Chùa Thập Tháp Là Một Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Thời Nguyễn, Thuộc Thôn Vạn Thuận, Xã Nhơn Thành, Huyện An Nhơn, Do Thiền Sư Nguyên Thiều Sáng Lập Vào Năm 1665. Chùa Ở Vị Trí Sát Mặt Thành Phía Bắc Kinh Đô Đồ Bàn Cũ Và Thành Hoàng Đế Sau Này, Trên Một Ngọn Đồi Cây Cối Rậm Rạp, Chu Vi Gần 1km2, Trước Mặt Là Ngọn Thiên Bút Sơn Hay Còn Gọi Là Núi Mò O. Về Mặt Phong Thủy Mà Xét Đoán, Khi Chọn Hướng Để Xây Dựng, Thiền Sư Nguyên Thiều Có Lẽ Đã Lấy Núi Này Làm Bức Bình Phong Che Chắn Cho Mặt Chính Của Chùa. Sau Lưng Được Bọc Bởi Chi Lưu Của Sông Côn Chạy Dọc Theo Sườn Đồi. Phía Bắc Là Con Sông Quai Vạc, Xưa Gọi Là Bàn Khê, Uốn Lượn Chạy Về Phía Đông, Đối Diện Với Chùa Được Thiết Kế Hồ Sen Rộng Chừng 500m2, Bờ Xây Bằng Đá Ong. Đến 1680, Chùa Chính Thức Mới Được Xây Dựng Bề Thế, Với Tên Gọi Lúc Bấy Giờ Là Di-Đà-Tự. Chất Liệu Xây Chùa Tương Truyền Dùng Gạch Của 10 Ngọn Tháp Đổ Của Người Chăm Nằm ở Phía Sau Đồi Long Bích. Hiện Nay Quanh Chùa Còn Thấy Dấu Vết Các Nền Tháp, Và Rải Rác Còn Có Một Số Mảnh Đá Trang Trí. Phía Sau Chùa Hiện Còn Có 4 Giếng Vuông Xây Bằng Đá Ong. Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Di Đà Theo Hình Chữ Khẩu, Được Chia Thành 4 Khu Vực: Chánh Điện, Phương Trượng, Tây Đường Và Đông Đường. Các Khu Này Nối Liền Với Nhau Bằng Một Khoảng Sân Bên Trong, Còn Gọi Là Sân Thiên Tỉnh (Giếng Trời) Có Tác Dụng Điều Chỉnh Ánh Sáng Cho 4 Khu Kiến Trúc Trên. Trong 4 Khu Kiến Trúc, Chánh Điện Là Khu Được Kiến Trúc Bề Thế Nhất, Gồm 5 Gian Bằng Gỗ, Bên Trong Là Bộ Khung Có 4 Hàng Cột Cái, 4 Hàng Cột Quân, 8 Cột Con Và 16 Cột Hiên. Bộ Sườn Kết Cấu Theo Kiểu Kẻ Chuyền, ở Đầu Đỡ Thượng Lương Là Trụ Lỏng (Chày Cối) Thô, Trang Trí Họa Tiết Hoa Sen, Xếp Sách… Những Đoạn Trích Cấu Tạo Kiểu Giá Chiêng, Hai Đầu Chạm Hoa Cuộn; ở Những Điểm Như Đầu Kèo, Vật Kê Đều Được Chạm Hình Rồng Cách Điệu, Nét Trơn Uốn Lượn Trang Nhã Trong Lòng Chánh Điện Được Bài Trí Các Khám Thờ; Khám Chính Chiều Cao 5m, Bên Trên Được Chạm Lưỡng Long Tranh Châu, Hai Bên Trang Trí Kiểu Long Phụng Cách Điệu Mây Là, Giữa Đề Chữ Phúc, Phía Dưới Khám Là Đề Tài Bút Sách, Tất Cả Đều Được Sơn Son Thếp Vàng. Hai Khám Thờ Trái Và Phải Của Khám Chính, Cũng Được Bố Cục Như Vậy, Mô Típ Chạm Khắc Cầu Kỳ Hơn Được Chạm Lộng Hai Lớp, Hình Rồng Cuộn Xoáy Phức Tạp, Mang Dáng Dấp Của Mỹ Thuật Thời Lê. Ngoài Ra Còn Có 3 Khám Thờ Khác Nhưng Bố Cục 3 Khám Này Khá Đơn Giản Không Có Gì Đặc Biệt. Mặt Trước Hành Lang Là Bộ Cửa Bàn Pha, Được Ghép Liền Với Nhau Tất Cả 14 Cánh, Trên Tạo Song Tiện, Dưới Lấp Kín Chữ Phúc Và Hoa Văn Kỹ Hà. Bên Trên Ngưỡng Là Dải Ô Sen Chạy Theo Rui Cửa Chạm Bài Lệ Của Tổ Sư Đạo Nguyên Có Tất Cả 24 Chữ, Các Đầu Kèo Đưa Ra Đoạn Này Trang Trí Nhẹ Nhàng Bằng Những Hoa Văn Hình Rồng, Nét Thanh Thoát Uyển Chuyển. Bên Ngoài Hai Đầu Hồi Xây Gạch, Hệ Thống Cửa Cấu Tạo Đơn Giản. Chánh Điện Lợp Ngói Âm Dương, Mái Thẳng, Các Góc Không Cong, Bờ Nóc Chạy Thẳng, Nay Được Tạo Hình Lưỡng Long Tranh Châu. Kế Tiếp Sau Chánh Điện Là Khu Phương Trượng, Được Kiến Trúc Theo Kiểu Nam Trung Quốc, Được Cải Tạo Và Nâng Cấp Vào Năm 1973, Mái Ngói Âm Dương, Bên Trong Kết Cấu Bộ Sườn Gỗ Và Dạng Khám Thờ Được Lắp Ráp, Chạm Trổ Khá Đẹp. Khu Vực Tây Đường Và Đông Đường Cũng Được Kiến Trúc Giống Như Phương Trượng. Ngoài 4 Khu Vực Trên Phía Tây Còn Có Một Nhà Chánh Thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Công, Thập Điện…. Hình Thái Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Hiện Nay Là Kết Quả Của Nhiều Lần Trùng Tu, Gần Đây Nhất Là Vào Năm 1997, Chùa Được Nâng Cao Lên So Với Mặt Bằng Cũ 0,60m Nhưng Khuôn Viên Kiến Trúc Vẫn Giữ Được Nguyên Như Cũ. Tuy Được Kết Hợp Hòa Quyện Giữa Cái Cũ Và Cái Mới, Nhìn Chung Hệ Thống Liên Kết Của Chùa Thập Tháp Vẫn Tuân Thủ Theo Nguyên Tắc Truyền Thống Của Kiến Trúc Việt Nam - Hoàn Toàn Dùng Mộng, Không Dùng Đinh Hoặc Lạt Buộc. Ngoài Giá Trị Về Kiến Trúc, ở Đây Còn Có Nhiều Tác Phẩm Điêu Khắc, Hiện Vật Có Giá Trị Về Nhiều Mặt Còn Được Lưu Giữ Cho Đến Ngày Hôm Nay. Mặc Dù Kiến Trúc Mới Được Làm Lại Gần Đây, Nhưng Những Gì Còn Lại ở Nơi Đây, Đã Đưa Thập Tháp Lên Hàng Đầu Trong Các Ngôi Chùa Có Kiến Trúc, Điêu Khắc Đẹp Nhất ở vùng Bình Định.

28/5/16

Đáp Từ Buổi Lễ Trai Tăng

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni
Kính thưa toàn thể quý vị trong Hiếu Quyến
Hôm nay là ngày Chung Thất trai tuần of HL ... toàn thể quý vị trong Hiếu Quyến đã đoàn kết chung lòng cùng nhau cung thỉnh Chư Tôn Thiền Đức về tại đây , nương nhờ vào ánh sáng giáo pháp of Chư Phật để siêu độ cho HL . 
Đây đúng là Hiếu Đạo of người con Phật. và cũng là đạo lý :uống nước nhớ nguồn , ăn trái nhớ người trồng cây of bản sắc văn hóa Dân Tộc Việt Nam .
Thầy xin thay lời chư tăng ni tán thán hiếu tâm hiếu hạnh và hiếu đạo of toàn thể quý vị trong thân quyến.
Thông qua lời tác bạch of quý vị đã nói lên công ơn sanh thành dưỡng dục cao dày of cha mẹ, thật đúng vậy , khi nói đến công ơn sanh thành dưỡng dục of cha mẹ thì biết bao nhiêu văn nhân thi sỹ đã dùng những lời hay ý đẹp để ca ngợi tán dương công đức of cha mẹ . tuy nhiên chúng ta là những người con phật , chúng ta không những ca ngợi tán dương công đức of cha mẹ bằng ngôn từ mà chúng ta phải làm thế nào để hướng cha mẹ đến một cuộc sống an lạc và giải thoát trong cuộc sống hiện tại và những kiếp tương lai nữa .
Trong kinh đức phật dạy , người con hiếu muốn báo đáp công ơn sanh thành dưỡng dục of cha mẹ , thì khi cha mẹ còn sống người con hiếu phải cố gắng tạo mọi diều kiện cho cha mẹ gần gủi với chánh pháp . khuyến khích cha mẹ tu thân hành thiện làm lành lánh dữ . về vật chất , phải cung cấp cơm ăn áo mặc thuốc thang và những phương tiện sống khi cha mẹ tuổi già sức yếu ,bệnh hoạn ốm đau . về khía cạnh tinh thần phải luôn luôn tối viếng sáng thăm chăm lo săn sóc và quan tâm đến sức khỏe of cha mẹ . tạo cho không khí gia đình hạnh phúc ,anh chị em con cháu luôn luôn đoàn kết trên thuận dưới hòa trong ấm ngoài êm và nhất là nuôi dạy hướng dẩn con cháu có một nền tảng đạo đức tâm linh và trí thức trong xã hội . để cha mẹ luôn được vui lòng khi còn sống . cũng như an tâm ra đi một cách thảnh thơi khi cha mẹ qua đời.
Trong kinh đức phật dạy , tiền lộ mang mang vị tri hà vãng . có nghĩa rằng : đường trước mịt mờ biết đi về đâu . khi từ giả cuộc đời này thân trung ấm of hl sẽ đứng trước một con đường nhiều ngã nhiều lối , nếu không có phước đức và trí tuệ soi chiếu thì hl sẽ không biết được con đường nào để tiến bước . con đường nào sẽ đưa hl vào những cảnh giới an lạc giải thoát of nhân thiên và chư phật. con đường nào sẽ đưa hl vào những cảnh giới khổ đau và đói khát lầm than .
Do đó khi từ giả cuộc đời này hl rất mong chờ sự trợ lực cầu nguyện và giúp đỡ của những người thân làm pháp sự cầu nguyện và tu tạo mọi công đức như ăn chay niệm Phật tụng kinh bái sám phóng sanh bố thí cúng dường và tu tạo mọi công đức với khả năng của mình có thể làm được để hồi hướng tăng thêm phước đức cho HL. Một khi phước đức được tăng trưởng thì tội nghiệp nếu có sẻ đươc tiêu trừ, như khi mặt trời chiếu sáng thì tất cả bóng tối của màn đem sẽ bị đẩy lùi.***

1 chúng ta thấy rằng một ngôi nhà kia có thể bị bóng tối che phủ cả trăm năm , nhưng khi chúng ta đốt lên một ngọn đèn thì ánh sáng of một ngọn đèn đó cũng có thể xóa tan đi một ít bóng tối trong ngôi nhà , nếu chúng ta đốt lên rất nhiều ngọn đèn thì ánh sáng of tất cả những ngọn đèn đó có thể xóa tan đi tất cả bóng tối trong ngôi nhà ,
ở đây cũng vậy một người cầu nguyện và hồi hướng là một ngọn đèn soi sáng được đốt lên . nhiều người cầu nguyện và hồi hướng là nhiều ngọn đèn soi sáng được đốt lên có năng lực chuyển hóa được tâm thức,chuyển mê khai ngộ và nhờ đó mà HL có khả năng nhận biết con đường an lạc giải thoát để thác sanh vào cảnh giới của chư Phật,cảnh giới tây phương cực lạc của Đức Phật A Di Đà.)

2Ở đây cũng vậy khi HL tăng trưởng được phước đức và công đức thì HL sẽ chuyển hóa được tâm thức,chuyển mê khai ngộ và nhờ đó mà HL có khả năng nhận biết con đường an lạc giải thoát để thác sanh vào cảnh giới của chư Phật,cảnh giới tây phương 
cực lạc của Đức Phật A Di Đà)

***Với lí do đó hôm nay quý vị đả nương nhờ vào ánh sáng của Phật tổ để siêu độ cho HL. Đến giờ phút này lại còn thiết lễ trai tăng cúng dường,trên nhờ thần lực gia hộ của chư Phật,thần lực của chánh Pháp và sự chú nguyện của chư Tăng để hồi hướng và soi sáng cho HL,chắc chắn HL sẽ nương nhờ vào công đức pháp sự này mà sớm nhẹ nhàng siêu thoát.
Thầy xin thay lời chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni một lần nữa tán thán công đức của toàn thể quý vị trong thân quyến và xin thọ nhận sự cúng dường này cầu nguyện chư Phật phóng quang tiếp độ cho Hl...sớm chuyển hóa được tâm thức để liểu sanh thoát tử .Đồng thời cầu nguyện cho toàn thể quý Phật tử trong hiếu quyến luôn luôn đoàn kết trên thuận dưới hòa chị ngã em nâng tương thân tương ái lẫn nhau và nhất là cố gắng Phật hóa gia đình bằng cách thực hành theo chánh Pháp mà tu tập tự thân cũng như nuôi dạy con cháu biết làm lành lánh dử thương người thương vật.Cố gắng nuôi dạy con cháu học hành đến nơi đến chốn và hướng dẫn con cháu biết được đạo đức nhân văn của dân tộc để trở thành những người công dân tốt trong Xã hội.Và như thế cũng là một cách báo hiếu cha mẹ vậy.
Cầu chúc toàn thể quý vị luôn sống an lành hạnh phúc trong giáo pháp của Phật tổ.
Nam Mô công Đức Lâm Bồ Tát Ma Ha Tát