau Tất Cả 14 Cánh, Trên Tạo Song Tiện, Dưới Lấp Kín Chữ Phúc Và Hoa Văn Kỹ Hà. Bên Trên Ngưỡng Là Dải Ô Sen Chạy Theo Rui Cửa Chạm Bài Lệ Của Tổ Sư Đạo Nguyên Có Tất Cả 24 Chữ, Các Đầu Kèo Đưa Ra Đoạn Này Trang Trí Nhẹ Nhàng Bằng Những Hoa Văn Hình Rồng, Nét Thanh Thoát Uyển Chuyển. Bên Ngoài Hai Đầu Hồi Xây Gạch, Hệ Thống Cửa Cấu Tạo Đơn Giản. Chánh Điện Lợp Ngói Âm Dương, Mái Thẳng, Các Góc Không Cong, Bờ Nóc Chạy Thẳng, Nay Được Tạo Hình Lưỡng Long Tranh Châu. Kế Tiếp Sau Chánh Điện Là Khu Phương Trượng, Được Kiến Trúc Theo Kiểu Nam Trung Quốc, Được Cải Tạo Và Nâng Cấp Vào Năm 1973, Mái Ngói Âm Dương, Bên Trong Kết Cấu Bộ Sườn Gỗ Và Dạng Khám Thờ Được Lắp Ráp, Chạm Trổ Khá Đẹp. Khu Vực Tây Đường Và Đông Đường Cũng Được Kiến Trúc Giống Như Phương Trượng. Ngoài 4 Khu Vực Trên Phía Tây Còn Có Một Nhà Chánh Thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Công, Thập Điện…. Hình Thái Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Hiện Nay Là Kết Quả Của Nhiều Lần Trùng Tu, Gần Đây Nhất Là Vào Năm 1997, Chùa Được Nâng Cao Lên So Với Mặt Bằng Cũ 0,60m Nhưng Khuôn Viên Kiến Trúc Vẫn Giữ Được Nguyên Như Cũ. Tuy Được Kết Hợp Hòa Quyện Giữa Cái Cũ Và Cái Mới, Nhìn Chung Hệ Thống Liên Kết Của Chùa Thập Tháp Vẫn Tuân Thủ Theo Nguyên Tắc Truyền Thống Của Kiến Trúc Việt Nam - Hoàn Toàn Dùng Mộng, Không Dùng Đinh Hoặc Lạt Buộc. Ngoài Giá Trị Về Kiến Trúc, ở Đây Còn Có Nhiều Tác Phẩm Điêu Khắc, Hiện Vật Có Giá Trị Về Nhiều Mặt Còn Được Lưu Giữ Cho Đến Ngày Hôm Nay. Mặc Dù Kiến Trúc Mới Được Làm Lại Gần Đây, Nhưng Những Gì Còn Lại ở Nơi Đây, Đã Đưa Thập Tháp Lên Hàng Đầu Trong Các Ngôi Chùa Có Kiến Trúc, Điêu Khắc Đẹp Nhất ở vùng Bình Định.

23/12/10

Tâm Vốn Thanh Tịnh


Đạo Phật khuyến khích mọi người trở về với con người thật của chính mình, với bản tánh chân thật, biết sống hài hòa với thiên nhiên và mọi người trong xã hội. Đạo Phật xác nhận rằng một đời sống nội tâm hài hòa như vậy, sẽ đem lại sự hạnh phúc cho chính tự thân mình. Bởi vậy, giáo lý của Phật giáo đã chủ trương hướng nội, bằng cách nhận diện nơi bổn tâm, xa lìa tất cả phiền não mê vọng.
Sống trong xã hội, ai ai cũng muốn cuộc sống của mình được sung sướng chẳng hạn như: muốn nhà được rộng rãi, có đầy đủ tiện nghi..v. v… Chính vì lòng ham muốn này đã tạo nên động lực khiến con người phát huy hết khả năng sức lao động của chính mình để tạo ra nhiều của cải vật chất. Đạo Phật rất quý trọng việc làm này. Nhưng chỉ có điều là con người phải làm sao đừng để vật chất cuốn hút, làm lu mờ cái bản tâm của chính mình. Chính vì sợ con người bị vật chất, ngoại cảnh cuốn hút, mất chơn tâm, khiến con người chịu khốn khổ. Đạo Phật đã khéo léo chỉ dạy cho con người thấy được cái chân tướng của tâm nhằm đưa tự thân đến sự an vui hạnh phúc chân thật. Trong Bát Nhã tâm kinh, có đoạn: “Chơn tâm của chúng ta từ xưa đến nay là thường trú, vắng lặng, không sanh, không diệt, không đến, không đi, không tăng, không giảm, không ô nhiễm”. Đồng với quan điểm này Lục Tổ Huệ Năng đã khẳng định:“Bồ đề bổn vô thọ,Minh cảnh diệc phi đài, Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhá trần ai” (Bồ đề chẳng phải cây, Gương sáng cũng không đài, Xưa nay không một vật, Chỗ nào vướng bụi trần). Sở dĩ, con người không thấy được chơn tâm này vì bị vô minh phiền não, tham, sân, si, che lấp. Điều này trong các kinh thường ví chân tâm này là mặt trăng luôn luôn trong sáng từ xưa đến nay, nhưng vì mây đen (vô minh) che lấp nên mặt trăng không chiếu sáng. Thật vậy, từ xưa đến nay con người luôn sống với cái tâm vọng động, chấp trước chạy theo ngoại cảnh bên ngoài. Do đó, tâm không yên ổn chút nào hết. Cái tâm như vậy trong kinh thường gọi là: “Tâm viên, ý mã”. Vậy, để làm cho tâm trụ lại một chỗ không chạy rong ruổi theo ngoại cảnh. Đòi hỏi con người phải luôn hồi quang phản chiếu nơi tự tâm của chính mình, phải luôn quán chiếu cảnh vật xung quanh luôn thay đổi. Sở dĩ, con người bị khổ đau là do không thấy được chơn tâm này, luôn khởi tâm nhiễm ô phân biệt chấp trước đối với ngoại cảnh. Trái lại, nếu trong một niệm, con người khởi lên tâm thanh tịnh, tỉnh giác trong sáng, không chấp trước, nhiễm ô thì đó mới là chơn tâm, là Phật tánh.
Trong tâm thức con người luôn có hạt giống an lạc giải thoát, nếu mỗi ngày biết chăm sóc tưới tẩm thì hạt giống ấy sẽ mỗi ngày mỗi phát triển. Cũng vậy khi con người hành động nên phải tỉnh thức tự tâm của mình. Nhận diện được “Tâm Vốn Thanh Tịnh” thì sẽ đem lại sự an tịnh và hạnh phúc cho chính mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét