Chùa Thập Tháp Là Một Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Thời Nguyễn, Thuộc Thôn Vạn Thuận, Xã Nhơn Thành, Huyện An Nhơn, Do Thiền Sư Nguyên Thiều Sáng Lập Vào Năm 1665. Chùa Ở Vị Trí Sát Mặt Thành Phía Bắc Kinh Đô Đồ Bàn Cũ Và Thành Hoàng Đế Sau Này, Trên Một Ngọn Đồi Cây Cối Rậm Rạp, Chu Vi Gần 1km2, Trước Mặt Là Ngọn Thiên Bút Sơn Hay Còn Gọi Là Núi Mò O. Về Mặt Phong Thủy Mà Xét Đoán, Khi Chọn Hướng Để Xây Dựng, Thiền Sư Nguyên Thiều Có Lẽ Đã Lấy Núi Này Làm Bức Bình Phong Che Chắn Cho Mặt Chính Của Chùa. Sau Lưng Được Bọc Bởi Chi Lưu Của Sông Côn Chạy Dọc Theo Sườn Đồi. Phía Bắc Là Con Sông Quai Vạc, Xưa Gọi Là Bàn Khê, Uốn Lượn Chạy Về Phía Đông, Đối Diện Với Chùa Được Thiết Kế Hồ Sen Rộng Chừng 500m2, Bờ Xây Bằng Đá Ong. Đến 1680, Chùa Chính Thức Mới Được Xây Dựng Bề Thế, Với Tên Gọi Lúc Bấy Giờ Là Di-Đà-Tự. Chất Liệu Xây Chùa Tương Truyền Dùng Gạch Của 10 Ngọn Tháp Đổ Của Người Chăm Nằm ở Phía Sau Đồi Long Bích. Hiện Nay Quanh Chùa Còn Thấy Dấu Vết Các Nền Tháp, Và Rải Rác Còn Có Một Số Mảnh Đá Trang Trí. Phía Sau Chùa Hiện Còn Có 4 Giếng Vuông Xây Bằng Đá Ong. Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Di Đà Theo Hình Chữ Khẩu, Được Chia Thành 4 Khu Vực: Chánh Điện, Phương Trượng, Tây Đường Và Đông Đường. Các Khu Này Nối Liền Với Nhau Bằng Một Khoảng Sân Bên Trong, Còn Gọi Là Sân Thiên Tỉnh (Giếng Trời) Có Tác Dụng Điều Chỉnh Ánh Sáng Cho 4 Khu Kiến Trúc Trên. Trong 4 Khu Kiến Trúc, Chánh Điện Là Khu Được Kiến Trúc Bề Thế Nhất, Gồm 5 Gian Bằng Gỗ, Bên Trong Là Bộ Khung Có 4 Hàng Cột Cái, 4 Hàng Cột Quân, 8 Cột Con Và 16 Cột Hiên. Bộ Sườn Kết Cấu Theo Kiểu Kẻ Chuyền, ở Đầu Đỡ Thượng Lương Là Trụ Lỏng (Chày Cối) Thô, Trang Trí Họa Tiết Hoa Sen, Xếp Sách… Những Đoạn Trích Cấu Tạo Kiểu Giá Chiêng, Hai Đầu Chạm Hoa Cuộn; ở Những Điểm Như Đầu Kèo, Vật Kê Đều Được Chạm Hình Rồng Cách Điệu, Nét Trơn Uốn Lượn Trang Nhã Trong Lòng Chánh Điện Được Bài Trí Các Khám Thờ; Khám Chính Chiều Cao 5m, Bên Trên Được Chạm Lưỡng Long Tranh Châu, Hai Bên Trang Trí Kiểu Long Phụng Cách Điệu Mây Là, Giữa Đề Chữ Phúc, Phía Dưới Khám Là Đề Tài Bút Sách, Tất Cả Đều Được Sơn Son Thếp Vàng. Hai Khám Thờ Trái Và Phải Của Khám Chính, Cũng Được Bố Cục Như Vậy, Mô Típ Chạm Khắc Cầu Kỳ Hơn Được Chạm Lộng Hai Lớp, Hình Rồng Cuộn Xoáy Phức Tạp, Mang Dáng Dấp Của Mỹ Thuật Thời Lê. Ngoài Ra Còn Có 3 Khám Thờ Khác Nhưng Bố Cục 3 Khám Này Khá Đơn Giản Không Có Gì Đặc Biệt. Mặt Trước Hành Lang Là Bộ Cửa Bàn Pha, Được Ghép Liền Với Nhau Tất Cả 14 Cánh, Trên Tạo Song Tiện, Dưới Lấp Kín Chữ Phúc Và Hoa Văn Kỹ Hà. Bên Trên Ngưỡng Là Dải Ô Sen Chạy Theo Rui Cửa Chạm Bài Lệ Của Tổ Sư Đạo Nguyên Có Tất Cả 24 Chữ, Các Đầu Kèo Đưa Ra Đoạn Này Trang Trí Nhẹ Nhàng Bằng Những Hoa Văn Hình Rồng, Nét Thanh Thoát Uyển Chuyển. Bên Ngoài Hai Đầu Hồi Xây Gạch, Hệ Thống Cửa Cấu Tạo Đơn Giản. Chánh Điện Lợp Ngói Âm Dương, Mái Thẳng, Các Góc Không Cong, Bờ Nóc Chạy Thẳng, Nay Được Tạo Hình Lưỡng Long Tranh Châu. Kế Tiếp Sau Chánh Điện Là Khu Phương Trượng, Được Kiến Trúc Theo Kiểu Nam Trung Quốc, Được Cải Tạo Và Nâng Cấp Vào Năm 1973, Mái Ngói Âm Dương, Bên Trong Kết Cấu Bộ Sườn Gỗ Và Dạng Khám Thờ Được Lắp Ráp, Chạm Trổ Khá Đẹp. Khu Vực Tây Đường Và Đông Đường Cũng Được Kiến Trúc Giống Như Phương Trượng. Ngoài 4 Khu Vực Trên Phía Tây Còn Có Một Nhà Chánh Thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Công, Thập Điện…. Hình Thái Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Hiện Nay Là Kết Quả Của Nhiều Lần Trùng Tu, Gần Đây Nhất Là Vào Năm 1997, Chùa Được Nâng Cao Lên So Với Mặt Bằng Cũ 0,60m Nhưng Khuôn Viên Kiến Trúc Vẫn Giữ Được Nguyên Như Cũ. Tuy Được Kết Hợp Hòa Quyện Giữa Cái Cũ Và Cái Mới, Nhìn Chung Hệ Thống Liên Kết Của Chùa Thập Tháp Vẫn Tuân Thủ Theo Nguyên Tắc Truyền Thống Của Kiến Trúc Việt Nam - Hoàn Toàn Dùng Mộng, Không Dùng Đinh Hoặc Lạt Buộc. Ngoài Giá Trị Về Kiến Trúc, ở Đây Còn Có Nhiều Tác Phẩm Điêu Khắc, Hiện Vật Có Giá Trị Về Nhiều Mặt Còn Được Lưu Giữ Cho Đến Ngày Hôm Nay. Mặc Dù Kiến Trúc Mới Được Làm Lại Gần Đây, Nhưng Những Gì Còn Lại ở Nơi Đây, Đã Đưa Thập Tháp Lên Hàng Đầu Trong Các Ngôi Chùa Có Kiến Trúc, Điêu Khắc Đẹp Nhất ở vùng Bình Định.

13/8/16

Tác Bạch


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Kính bạch trên Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa, Đại Đức Tăng.
Kính thưa Quý Phật tử gần xa.

Hôm nay duyên lành hội đủ, nhân ngày húy kỵ của hòa thượng, trước sự hoan hỷ và chứng minh của Chư Phật mười phương, chư Lịch Đại Tổ Sư và hiện tiền Chư Tôn Đức Trưởng Lão Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa Đại Đức Tăng Ni cùng Quý Phật tử, con là Tỳ Kheo ...., đã được bổn sư của chúng con là....., suy cử con kế thế trụ trì của ngôi chùa này.
Được đón nhận trọng trách này, con cảm thấy mình rất vinh hạnh, nhưng trong lòng không khỏi lo lắng, bởi thiển nghĩ rằng bản thân con tài hèn phước mỏng, mà trách nhiệm và cương vị của vị trụ trì thì quá lớn lao.
Tuy nhiên, với truyền thống “Truyền đăng tục diệm”, “Kế vãng khai lai”, “Trụ Pháp Vương Gia, Trì Như Lai Tạng” và với tâm nguyện “Hoằng pháp là nhiệm vụ, lợi sanh là lẽ sống”, nên từ hôm nay chúng con cùng với hàng Phật tử tại gia ở địa phương này là những người gìn giữ gia tài Pháp bảo của Như Lai, nguyện sẽ hành trì giáo Pháp của Như Lai và nỗ lực làm cho gia bảo Già Lam luôn được cửu trụ mãi trên thế gian này.
Như Chư Tổ Đức đã dạy: “Phật pháp xương minh do Tăng già hoằng hóa, Thiền môn hưng thịnh nhờ đàn việt phát tâm”, chúng tôi cũng xin tán thán công đức và đồng thời tha thiết kêu gọi quý Phật tử gần xa, có duyên sinh hoạt với chùa trong nhiều năm qua, xin quý vị tiếp tục phát tâm hộ trì Tam Bảo để ngôi Tam Bảo này luôn là một nơi để trở về, nương tựa tu tập trên lộ trình hướng đến giác ngộ và giải thoát.
Chúng con kính chúc quý Chư Tôn Tăng Ni pháp thể khinh an, tuệ đăng thường chiếu và mọi Phật sự đều được viên thành.

Kính chúc quý Phật tử vô lượng an khang và sở cầu như ý nguyện.

Nam Mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát tác đại chứng minh.

7/8/16

Viết về ba


Viết về Ba, tôi có nhiều dòng cảm xúc để nói lên sự hy sinh cao cả của người. Ba luôn luôn quan tâm chăm sóc cho gia đình mà quên đi bản thân mình. Ba lấy niềm vui của những người thân làm niềm vui của  mình.
Nhà nghèo không đủ chi phí sinh hoạt. Hằng ngày, ba tìm mọi cách  kiếm tiền  lo cho gia đình. Ba lặn lội lên tận núi cao để đốt than, gánh củi ...với những công việc ba làm  dù có cực khổ, mệt nhọc nhưng ba vẫn vui, miễn là có tiền  chi phí sinh hoạt hằng ngày cho gia đình. Nhớ có lần ba leo núi, về tới nhà ba mệt, nằm thiêm thiếp đi. Lúc đó má lo lắng vô cùng, sợ có chuyện không may xảy đến ba. Nhưng cũng may nhờ Phật  gia hộ nên ba cũng tai qua nạn khỏi.
 Vài tháng sau, Ba lại chuyển làm công việc mới. Ba tiếp tục đi làm. Ba liên lạc những người làm nghề biển và họ đã gọi ba đi cùng. Thế là ba được nhận công việc mới  và đi làm.
Gia đình nghèo nhưng ba luôn quyết tâm cho anh chị em chúng con ăn học đến nơi đến chốn. Ba không muốn con của ba nghỉ học, dù khó khăn gian nan nhưng ba vẫn ráng hy sinh để chúng con có được tương lai tốt đẹp.
 Trong những lúc khó khăn như vậy má sợ nhà mình không đủ chi phí cho các con ăn học, nên chị 2 và chị 3 đã nghỉ học . Lúc đó ba đang làm ở ngoài biển khơi nhưng ba vẫn lo lắng cho các con ở nhà. Công việc của ba làm mọi tháng chỉ vỏn vẹn 2 triệu đến 3 triệu . Có lúc ba đi làm về không có tiền, làm biển có lúc được lúc không, vậy mà ba vẫn luôn nói với má hãy cố gắng để cho các con ăn học cho có tương lai. Ba nghĩ rất xâu xa, luôn nghĩ tương lai cho các con. Ngày mà chị 2 và chị 3 nghỉ học chắc ba buồn lắm, do hoàn cảnh nhà nghèo nên biết làm sao!
Ba đi làm xa, mỗi năm về nhà chỉ có 2 -3 lần, mỗi lần ba về cả nhà cảm thấy ấm áp và hạnh phúc lắm. Nhớ lúc đó ba về có mua kẹo cho các con, chị em chúng con chia kẹo mỗi người 5 cái kẹo và còn dư đem cho những đứa nhỏ hàng xóm. Ở xóm mình ai cũng như ai, nhà nào nhà nấy cũng nghèo, mỗi khi có người đi xa về cho kẹo là tụi con nít mừng như được của quý. Thôn xóm nghèo nhưng sống tình cảm lắm, hễ ai đi đâu xa khi về đều có quà cho tụi con nít.
Nhớ lại ngày thời tiết báo bão mà ba vẫn đi theo tàu ra biển. Đêm đó người ta điện thoại về nhà báo tin "ba gặp tai nạn do gió mạnh làm tàu nghiêng" . Lúc đó, cả nhà im lặng như chết cứng người, má là người biểu hiện thương ba nhất, má đã khóc và khóc rất nhiều, lúc đó chúng con cũng chỉ biết khóc theo chứ đâu biết giúp được gì. Suốt đêm cả nhà không ngủ, bồn chồn chờ tin  ba. Sáng hôm sau, người chủ tàu điện báo tin lại ba đã an toàn. Ôi! cả nhà vui mừng biết dường nào, có lẽ nhờ phật gia hộ mà ba đã vượt qua cơn hoạn nạn này.
Năm tháng trôi qua, ba đã làm nghề biển cũng hơn 15 năm. Dẫu biết rằng, làm nghề này là công việc không lương thiện cho lắm bởi sẽ sát sanh đi rất nhiều tôm, cá, mực...nhưng vì hoàn cảnh cuộc sống nên ba phải làm. Nhờ ba đi làm mà mới nuôi đủ cả gia đình.
Vào năm 2007, ba đã đổi nghề biển, ba quyết định vào sài gòn để làm. Công việc của ba là quản lý sân bóng nhân tạo, với tháng lương ít ỏi, mỗi tháng ba gửi về nhà 4 triệu để chi tiêu sinh hoat và nuôi chúng con ăn học.
Và cuối cùng tâm nguyện của ba cũng gần hoàn thành. Hiện tại, chị 2 và chị 3, Tuấn cũng lập gia đình và Tuấn  đang cùng làm chỗ ba, Khương cũng mới xong tốt nghiệp đại học, Cương đang học đại học quy nhơn.
Chúng con muốn ba trở về quê hương để cùng chung hưởng tuổi già với má nhưng ba không chịu, ba muốn làm để  kiếm tiền nuôi Cương đang học đại học. Ba nói " khi nào Cương học ra trường rồi ba mới về quê".
Ba thật là, không nghĩ gì về bản thân mình, dù ở tuổi 60, ba vẫn cố gắng làm việc để nuôi chúng con cho đến ngày thành đạt. Ba thật là vĩ đại, mãi mãi là ba của chúng  con.
Thầm mong, tam bảo gia hộ cho ba được sức khỏe dồi dào,vạn sự như ý nguyện.