Chùa Thập Tháp Là Một Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Thời Nguyễn, Thuộc Thôn Vạn Thuận, Xã Nhơn Thành, Huyện An Nhơn, Do Thiền Sư Nguyên Thiều Sáng Lập Vào Năm 1665. Chùa Ở Vị Trí Sát Mặt Thành Phía Bắc Kinh Đô Đồ Bàn Cũ Và Thành Hoàng Đế Sau Này, Trên Một Ngọn Đồi Cây Cối Rậm Rạp, Chu Vi Gần 1km2, Trước Mặt Là Ngọn Thiên Bút Sơn Hay Còn Gọi Là Núi Mò O. Về Mặt Phong Thủy Mà Xét Đoán, Khi Chọn Hướng Để Xây Dựng, Thiền Sư Nguyên Thiều Có Lẽ Đã Lấy Núi Này Làm Bức Bình Phong Che Chắn Cho Mặt Chính Của Chùa. Sau Lưng Được Bọc Bởi Chi Lưu Của Sông Côn Chạy Dọc Theo Sườn Đồi. Phía Bắc Là Con Sông Quai Vạc, Xưa Gọi Là Bàn Khê, Uốn Lượn Chạy Về Phía Đông, Đối Diện Với Chùa Được Thiết Kế Hồ Sen Rộng Chừng 500m2, Bờ Xây Bằng Đá Ong. Đến 1680, Chùa Chính Thức Mới Được Xây Dựng Bề Thế, Với Tên Gọi Lúc Bấy Giờ Là Di-Đà-Tự. Chất Liệu Xây Chùa Tương Truyền Dùng Gạch Của 10 Ngọn Tháp Đổ Của Người Chăm Nằm ở Phía Sau Đồi Long Bích. Hiện Nay Quanh Chùa Còn Thấy Dấu Vết Các Nền Tháp, Và Rải Rác Còn Có Một Số Mảnh Đá Trang Trí. Phía Sau Chùa Hiện Còn Có 4 Giếng Vuông Xây Bằng Đá Ong. Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Di Đà Theo Hình Chữ Khẩu, Được Chia Thành 4 Khu Vực: Chánh Điện, Phương Trượng, Tây Đường Và Đông Đường. Các Khu Này Nối Liền Với Nhau Bằng Một Khoảng Sân Bên Trong, Còn Gọi Là Sân Thiên Tỉnh (Giếng Trời) Có Tác Dụng Điều Chỉnh Ánh Sáng Cho 4 Khu Kiến Trúc Trên. Trong 4 Khu Kiến Trúc, Chánh Điện Là Khu Được Kiến Trúc Bề Thế Nhất, Gồm 5 Gian Bằng Gỗ, Bên Trong Là Bộ Khung Có 4 Hàng Cột Cái, 4 Hàng Cột Quân, 8 Cột Con Và 16 Cột Hiên. Bộ Sườn Kết Cấu Theo Kiểu Kẻ Chuyền, ở Đầu Đỡ Thượng Lương Là Trụ Lỏng (Chày Cối) Thô, Trang Trí Họa Tiết Hoa Sen, Xếp Sách… Những Đoạn Trích Cấu Tạo Kiểu Giá Chiêng, Hai Đầu Chạm Hoa Cuộn; ở Những Điểm Như Đầu Kèo, Vật Kê Đều Được Chạm Hình Rồng Cách Điệu, Nét Trơn Uốn Lượn Trang Nhã Trong Lòng Chánh Điện Được Bài Trí Các Khám Thờ; Khám Chính Chiều Cao 5m, Bên Trên Được Chạm Lưỡng Long Tranh Châu, Hai Bên Trang Trí Kiểu Long Phụng Cách Điệu Mây Là, Giữa Đề Chữ Phúc, Phía Dưới Khám Là Đề Tài Bút Sách, Tất Cả Đều Được Sơn Son Thếp Vàng. Hai Khám Thờ Trái Và Phải Của Khám Chính, Cũng Được Bố Cục Như Vậy, Mô Típ Chạm Khắc Cầu Kỳ Hơn Được Chạm Lộng Hai Lớp, Hình Rồng Cuộn Xoáy Phức Tạp, Mang Dáng Dấp Của Mỹ Thuật Thời Lê. Ngoài Ra Còn Có 3 Khám Thờ Khác Nhưng Bố Cục 3 Khám Này Khá Đơn Giản Không Có Gì Đặc Biệt. Mặt Trước Hành Lang Là Bộ Cửa Bàn Pha, Được Ghép Liền Với Nhau Tất Cả 14 Cánh, Trên Tạo Song Tiện, Dưới Lấp Kín Chữ Phúc Và Hoa Văn Kỹ Hà. Bên Trên Ngưỡng Là Dải Ô Sen Chạy Theo Rui Cửa Chạm Bài Lệ Của Tổ Sư Đạo Nguyên Có Tất Cả 24 Chữ, Các Đầu Kèo Đưa Ra Đoạn Này Trang Trí Nhẹ Nhàng Bằng Những Hoa Văn Hình Rồng, Nét Thanh Thoát Uyển Chuyển. Bên Ngoài Hai Đầu Hồi Xây Gạch, Hệ Thống Cửa Cấu Tạo Đơn Giản. Chánh Điện Lợp Ngói Âm Dương, Mái Thẳng, Các Góc Không Cong, Bờ Nóc Chạy Thẳng, Nay Được Tạo Hình Lưỡng Long Tranh Châu. Kế Tiếp Sau Chánh Điện Là Khu Phương Trượng, Được Kiến Trúc Theo Kiểu Nam Trung Quốc, Được Cải Tạo Và Nâng Cấp Vào Năm 1973, Mái Ngói Âm Dương, Bên Trong Kết Cấu Bộ Sườn Gỗ Và Dạng Khám Thờ Được Lắp Ráp, Chạm Trổ Khá Đẹp. Khu Vực Tây Đường Và Đông Đường Cũng Được Kiến Trúc Giống Như Phương Trượng. Ngoài 4 Khu Vực Trên Phía Tây Còn Có Một Nhà Chánh Thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Công, Thập Điện…. Hình Thái Kiến Trúc Chùa Thập Tháp Hiện Nay Là Kết Quả Của Nhiều Lần Trùng Tu, Gần Đây Nhất Là Vào Năm 1997, Chùa Được Nâng Cao Lên So Với Mặt Bằng Cũ 0,60m Nhưng Khuôn Viên Kiến Trúc Vẫn Giữ Được Nguyên Như Cũ. Tuy Được Kết Hợp Hòa Quyện Giữa Cái Cũ Và Cái Mới, Nhìn Chung Hệ Thống Liên Kết Của Chùa Thập Tháp Vẫn Tuân Thủ Theo Nguyên Tắc Truyền Thống Của Kiến Trúc Việt Nam - Hoàn Toàn Dùng Mộng, Không Dùng Đinh Hoặc Lạt Buộc. Ngoài Giá Trị Về Kiến Trúc, ở Đây Còn Có Nhiều Tác Phẩm Điêu Khắc, Hiện Vật Có Giá Trị Về Nhiều Mặt Còn Được Lưu Giữ Cho Đến Ngày Hôm Nay. Mặc Dù Kiến Trúc Mới Được Làm Lại Gần Đây, Nhưng Những Gì Còn Lại ở Nơi Đây, Đã Đưa Thập Tháp Lên Hàng Đầu Trong Các Ngôi Chùa Có Kiến Trúc, Điêu Khắc Đẹp Nhất ở vùng Bình Định.

24/7/14

Phận Làm Con

Thiết nghĩ, Thân tứ đại này có được là do hai đấng sanh thành tạo nên. Cha mẹ, người đã sinh ra chúng ta. Ơn sinh thành dưỡng dục ấy cao vời vợi, phận làm con cái phải làm như thế nào mới báo đáp cho vừa công sức của cha và mẹ? Nhân mùa Vu Lan về, người viết xin chia sẻ đề tài Phận Làm Con nhằm giúp người Phật tử hiểu đúng  về bổn phận đối với Cha mẹ.
Theo đạo Phật, bổn phận làm con cái không những phụng dưỡng Cha mẹ bằng những của  cải vật chất  ở thế gian mà còn giúp cho Cha mẹ có được lòng tin chân chánh,  đem lại hạnh phúc trong đời sống hiện tại cũng như  trong tương lai. Bởi vậy phận làm con cần phải nhớ rằng:
Công ơn Cha mẹ là rất to lớn. Ơn hiếu dưỡng của hai đấng sanh thành không những được trình bày qua  lời thắm thiết nghĩa tình trong các câu ca dao tục ngữ dân gian mà còn ảnh hưởng sâu sắc trong giáo lý nhà Phật.
Đức Phật đã khẳng định công ơn Cha mẹ rất cụ thể trong kinh Tăng Chi I “Có hai hạng người, này các Tỳ Kheo, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai. Là Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng cha, một bên vai cõng mẹ, làm vậy cho đến trăm tuổi, nếu đấm bóp, thoa nước tắm rửa, thoa gội, và dầu tại đấy có vãi tiểu tiện, đại tiện như thế, này các Tỳ Kheo cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao ? Vì rằng, này các Tỳ Kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng con khôn lớn, giới thiệu con vào đời”. Và trong kinh Tâm Địa Quán cũng dạy rằng “Ơn Cha lành tựa như núi Thái, đức Mẹ hiền sâu tựa biển Đông”. Vì thế, con cái phải biết những thành quả mà có được hôm nay đều nhờ sự tận tâm chăm sóc, chỉ dạy của Cha mẹ. Cho nên, con cái muốn báo đáp muôn đời cũng không thể đền đáp hết những công ơn sâu dày đó.
Cha mẹ đã làm những gì cho con cái?
Người xưa có câu: “Thiên kinh vạn quyển, hiếu nghĩa vi tiên”. Dù chúng ta tu Đạo nào có học hay không học, hiếu vẫn là gốc, là trên hết, là tất cả. Là con người thì phải lo tròn đạo hiếu, phải nhớ ân nghĩa và đền trả những ân nghĩa ấy. Bởi vì, Chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc trưởng thành nên danh phận trong xã hội, nếu không có Cha mẹ nuôi dưỡng, lo lắng, chuẩn bị cho cuộc đời của chúng ta, thì làm sao có được ngày hôm nay, làm sao có thể thành tựu được những gì quý báu trong đời. Trong kinh Báo Ân Cha Mẹ, Phật đã chỉ dạy cho ngài A Nan, nói về những việc mà Cha mẹ đã làm cho con cái như : Ơn giữ gìn mang thai,, ơn sinh sản khổ cực, ơn sinh rồi quên lo, ơn nuốt đắng nhổ ngọt, ơn nhường khô nằm ướt, ơn bú mớm nuôi nấng, ơn tắm rửa chăm sóc, ơn xa cách thương nhớ, ơn vì con làm ác, ơn thương mến trọn đời .Thật vậy, những gì Cha mẹ đã làm cho con cái thì quá nhiều không thể dùng ngôn từ diễn đạt cho trọn vẹn  ý nghĩa.
Bổn phận người làm con phải làm gì để báo hiếu Cha mẹ? Nói đến Cha mẹ là  phải nói đến sự hy sinh cho các con cả cuộc đời và cả tinh thần lẫn thể xác. Chính vì tình thương và lòng hy sinh cao cả như  thế, phận làm con cần phải hiểu rõ tình thương và sự hy sinh cao cả của Cha mẹ; hiểu để đền ơn đáp nghĩa với đấng sinh thành dưỡng dục ta nên người. Trong  Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt, Đức Thế Tôn đã dạy cho thanh niên Siṅgāla về năm trách nhiệm của con cái đối với đấng sanh thành như : Phụng dưỡng cha mẹ (Bhavana.) Làm việc thay thế cho cha mẹ (Kicca kavana). Gīn giữ gia phong tốt đẹp (Kūlavam sathapana.). Bảo vệ tài sản thừa tự (Dāyai jāpati pajjana).Tạo phước hồi hướng khi cha mẹ đã quá vãng (Dakkinānuppadana). Đó là năm nghĩa vụ thiêng liêng cao cả mà con cái nên thực hành để báo hiếu cho cha mẹ.
 Bổn phận của người con phải sống giữ giới chân chánh theo tinh thần Phật dạy và hướng dẫn cha mẹ thực hành theo. Để làm được việc đó, người con có thể đóng vai trò gương mẫu và tiên phong trước cha mẹ mình.
Thầm mong, nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu về những người con  phải biết bổn phận của mình mà mang lại niềm vui cho hai đấng sinh thành.

16/7/14

CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG PHẬT .


Căn cứ vào kinh Phật Thuyết Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng (Đại chính tân tu đại tạng kinh, tập 16, tr. 790a), thì tượng Phật đã có ngay từ thời Phật còn tại thế. Nguyên khởi là do vua Ưu Đà Diên, trị vì nước Câu Diệm Di là người đầu tiên dùng gỗ thơm chiên đàn tạo ra hình tượng đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Kinh văn nguyên tác rất dài, ở đây, chúng tôi chỉ xin được tóm lược nội dung qua một vài ý chính như sau: “Sau gần 49 năm thuyết pháp độ sanh, trong mùa an cư cuối cùng, Đức Phật liền nghĩ đến thánh mẫu Ma Da, nên Ngài tạm xa rời nhơn gian để lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho thánh mẫu và chư Thiên nghe. Trong thời gian nầy, vua Ưu Đà Diên, ngày đêm hằng trăn trở thao thức nhớ nghĩ đến Phật. Vì ông là một Phật tử rất thuần thành và luôn sùng kính Tam Bảo. Do tấm lòng nhớ nhung tha thiết đó, là động cơ chính yếu thúc đẩy ông phải gấp rút tạo hình tượng Phật. Đó là một việc làm nhằm mục đích thể hiện lòng khao khát kính ngưỡng của ông đối với Đức Phật. Đồng thời, ông cũng muốn lưu lại  hình bóng của Đức Thế Tôn trong những lúc Ngài không có mặt ở nhân gian.
Sau khi nghĩ thế, nhà vua liền ra lệnh triệu tập các điêu khắc gia nổi tiếng trong nước để điêu khắc tạo hình tượng Phật để chiêm bái. Nhưng, lệnh truyền ra, mà không có ai dám đảm nhận trọng trách nầy. Vì họ nghĩ rằng, thân Phật tướng hảo quang minh, oai nghiêm cao quý, hình dung của Ngài siêu trần tuyệt thế, làm sao có thể tạc tượng chuyển tải được những đức tướng giống hệt Ngài được. Thật là một việc làm vô cùng khó khăn, nếu không khéo sẽ trở thành đắc trọng tội với Đức Phật. Do nghĩ thế, mà không một người thợ điêu khắc nào dám nhận lãnh.
Lúc bấy giờ, có một vị Trời tên là Tỳ Thủ Yết Ma, biết được việc đó, liền biến hóa ra một người thợ mộc. Vị thợ mộc nầy, liền đến trước mặt nhà vua tâu rằng: “Muôn tâu Đại vương, tôi là một thợ mộc khéo tay nghề, xin hết lòng vì nhà vua mà tạo tượng Phật. Việc làm của tôi, quyết không để cho nhà vua thất vọng. Vậy, cúi xin Đại vương chớ tìm người khác hãy để cho tôi đảm nhận trọng trách nầy”.
Nghe qua, nhà vua chấp thuận và ra lệnh phải thi hành ngay. Với bàn tay tuyệt xảo của vị trời nầy, chỉ trong vòng thời gian một ngày, thì tượng Phật đã được hoàn tất. Hình tượng Phật điêu khắc tuyệt đẹp, nhà vua rất ưng ý hài lòng. Nhà vua chiêm ngưỡng trầm trồ khen ngợi, phát hỷ tâm thanh tịnh, liền chứng Nhu thuận nhẫn. (Nhu thuận nhẫn nghĩa là tâm nhu, trí thuận; theo Vô Lượng Thọ Kinh, thì nhu thuận là một trong 3 pháp nhẫn : Âm hưởng nhẫn, nhu thuận nhẫn, và Vô sinh pháp nhẫn). Ngay sau khi chứng được Nhu thuận nhẫn, nhà vua vô cùng hoan hỷ mừng rỡ, bao nhiêu phiền muộn đều tiêu tan hết.
Về công đức tạo tượng, cũng theo kinh văn nói trên, Đức Phật dạy rằng: “bất cứ ai dùng những vật liệu như: tơ sợi thêu thùa tượng Phật hoặc dùng đồng, chì, kẽm, vàng, bạc hay các loại gỗ thơm chiên đàn v.v… tô đắp tạc tượng, khiến mọi người chiêm ngưỡng lễ bái, thì đều được phước báo vô lượng vô biên. Người đó sẽ được hình tướng đoan trang và sẽ tiêu trừ  được những tội cực trọng”.
Qua đó, cho chúng ta thấy rằng, người tạo nên tượng Phật hoặc người góp tịnh tài hỷ cúng vào công việc tạo tượng nầy, thì cả hai đều được phước đức rất lớn lao. Vì người Phật tử góp phần vào việc duy trì Tam Bảo để làm lợi lạc cho nhơn sinh. Nhờ đó, mà Phật pháp mãi được lưu truyền rộng rãi và cũng nhờ đó mà mọi người mới nghĩ nhớ đến ân đức cao sâu rộng rãi bao la của Đức Phật. Có tưởng niệm như thế, người Phật tử mới thiết tha nỗ lực hành trì và quyết lòng noi theo tấm gương hạnh nguyện từ bi vị tha cao cả của Đức Phật mà gắng công tu hành để chóng được giác ngộ giải thoát.

Tóm lại, nhờ vua Ưu Đà Diên mà hôm nay, chúng ta mới có được những tượng Phật để tôn thờ. Dù điêu khắc hay tô đắp tạc tạo với bất cứ hình thức vật liệu nào, tất cả cũng nhằm một mục đích chung là mang lại một sắc thái thẩm mỹ để phát khởi tín tâm của những người hâm mộ sùng bái ở nơi Đức Phật. Thế nên, các nhà điêu khắc tạo tượng cũng phải có một năng lực chuyên môn và một cảm quan sâu sắc, mới có thể thực hiện hoàn mỹ công việc nầy. Đó là một phước đức rất lớn lao mà không phải ai cũng có thể tạo nên được.

Hoa Sen Trắng (nguồn: quangminh.org.au)

12/7/14

Phỏng Vấn Đức ĐatLaiLaMa thứ 14.

Hỏi: Ngài tự nhìn ngài ra sao?
Đáp: Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi. Thế nên, một cách tự nhiên, tôi tự cảm thấy mình nhiều phần là người của tôn giáo hơn. Ngay cả trong đời thường của tôi, tôi có thể nói rằng tôi để 80% thời gian của mình cho các sinh họat tâm linh và 20% cho Tây Tạng. Đời sống tâm linh hay tôn giáo là điều mà tôi biết và có quan tâm lớn. Tôi có tự tin trong đó, và do vậy tôi muốn tu học nhiều hơn. Còn về chính trị, tôi không có được sự giáo dục hiện đại nào, ngọai trừ chút ít kinh nghiệm. Đó là một trách nhiệm lớn đối với người không được trang bị kỹ càng. Đây không phải công việc thiện nguyện, nhưng là điều mà tôi cảm thấy tôi phải theo đuổi vì dân tộc Tây Tạng đã đặt hy vọng và niềm tin vào tôi 
Hỏi: Ngài sẽ là vị Đạt Lai Lạt Ma cuối cùng?
Đáp: Vấn đề định chế Đạt Lai Lạt Ma còn duy trì hay không là tùy thuộc hòan tòan vào ước muốn của dân Tây Tạng. Họ sẽ quyết định. Tôi đã nói rõ như thế từ năm 1969. Ngay cả hồi năm 1963, sau bốn năm sống lưu vong, chúng tôi đã soạn bản dự thảo Hiến Pháp cho một nước Tây Tạng tương lai dựa vào chế độ dân chủ. Bản Hiến Pháp nói rõ rằng quyền lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể bị gỡ bỏ bởi tỉ lệ phiếu hai phần ba các thành viên Quốc Hội. Vào giây phút hiện nay thì định chế Đạt Lai Lạt Ma hữu dụng cho văn hóa và dân tộc Tây Tạng. Do vậy, nếu tôi chết ngay vào hôm nay, tôi nghĩ dân Tây Tạng sẽ chọn một vị Đạt Lai Lạt Ma khác. Trong tương lai, nếu định chế Đạt Lai Lạt Ma không còn liên hệ hay hữu dụng, và tình thế hiện nay thay đổi, thì định chế Đạt Lai Lạt Ma sẽ không còn nữa. Bản thân tôi, tôi cảm thấy định chế Đạt Lai Lạt Ma đã phục vụ được mục đích. Gần đây hơn, kể từ năm 2001, chúng tôi hiện có một Thủ Tướng chính phủ được bầu lên một cách dân chủ, vị này [chúng tôi gọi] là Kalon Tripa. Vị Kalon Tripa điều hành các việc hằng ngày chính phủ chúng tôi và chỉ huy cơ chế chính trị của chúng tôi. Nửa đùa nửa thật, tôi ưa nói rằng tôi bây giờ đã nửa phần về hưu rồi.
Hỏi: Ngài có nghĩ rằng ngài có thể trở về lại Tây Tạng?
Đáp: Có chứ, tôi vẫn lạc quan rằng tôi sẽ có thể về lại Tây Tạng. Trung Quốc đang trong tiến trình biến đổi. Nếu quý vị so sánh Trung Quốc hôm nay với hồi mười hay hai mươi năm trứơc, đã có thay đổi rất lớn lao. Trung Quốc không còn bị cô lập nữa. Bây giờ là một phần của cộng đồng thế giới rồi. Sự tương thuộc tòan cầu, đặc biệt là về mặt kinh tế và môi trừơng làm cho các nứơc không thể cô lập mãi được. Thêm nữa, tôi không đòi hỏi ly khai ra khỏi Trung Quốc. Tôi gắn bó với phương pháp trung dung rằng Tây Tạng vẫn nằm trong Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trong khi được hưởng mức độ cao về tự trị. Tôi tin chắc rằng như thế sẽ có lợi chung cho cả người Tây Tạng lẫn người Trung Hoa. Chúng tôi người Tây Tạng sẽ có thể phát triển Tây Tạng với trợ giúp của Trung Quốc, trong khi cùng lúc gìn giữ nền văn hóa độc đáo của chúng tôi, kể cả kho tàng tâm linh, và môi trừơng mong manh của chúng tôi. Bằng cách giải quyết thân thiện như thế về vấn đề Tây Tạng, Trung Quốc sẽ có thể đóng góp cho chính sự ổn định và thống nhất của Trung Quốc.
Hỏi: Trung Quốc mới đây nói rằng vị Đạt Lai Lạt Ma kế tiếp sẽ sinh tại Tây Tạng và được họ lựa chọn. Ngài có gì để nói về điều này?
Đáp: Nếu tình hình hiện nay về Tây Tạng không đổi, tôi sẽ tái sinh ngoài Tây Tạng, ngoài quyền kiểm soát của chính phủ Trung Quốc. Điều này hợp lý. Mục tiêu chính của một sự tái sinh là để tiếp tục công việc còn dở dang của kiếp trứơc. Do vậy, nếu tình hình Tây Tạng vẫn chưa giải quyết, điều hợp lý là tôi sẽ tái sinh lưu vong để tiếp tục công việc đang làm. Dĩ nhiên, Trung Quốc sẽ vẫn chọn ra vị Đạt Lai Lạt Ma riêng của họ, và người Tây Tạng chúng tôi sẽ chọn vị riêng của chúng tôi theo truyền thống. Thế là, sẽ tương tự như tình hình hiện nay của Đức Ban Thiền Lạt Ma. Có một vị Ban Thiền Lạt Ma do Trung Quốc bổ nhiệm và có vị Ban Thiền Lạt Ma do tôi chọn. Một vị được phô trương cho mục đích của người chủ, và vị kia là Ban Thiền Lạt Ma được chấp thuận trong tim tất cả mọi người Tây Tạng
Hỏi: Các việc ngài quyết tâm làm là gì?
Đáp: Nói chung, tôi luôn luôn nói rằng tôi có ba cam kết trong đời. Thứ nhất, về mặt một con người, cam kết  đầu tiên của tôi là quảng bá các giá trị nhân bản như từ bi, tha thứ, khoan dung, sự hoan hỷ và sống tự chế. Tất cả con người đều như nhau. Chúng ta đều muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ. Ngay cả những người không tin vào tôn giáo cũng công nhận sự quan trọng của các giá trị nhân bản trong việc làm cho đời sống của họ hạnh phúc hơn. Tôi vẫn giữ tâm nguyện nói về tầm quan trọng của các giá trị nhân bản này và chia sẻ chúng với bất kỳ ai tôi gặp. Thứ nhì, về mặt một người tu tập giáo pháp, quyết tâm thứ nhì của tôi là quảng bá sự hòa hợp tôn giáo và cảm thông giữa các truyền thống tôn giáo khác nhau. Bất kể các dị biệt triết lý, tất cả các tôn giáo lớn thế giới đều có tiềm lực để làm cho con người tốt đẹp hơn. Do vậy, điều quan trọng cho tất cả các truyền thống tôn giáo là tôn trọng lẫn nhau và công nhận giá trị của các truyền thống đáng tôn kính của nhau. Thứ ba, tôi là một người Tây Tạng và mang danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma. Người Tây Tạng đặt niềm tin vào tôi. Do vậy, cam kết thứ ba của tôi làvấn đề Tây Tạng. Tôi có trách nhiệm làm người phát ngôn tự do cho dân Tây Tạng trong cuộc chiến đòi công lý của họ. Cam kết thứ ba này sẽ kết thúc khi nào có một giải pháp hai bên cùng có lợi đạt được giữa người Tây Tạng và Trung Quốc. Tuy nhiên, hai cam kết đầu của tôi thì tôi vẫn sẽ giữ gìn cho tới hơi thở cuối cùng.
Hỏi: Xin cho biết cảm xúc đầu tiên của ngài khi được công nhận là Đạt Lai Lạt Ma. Ngài đã nghĩ gì khi chuyện đó xảy tới cho ngài?
 Đáp: Tôi rất hạnh phúc. Tôi thích nhiều lắm chớ. Ngay cả trứơc khi tôi được công nhận, tôi thường nói với mẹ tôi rằng tôi sắp đi tới Lhasa. Tôi vẫn thường kiềng chân cỡi ngưỡng cửa sổ tại nhà chúng tôi, giả vờ như tôi đang cỡi ngựa tới Lhasa. Tôi lúc đó là một cậu bé, nhưng tôi nhớ như thế rõ ràng. Tôi có một mong muốn mạnh mẽ đi tới đó. Một chuyện khác mà tôi không nhắc tới trong cuốn tự truyện của tôi là sau khi tôi ra đời, một cặp chim quạ bay tới hót trên mái nhà chúng tôi. Chúng bay tới mỗi buổi sáng, ở lại một khoảng và rồi bay đi. Đây là một điểm quan tâm đặc biệt vì các sự kiện tương tự đã xảy ra vào lúc sinh ra đời của các vị Đạt Lai Lạt Ma đời thứ nhất, thứ bảy, thứ tám và thứ mười hai. Sau khi họ ra đời, một cặp chim quạ bay tới và ở lại. Trong trừơng hợp tôi, lúc đầu, không ai chú ý cả. Tuy nhiên, gần đây, có lẽ cách nay ba năm, tôi nói chuyện với mẹ tôi, và bà nhớ lại chuyện đó. Bà đã nhận thấy chúng tới vào buổi sáng; một chút rồi bay đi, và rồi sáng hôm sau nữa, lại tới. Còn chuyện này nữa, vào đêm sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ nhất ra đời, bọn cướp đột nhập vào nhà gia đình ngài. Ba mẹ ngài bỏ chạy và để cậu bé sót lại. Hôm sau, khi họ về lại nhà, và ngạc nhiên về điều xảy ra cho con họ, họ thấy cậu bé sơ sinh ở góc nhà. Một con chim quạ đứng trứơc cậu bé, bảo vệ cậu. Sau đó, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma trưởng thành và tiến bộ trong tu tập tâm linh, ngài đã tiếp cận trực tiếp trong thiền định với vị thần hộ pháp, Mahakala. Lúc đó, vị Mahakala nói với ngài, “Một người như ngài đang hộ trì chánh pháp Phật Pháp cần một vị bảo vệ như tôi. Ngay từ ngày mà ngài ra đời, tôi đã giúp ngài.” Do vậy chúng ta có thể thấy, tất nhiên có liên hệ giữa Mahakala, các con chim quạ,  và các Đạt Lai Lạt Ma.
Một chuyện khác xảy ra, mà mẹ tôi nhớ rất rõ ràng, là khi tôi mới tới Lhasa, tôi nói rằng răng của tôi nằm trong một cái hộp tại một ngôi nhà nào đó ở Norbulinka. Khi họ mở hộp ra, họ thấy một bộ răng giả nguyên là của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Tôi chỉ vào hộp, và nói rằng răng của tôi ở trong đó, nhưng bây giờ thì tôi không nhớ chuyện đó chút nào. Các ký ức mới trong thân này thì mạnh mẽ hơn. Quá khứ đã trở thành nhỏ hơn, mơ hồ hơn. Trừ phi tôi có một nỗ lực đặc biệt để nhớ lại một ký ức, còn thì tôi không nhớ gì.
Hỏi: Ngài có nhớ lúc ngài sinh ra đời, hay là lúc còn nằm trong bào thai?
Đáp: Vào lúc này, tôi không nhớ. Thêm nữa, tôi cũng không thể nhớ lại rằng vào lúc tôi còn là một cậu bé thì tôi có thể nhớ gì như thế không (lúc ra đời, lúc trong thai). Tuy nhiên, có lẽ có một dấu hiệu nhỏ bên ngoài. Trẻ em thường ra đời với đôi mắt nhắm lại. Tôi lại sinh ra đời với đôi mắt mở ra. Đó có thể là một vài chỉ dấu nhỏ về trạng thái tâm tịnh quang trong bào thai.
Hỏi: Trong khoảng các tuổi mười sáu và mười tám, sau khi ngài nắm quyền thế tục, ngài có thay đổi không?
Đáp: Vâng, tôi thay đổi… một chút xíu. Tôi trải qua nhiều hạnh phúc và đau đớn. Trong đó và từ việc trưởng thành, học thêm kinh nghiệm, từ các vấn đề sinh khởi và sự đau khổ, tôi đã thay đổi. Kết quả tối hậu là người đàn ông mà bạn thấy bây giờ đây (cười).
Hỏi: Chuyện ra sao khi ngài mới vào tuổi dậy thì? Nhiều người có một lúc khó khăn để tự xem mình như một người lớn. Điều đó có xảy ra với ngài?
Đáp: Không. Đời tôi nhiều phần trong một lệ thường. Hai lần mỗi ngày, tôi học. Mỗi lần, tôi học trong một giờ, và rồi tôi chơi phần thời gian còn lại (cười). Lúc đó vào tuổi 13, tôi bắt đầu học triết học, định nghĩa (definitions: có thể hiểu là ‘pháp nghĩa’), tranh luận. Chương trình học tăng thêm, và tôi cũng học thư pháp. Mọi chuyện đều trong một lệ thường, và tôi quen như thế. Đôi khi, có những ngày nghỉ. Những ngày đó rất thoải mái, hạnh phúc. Losang Samten, người anh kế tôi, thường ở trường, nhưng trong những lúc đó thì anh tới thăm. Mẹ tôi cũng thỉnh thoảng tới và mang bánh mì đặc biệt từ tỉnh nhà chúng tôi là Amdo. Rất dày và ngon. Chính mẹ làm bánh mì đó.


Hỏi: Có vị tiền nhiệm nào của ngài mà ngài có quan tâm đặc biệt, hay ngài có tương liên đặc biệt nào với vị tiền nhiệm nào?

Đáp: Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 13. Vị này đã cải tiến nhiều về tiêu chuẩn học vấn trong các tu viện đại học. Vị này đã khích lệ lớn đối với các học giả thật sự. Ngài đã đưa tiêu chuẩn để những người không đủ phẩm chất bị ngăn cản không vào nổi các chức sắc tôn giáo, không cho thành một viện chủ và vân vân. Ngài rất nghiêm ngặt về mặt này. Ngài cũng đã cho thọ giới hàng chục ngàn vị sư. Đó là hai thành tựu tôn giáo lớn lao của ngài. Ngài đã không cho nhiều lễ quán đảnh, hay cho nhiều bài diễn thuyết. Thế này, đứng về mặt qúôc gia, ngài đã có tư tưởng lớn về nghệ thuật quản lý đất nứơc, đặc biệt về các quận huyện xa xôi hẻo lánh, về cách nên quản lý các nơi đó ra sao, và vân vân. Ngài quan tâm rất nhiều về cách quản lý chính phủ hiệu quả hơn. Ngài có quan tâm lớn về biên giới chúng ra và các thứ tương tự.
Hỏi: Trong đời ngài, những gì là các bài học cá nhân lớn nhất hay các thách thức nội tâm lớn nhất? Những chứng ngộ và kinh nghiệm nào đã ảnh hưởng nhiều nhất vào sự trưởng thành của ngài trong cương vị một cá nhân?
Đáp: Về kinh nghiệm tôn giáo, vài hiểu biết về Tánh Không (emptiness: không có tự ngã độc lập), vài cảm xúc, vài kinh nghiệm, và hầu hết là bồ đề tâm, lòng vị tha. Kinh nghiệm đó giúp nhiều lắm. Trong vài cách, bạn có thể nói rằng nó đã biến tôi thành một người mới, một người đàn ông mới. Tôi vẫn đang thăng tiến. Đang cố gắng. Nó cho bạn sức mạnh nội tâm, lòng can đảm, và dễ dàng chấp nhận hòan cảnh hơn. Đó là một trong những kinh nghiệm lớn. 
Hỏi: Khi ngài trở thành một người tị nạn, những gì đã giúp ngài đạt sức mạnh này? Đó có phải là vì mất đi một đất nước và vị trí của ngài, sự kiện rằng mọi người đang đau khổ quanh ngài? Ngài có được kêu gọi lãnh đạo dân tộc ngài trong một cách khác hơn cách ngài đã quen thuộc với?
Đáp: Là một người tị nạn là một hòan cảnh thực sự nguy hiểm, tuyệt vọng. Vào lúc đó, mọi người đối phó với thực tại. Đó không phải lúc để giả vờ rằng mọi chuyện đều tuyệt vời. Đó là chuyện đáng ngại. Bạn cảm thấy nối kết với thực tại. Vào thời bình, mọi chuyện trôi chảy êm xuôi. Ngay cả nếu có vấn đề, người ta giả vờ rằng các thứ đều tốt đẹp. Trong giai đoạn nguy hiểm, khi có biến đổi bi thảm, lúc đó không thể giả vờ rằng mọi chuyện đều tuyệt vời. Bạn phải chấp nhận rằng tệ hại là tệ hại. Khi tôi rời Norbulinka, có đầy nguy hiểm. Chúng tôi lúc đó đi ngang qua rất gần doanh trại quân Trung Quốc. Nó nằm ngay bên bờ kia của dòng sông, đồn kiểm soát của người Trung Quốc ở đó. Bạn thấy, chúng tôi đã có các thông tin khoảng hai hay ba tuần trứơc khi tôi rời đi, rằng người Trung Quốc đã sẵn sàng đầy đủ để tấn công chúng tôi. Chỉ còn là chuyện ngày và giờ thôi.
Hỏi: Còn về chuyện ngài là hóa thân của vị Bồ Tát Từ Bi Vô Lượng, Avalokiteshvara (Quan Thế Âm Bồ Tát). Bản thân ngài cảm thấy gì về điều này? Đó là điều mà ngài có một cái nhìn minh bạch ở cách này hay cách khác?
Đáp: Thật khó cho tôi để nói một cách khẳng định. Trừ phi tôi tiến hành trong một nỗ lực thiền định, thí dụ như nhìn ngược lại đời của mình, từng hơi thở một, còn thì tôi không có thể nói một cách chính xác. Chúng tôi tin rằng có bốn loại tái sinh. Một là loại bình thường, khi một chúng sinh không có thể tự quyết định được nơi người này tái sinh, mà chỉ là tái sinh tùy thuộc vào bản chất các việc làm quá khứ. Trường hợp đối nghịch, là của một vị Phật đã hòan toàn giác ngộ, vị này đơn giản hóa hiện làm một thân vật lý để giúp người khác. Trong trừơng hợp này, rõ ràng người này là Đức Phật. Trường hợp thứ ba là người, nhờ vào thành qủa tâm linh quá khứ, có thể chọn lựa, hay ít nhất có thể ảnh hưởng, tới nơi và hòan cảnh tái sinh. Trường hợp thứ tư là khi một người được ân sủng vượt quá khả năng bình thường của người này để thực hiện các chức năng hữu dụng, thí dụ như rao giảng tôn giáo. Đối với trường hợp tái sinh cuối này, lời nguyện của người đó trong  nhiều kiếp trứơc để ước muốn giúp người khác phải rất là mạnh mẽ. Họ đạt được sự gia trì [tăng ích] như thế. Cho dù vài người trông tôi có vẻ nhiều phần hơn những người khác, tôi không có thể nói xác quyết tôi thuộc trường hợp nào
Hỏi: Từ điểm nhìn vai trò thực tế mà ngài cư xử như  Quan Thế  Âm Bồ Tát, ngài cảm thấy ra sao về chuyện này? Chỉ có vài người được tôn kính, trong cách này hay cách khác, là bậc linh thánh. Vai trò này là một gánh nặng hay một niềm vui?
Đáp: Nó rất là hữu dụng. Nhờ vai trò này, tôi có thể làm lợi ích lớn cho người ta. Tôi thích, vì lý do đó. Tôi thấy thoải mái với vai đó. Thấy rõ rằng nó rất hữu ích cho dân chúng, và rằng tôi có quan hệ nghiệp lực để giữ vai trò này. Thêm nữa, cũng thấy rõ rằng có một quan hệ nghiệp lực với dân tộc Tây Tạng một cách đặc biệt. Bây giờ bạn thấy, bạn có thể xem rằng dứơi hoàn cảnh như thế, tôi rất là may mắn. Tuy nhiên, phía sau chữ may mắn, có những lý do và nguyên nhân thực tại. Có sức mạnh nghiệp lực của khả năng tôi để giữ vai trò này, cũng như sức mạnh lời nguyện của tôi làm như thế. Về điều này, có một lời nguyện trong tác phẩm Bồ Tát Hạnh của ngài Shantideva (Tịch Thiên) viết là, “Khi vẫn còn hư không, khi vẫn còn chúng sinh trong cõi luân hồi, tôi nguyện ở lại cõi này để cứu khổ cho chúng sinh.” Tôi có lời nguyện đó trong kiếp này, và tôi biết tôi đã có lời nguyện đó trong nhiều kiếp trứơc.
Hỏi: Với mục tiêu lớn lao như thế làm động cơ cho ngài, làm sao ngài đối phó với các hữu hạn cá nhân của ngài, những hạn chế của ngài như là một người?
Đáp: Một lần nữa, như đã viết trong sách của ngài Shantideva, “Nếu Đức Phật vô  lượng ân phước không có thể làm vui cho tất cả mọi chúng sinh, làm sao tôi có thể làm nổi?” Thế đấy, ngay cả một bậc đại giác ngộ, với năng lực và hiểu biết vô tận và với lời nguyện cứu tất cả chúng sinh ra biển khổ, cũng không thể xóa bỏ nghiệp lực cá nhân của từng chúng sinh.
Hỏi: Có phải đây là điều giữ cho ngài không bị tràn ngập khi ngài nhìn nỗi khổ của 6 triệu dân Tây Tạng, những người mà trên một mức độ, ngài có trách nhiệm với họ?
Đáp: Động cơ của tôi là hướng về tất cả chúng sinh. Dù vậy, tất nhiên ở một mức độ thứ nhì, tôi hướng về việc giúp dân Tây Tạng. Nếu một chuyện có thể cứu vãn được, nếu một tình huống mà bạn có thể làm gì đó, thì không cần lo âu gì. Nếu chuyện đó không thể cứu vãn gì, thì có lo âu cũng vô ích. Thế nên, không có lợi gì khi phải lo âu về bất cứ chuyện gì. 
Hỏi: Nhiều người nói thế, nhưng ít người thực sự sống như thế. Ngài có luôn luôn cảm thấy như thế, hay ngài đã phải học điều đó?
Đáp: Nó khởi lên từ tu tập nội tâm. Từ một cái nhìn rộng hơn, luôn luôn là có đau khổ. Trên một mức độ, bạn buộc phải gặp quả từ các nhân là hành vi bất lợi mà chính bạn trứơc đó đã làm với thân, khẩu hay ý. Rồi thì, tự tánh thật của bạn có phải thuộc về đau khổ đó? Không chỉ một, mà là nhiều yếu tố đã cho tôi có thái độ như thế. Từ điểm nhìn của một cá thể tự gây nghiệp để khổ, như tôi đã nói, nếu chuyện có thể cứu vãn được, thì không cần lo âu gì. Nếu không, thì có lo cũng vô ích. Từ điểm nhìn nhân quả, đau khổ khai sinh từ hành vi bất lợi quá khứ kết tập bởi chính mình, chứ không phải ai khác. Các nghiệp quả này không vô ích đâu. Cuối cùng, từ điểm nhìn về bản chất của chính đau khổ, các uẩn của tâm và thân có bản chất thật của chúng, là đau khổ. Chúng làm nền tảng cho đau khổ. Khi bạn còn mang thân ngũ uẩn này, thì bạn dễ dàng thọ khổ. Từ một điểm nhìn thâm sâu, trong khi chúng tôi chưa có độc lập, và còn phải sống trên lãnh thổ dân tộc khác, chúng tôi có một loại đau khổ nhất định, nhưng khi chúng tôi về lại Tây Tạng và giành được độc lập, thì sẽ có các loại khổ khác. Do vậy, mọi chuyện nó cứ thế. Bạn có thể nghĩ rằng tôi bi quan, nhưng tôi không bi quan đâu. Xuyên qua giáo pháp và lời khuyên Phật Giáo, đó là cách chúng tôi đối phó với các hoàn cảnh. Khi năm mươi ngàn người trong trong dòng họ Shakya bị giết trong một ngày, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng là người cùng dòng họ này, đã không đau khổ chút nào. Ngài đã dựa vào một thân cây, và ngài nói, “Ta có một chút buồn hôm nay, bởi vì năm mươi ngàn người trong dòng họ ta bị giết.” Nhưng ngài, chính ngài, không bị chao động. Như thế đấy, bạn thấy (cười). Đó là nhân quả của chính nghiệp của họ.  Ngài không thể làm gì được về chuyện đó. Những cách suy nghĩ này làm tôi mạnh mẽ hơn, tích cực hơn. Hoàn toàn không phải là trường hợp mất đi sức mạnh trong tâm hay ý chí của mình khi đối mặt với bản chất phổ quát của đau khổ.