Chùa Thập Tháp Là Một Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Thời Nguyễn, Thuộc Thôn Vạn Thuận, Xã Nhơn Thành, Huyện An Nhơn, Do Thiền Sư Nguyên Thiều Sáng Lập Vào Năm 1665. Chùa Ở Vị Trí Sát Mặt Thành Phía Bắc Kinh Đô Đồ Bàn Cũ Và Thành Hoàng Đế Sau Này, Trên Một Ngọn Đồi Cây Cối Rậm Rạp, Chu Vi Gần 1km2, Trước Mặt Là Ngọn Thiên Bút Sơn Hay Còn Gọi Là Núi Mò O. Về Mặt Phong Thủy Mà Xét Đoán, Khi Chọn Hướng Để Xây Dựng, Thiền Sư Nguyên Thiều Có Lẽ Đã Lấy Núi Này Làm Bức Bình Phong Che Chắn Cho Mặt Chính Của Chùa. Sau Lưng Được Bọc Bởi Chi Lưu Của Sông Côn Chạy Dọc Theo Sườn Đồi. Phía Bắc Là Con Sông Quai Vạc, Xưa Gọi Là Bàn Khê, Uốn Lượn Chạy Về Phía Đông, Đối Diện Với Chùa Được Thiết Kế Hồ Sen Rộng Chừng 500m2, Bờ Xây Bằng Đá Ong. Đến 1680, Chùa Chính Thức Mới Được Xây Dựng Bề Thế, Với Tên Gọi Lúc Bấy Giờ Là Di-Đà-Tự. Chất Liệu Xây Chùa Tương Truyền Dùng Gạch Của 10 Ngọn Tháp Đổ Của Người Chăm Nằm ở Phía Sau Đồi Long Bích. Hiện Nay Quanh Chùa Còn Thấy Dấu Vết Các Nền Tháp, Và Rải Rác Còn Có Một Số Mảnh Đá Trang Trí. Phía Sau Chùa Hiện Còn Có 4 Giếng Vuông Xây Bằng Đá Ong. Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Di Đà Theo Hình Chữ Khẩu, Được Chia Thành 4 Khu Vực: Chánh Điện, Phương Trượng, Tây Đường Và Đông Đường. Các Khu Này Nối Liền Với Nhau Bằng Một Khoảng Sân Bên Trong, Còn Gọi Là Sân Thiên Tỉnh (Giếng Trời) Có Tác Dụng Điều Chỉnh Ánh Sáng Cho 4 Khu Kiến Trúc Trên. Trong 4 Khu Kiến Trúc, Chánh Điện Là Khu Được Kiến Trúc Bề Thế Nhất, Gồm 5 Gian Bằng Gỗ, Bên Trong Là Bộ Khung Có 4 Hàng Cột Cái, 4 Hàng Cột Quân, 8 Cột Con Và 16 Cột Hiên. Bộ Sườn Kết Cấu Theo Kiểu Kẻ Chuyền, ở Đầu Đỡ Thượng Lương Là Trụ Lỏng (Chày Cối) Thô, Trang Trí Họa Tiết Hoa Sen, Xếp Sách… Những Đoạn Trích Cấu Tạo Kiểu Giá Chiêng, Hai Đầu Chạm Hoa Cuộn; ở Những Điểm Như Đầu Kèo, Vật Kê Đều Được Chạm Hình Rồng Cách Điệu, Nét Trơn Uốn Lượn Trang Nhã Trong Lòng Chánh Điện Được Bài Trí Các Khám Thờ; Khám Chính Chiều Cao 5m, Bên Trên Được Chạm Lưỡng Long Tranh Châu, Hai Bên Trang Trí Kiểu Long Phụng Cách Điệu Mây Là, Giữa Đề Chữ Phúc, Phía Dưới Khám Là Đề Tài Bút Sách, Tất Cả Đều Được Sơn Son Thếp Vàng. Hai Khám Thờ Trái Và Phải Của Khám Chính, Cũng Được Bố Cục Như Vậy, Mô Típ Chạm Khắc Cầu Kỳ Hơn Được Chạm Lộng Hai Lớp, Hình Rồng Cuộn Xoáy Phức Tạp, Mang Dáng Dấp Của Mỹ Thuật Thời Lê. Ngoài Ra Còn Có 3 Khám Thờ Khác Nhưng Bố Cục 3 Khám Này Khá Đơn Giản Không Có Gì Đặc Biệt. Mặt Trước Hành Lang Là Bộ Cửa Bàn Pha, Được Ghép Liền Với Nhau Tất Cả 14 Cánh, Trên Tạo Song Tiện, Dưới Lấp Kín Chữ Phúc Và Hoa Văn Kỹ Hà. Bên Trên Ngưỡng Là Dải Ô Sen Chạy Theo Rui Cửa Chạm Bài Lệ Của Tổ Sư Đạo Nguyên Có Tất Cả 24 Chữ, Các Đầu Kèo Đưa Ra Đoạn Này Trang Trí Nhẹ Nhàng Bằng Những Hoa Văn Hình Rồng, Nét Thanh Thoát Uyển Chuyển. Bên Ngoài Hai Đầu Hồi Xây Gạch, Hệ Thống Cửa Cấu Tạo Đơn Giản. Chánh Điện Lợp Ngói Âm Dương, Mái Thẳng, Các Góc Không Cong, Bờ Nóc Chạy Thẳng, Nay Được Tạo Hình Lưỡng Long Tranh Châu. Kế Tiếp Sau Chánh Điện Là Khu Phương Trượng, Được Kiến Trúc Theo Kiểu Nam Trung Quốc, Được Cải Tạo Và Nâng Cấp Vào Năm 1973, Mái Ngói Âm Dương, Bên Trong Kết Cấu Bộ Sườn Gỗ Và Dạng Khám Thờ Được Lắp Ráp, Chạm Trổ Khá Đẹp. Khu Vực Tây Đường Và Đông Đường Cũng Được Kiến Trúc Giống Như Phương Trượng. Ngoài 4 Khu Vực Trên Phía Tây Còn Có Một Nhà Chánh Thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Công, Thập Điện…. Hình Thái Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Hiện Nay Là Kết Quả Của Nhiều Lần Trùng Tu, Gần Đây Nhất Là Vào Năm 1997, Chùa Được Nâng Cao Lên So Với Mặt Bằng Cũ 0,60m Nhưng Khuôn Viên Kiến Trúc Vẫn Giữ Được Nguyên Như Cũ. Tuy Được Kết Hợp Hòa Quyện Giữa Cái Cũ Và Cái Mới, Nhìn Chung Hệ Thống Liên Kết Của Chùa Thập Tháp Vẫn Tuân Thủ Theo Nguyên Tắc Truyền Thống Của Kiến Trúc Việt Nam - Hoàn Toàn Dùng Mộng, Không Dùng Đinh Hoặc Lạt Buộc. Ngoài Giá Trị Về Kiến Trúc, ở Đây Còn Có Nhiều Tác Phẩm Điêu Khắc, Hiện Vật Có Giá Trị Về Nhiều Mặt Còn Được Lưu Giữ Cho Đến Ngày Hôm Nay. Mặc Dù Kiến Trúc Mới Được Làm Lại Gần Đây, Nhưng Những Gì Còn Lại ở Nơi Đây, Đã Đưa Thập Tháp Lên Hàng Đầu Trong Các Ngôi Chùa Có Kiến Trúc, Điêu Khắc Đẹp Nhất ở vùng Bình Định.

20/10/10

Dòng Suy Tư


Đời sinh viên là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi tăng ni trẻ và đọng lại sâu thẳm trong mỗi trái tim, mỗi tâm hồn những kí ức ngọt ngào của một thời còn học chung dưới mái trường Học Viện Vạn Hạnh tại TP. Hồ Chí Minh. Thời gian qua đi là đi qua biết bao kỉ niệm, ra trường rồi, bạn và tôi như những cánh chim tung cánh bay với bao ước mơ hướng tới. Chính những kỉ niệm đáng nhớ đó là hành trang để ta mang theo suốt cả cuộc đời này.
Thiết nghĩ, giữa tôi và bạn đều chung lý tưởng vào nơi Học Viện này. Trải qua thời gian 4 năm học hành sưu tầm giáo lý Phật đà. Ai ai cũng hăng hái muốn khẳng định mình “Đệ tử của Như Lai”. Nên tôi và bạn ngày ngày cắp sách đến trường nghe từng lời giảng dạy của quí thầy, khi học hành siêng năng thì thích thú lắm, nhưng đôi lúc mệt mỏi “Đôi mắt lim dim gật trên bàn, Bỗng dưng thầy hỏi trò có chi? Cả lớp cười vang trò Mô Phật, Bạch thầy! trò thức suốt đêm khuya”. Cái khoảnh khắc đáng nhớ ấy là kỉ niệm khó quên, mãi mãi khắc ghi trong ký ức giữa tôi và bạn.Tôi nhớ mãi lời của quí thầy thường dạy “Tích thiểu thành đa, nước rơi lâu cũng có ngày đầy sông, hồ” hoặc “Dục tất bất đạt”…Đó chính là những kinh nghiệm của người đi trước trao truyền lại. Sự hướng dẫn này mãi mãi khắc ghi trong ký ức của tự thân này và bạn cũng không ngoại lệ. Việc tu học phải trải qua từng giai đoạn, phải gặp nhiều thử thách chông gai bằng những bài thi tiểu luận về nhà hoặc bài viết tại lớp v…v. Thời gian mới đó đã trôi qua 4 năm, sự hiểu biết về giáo lý của tôi và bạn cũng có đôi phần tiến bộ so với những giai đoạn đầu mới nhập học. Học ở học viện, tôi và bạn cũng hiểu được phần nào triết lý sống của người con Phật. Tôi nhớ không nhầm câu kinh Pháp cú “Chư ác mạt tác chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư phật giáo” (Không làm các điều ác, Thành tựu các hạnh lành, Giữ tâm lý trong sạch,Chính lời chư Phật dạy). Đây là câu kinh mà tôi thích nhất. Ngày ấy tôi nói với bạn lời câu kệ này sẽ là kim chỉ nam cho chúng ta trên bước đường tu học. Quả thật lời tôi không lệch lạc khi khẳng định với bạn. Đối với người con Phật luôn luôn làm lành lánh dữ và tâm ý thanh tịnh. Đó là nguyên tắc chung để áp dụng trong cuộc sống thường ngày, đạo đức hay phi đạo đức cũng xuất phát từ những hành động của mình mà thôi! Ra trường rồi, tôi và bạn tuy không còn học chung trường, nhưng sẽ dấn thân vào đời vì tình thần lợi ích chung của muôn loài. Lý tưởng mà tôi và bạn hằng ôm ấp là “Thượng cầu Phật đạo, Hạ hóa chúng sanh”. Bởi vậy, tôi và bạn phải biết thực hành giới, định, huệ của Phật dạy. Một khi có được giới luật cho mình thì mới tạo nên được thiền định thì trí tuệ tự nhiên khai sáng “Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ”, thế thì ta không uổng phí thời gian tu học ở nơi Học Viện này. Bạn và tôi nguyện cùng nhau làm những đóa hoa Vô Ưu tô điểm cho đời, quyết tâm xây dựng ngôi nhà chánh pháp của Như Lai. Đó là hoài bảo của người xuất gia.
Cuối dòng, xin gửi đến bạn lời chúc sức khỏe dồi dào, thân tâm thường lạc, mãi mãi đồng hành cùng tôi trên lộ trình giải thoát.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét